Phần 4. Kết quả nghiên cứu
4.2. Phân tích ảnh hưởng việc sử dụng công trình khí sinh học ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
4.2.3. Ảnh hưởng về xã hội
Thành viên của các hộ có hầm KSH đã tiết kiệm được thời gian làm việc hàng ngày. Có 31 hộ (89%) cho biết việc xây hầm KSH giúp họ tiết kiệm thời gian. Trong số các hộ trả lời rằng có tiết kiệm thời gian thì hầu hết là tiết kiệm từ hoạt động thu dọn phân chuồng 23 hộ phản ảnh (chiếm 66% tổng số hộ điều tra).
Điều này cho thấy hầu hết các hộ có công trình KSH đã cho phân đưa trực tiếp qua bể nạp vào bể phân giải khi dọn rửa chuồng trại do đó nhanh hơn nhiều so với việc phải thu gom thành đống và vận chuyển phân chuồng ra nơi ủ khi chưa có công trình KSH. Các hoạt động tiết kiệm thời gian đứng thứ hai và ba là trong việc sử dụng năng lượng đó là hoạt động đun nấu 14 hộ chăn nuôi (40%) và kiếm củi hoặc phụ phẩm nông nghiệp (chiếm 34% tổng số hộ điều tra). Hai hoạt động tiếp theo có tiết kiệm được thời gian so với trước khi có công trình khí sinh học là làm sạch dụng cụ nhà bếp (6 hộ, chiếm 17%) và mua nhiên liệu (4 hộ, chiếm 11% tổng số hộ). Phản hồi về việc tiết kiệm thời gian trong các hoạt động khác nhau của hộ chăn nuôi được được trình bày ở hình 4.4.
Trung bình, một hộ có công trình KSH tiết kiệm được 82,42 phút (1,39 h/ngày). Có ba loại hoạt động tiết kiệm được thời gian nhiều nhất là đun nấu (28,04 phút/ngày), thu dọn phân (34,87 phút/ngày) và kiếm củi, phụ phẩm nông nghiệp (15,12 phút/ngày).
Nguồn: Kết quả điều tra (2015) Hình 4.4. Tỷ lệ % các hộ tiết kiệm thời gian trong các hoạt động khác nhau
Hộp 2: Ý kiến của người dân về vệ sinh chuồng trại
Bác Trương Đức Tăng ở thôn Phù Xã, xã Văn Môn cho biết kể từ ngày có công trình khí sinh học việc thu dọn phân chuồng thuận tiện và nhanh hơn rất nhiều so với trước kia giúp cho bác có nhiều thời gian tham gia các hoạt động trong thôn như là thành viên của Hội Cựu chiến binh, tham gia phong trào khuyến học của địa phương, ngoài ra khi có thời gian bác còn hỗ trợ gia đình trong hoạt động kinh doanh nhỏ.
Hình 4.5. Công trình khí sinh học ở bên ngoài chuồng trại
Bảng 4.8. Thời gian tiết kiệm đƣợc của các hoạt động khác nhau
Hoạt động Số hộ với thời gian tiết kiệm đƣợc
Thời gian tiết kiệm đƣợc đƣợc tính toán cho toàn bộ
hộ đƣợc khảo sát (phút/ngày/hộ)
Làm sạch dụng cụ nhà bếp 6 1,12
Đun nấu 14 28,04
Thu dọn phân 23 34,87
Kiếm củi hoặc thu gom phụ phẩm nông nghiệp
12 15,12
Mua nhiên liệu 4 3,27
Tổng 82,42
Nguồn: Kết quả điều tra (2015) Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và vật nuôi
Lợi ích về sức khỏe đối với trẻ em và phụ nữ từ việc sử dụng công trình KSH được quan sát thấy rõ vì đây là hai đối tượng thường xuyên sử dụng và vận hành công trình khí sinh học và cũng là nhóm có lợi ích nhiều từ việc sử dụng công trình. Cải tiến được ghi nhận ở mức tưng ứng là 23% và 14%. Cải tiến trong sức khỏe của nam giới được ghi nhận bởi 17% số hộ gia đình được điều tra. Sự cải thiện về sức khỏe vật nuôi cũng được công nhận bởi 20% số hộ gia đình được điều tra.
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của công trình KSH đến sức khỏe của con người và vật nuôi
Hạng mục
Số lƣợng phản hồi % số hộ phỏng vấn Tốt hơn Không
thay đổi Xấu hơn Tốt hơn
Không thay
đổi
Xấu hơn
Sức khỏe phụ nữ 8 0 0 23 0 0
Sức khỏe trẻ em 5 0 0 14 0 0
Sức khỏe nam giới 6 0 0 17 0 0
Sức khỏe vật nuôi 7 0 0 20 0 0
Nguồn: Kết quả điều tra (2015)
Các tác động liên quan đến bệnh mắt và đường hô hấp cũng được điều tra.
Có tương ứng 20%, 17%, 14% giảm bệnh về mắt, bệnh về hô hấp và bệnh về tiêu hóa. Tóm lại, 14% hộ khảo sát cho biết số lần đi khám bệnh của gia đình giảm đi.
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của công trình KSH đến các loại bệnh
Hạng mục
Số lƣợng phản hồi % số hộ phỏng vấn
Có Không
đổi Không Tốt
hơn Không
đổi Không
Ít gặp phải vấn đề về mắt 7 28 0 20 80 0
Ít gặp phải vấn đề về hô hấp 6 29 0 17 83 0
Ít gặp phải vấn đề về tiêu hóa 5 30 0 14 86 0