Phân tích các yếu tố quyết định đến sử dụng công trình khí sinh học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng việc sử dụng công trình khí sinh học của các hộ chăn nuôi ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 71 - 80)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu

4.3. Phân tích các yếu tố quyết định đến sử dụng công trình khí sinh học

4.3.1. Nguyên nhân xây dựng công trình khí sinh học

Khi điều tra 35 hộ có công trình KSH về lý do đầu tư xây dựng công trình.

Phần lớn các ý kiến phản hồi rằng công trình KSH giúp môi trường sạch hơn (chiếm 88%, là lí do quan trọng nhất) và tiết kiệm chi phí đun nấu hơn (lí do thứ 2, chiếm 79%). Nhận được trợ cấp, sự thuận tiện cho sử dụng và đun nấu sạch sẽ/an toàn hơn cho sức khỏe cũng là lý do chính để xây dựng công trình. Một số hộ dân phản hồi lí do xây dựng do thấy hàng xóm đã xây và sử dụng tốt. Bảng dưới đây tóm tắt các lí do xây dựng công trình khí sinh học.

Hình 4.7. Lý do xây dựng công trình KSH của các hộ có công trình KSH Điều tra về động lực xây dựng công trình KSH của 35 hộ không có công trình. Trong số các hộ được khảo sát, có 34 hộ (97%) đã biết đến công trình KSH, trong đó có 32 hộ (91%) cho biết họ muốn xây dựng công trình trong tương lai. Trong số 32 hộ này, 16 hộ (50%) sẵn sàng xây dựng công trình KSH mà không cần có hỗ trợ. Một điều đáng lưu ý là trong số các hộ chưa có công trình KSH được khảo sát này, 34 hộ (97%) có thể nêu tên đầu mối liên hệ nếu họ muốn xây dựng công trình KSH. Các đầu mối đó là thợ xây, kỹ thuật viên huyện và các đối tượng khác như cán bộ trong Hội phụ nữ, Ủy ban Nhân dân, Trạm Khuyến nông, Trưởng thôn… Trong số 32 hộ được khảo sát có mong muốn xây dựng công trình cũng cho biết động lực chính của họ là muốn việc đun nấu được

thuận tiện và sạch sẽ hơn, tiết kiệm chi phí mua nhiên liệu đun nấu và cải tiến việc quản lý phân.

Bảng dưới đây tóm tắt các phản hồi lý do và ưu thế khi xây dựng công trình KSH của các hộ không có công trình (tỷ lệ % tính trên tổng số 32 qua khảo sát có mong muốn xây dựng công trình KHS trong tương lai).

Hình 4.8. Lý do xây dựng công trình KSH của các hộ chƣa sử dụng KSH Qua hình trên có thể thấy số hộ nhận thức rõ được các lợi ích của việc có công trình KSH là rất nhiều và chiếm đa số. Cụ thể, có 28 hộ (88%) cho rằng lý do họ sẽ xây dựng công trình KSH là do hoạt động đun nấu sẽ được thuận tiện hơn; 25 hộ (78%) cho rằng việc đun nấu bằng KSH sẽ được sạch sẽ hơn và 18 trường hợp cho rằng có công trình KSH sẽ tiết kiệm được chi phí đun nấu.

Về phân tích trở ngại đối với các hộ chưa có công trình KSH, lý do chính để chưa xây dựng công trình KSH là do họ thiếu kinh phí (12 trường hợp lý do thứ nhất), quy mô chăn nuôi nhỏ (6 trường hợp lý do thứ nhất) và các lý do khác như thiếu đất để xây dựng (5 trường hợp lý do thứ nhất) và hộ dân cảm thấy sẽ không được hưởng lợi từ việc xây dựng công trình. Hầu hết các lý do này được hộ chưa có công trình khí sinh học nêu ra đầu tiên (lý do thứ nhất), các lý do thứ hai không muốn xây dựng công trình khí sinh học là do quy mô chăn nuôi nhỏ và thấy không được hưởng lợi từ việc xây dựng công trình khí sinh học. Ở lý do thứ 3 (mức ít quan trọng hơn) được trải đều ở các trở ngại, trong đó có lý do thiếu đất

để xây dựng và việc xây dựng khó có được công trình tốt. Bảng dưới đây tóm tắt phản hồi của các hộ dân về các trở ngại khiến họ chưa xây dựng công trình KSH.

Bảng 4.13. Trở ngại dẫn đến không xây dựng công trình khí sinh học Trở ngại dẫn đến không xây dựng

công trình KSH

Hộ không muốn xây dựng công trình KSH Lý do thứ 1 Lý do thứ 2 Lý do thứ 3

Thiếu tiền 12 5 1

Thiếu đất để xây dựng 5 0 6

Khó xây được công trình tốt 0 1 3

Quy mô chăn nuôi nhỏ 6 7 6

Thiếu nhân lực vận hành hầm 0 4 4

Không được hưởng lợi từ KSH 3 7 6

Khác 11 3 2

Nguồn: Kết quả điều tra (2015) 4.3.2. Điều kiện tự nhiên

Trong thực tế, do điều kiện đất đai khan hiếm nên chuồng trại thường được các hộ xây dựng ngay trong khu đất ở gia đình do đó hạn chế về nguồn lực đất đai đã làm cho quá trình áp dụng công nghệ, kỹ thuật xây dựng công trình KSH bị hạn chế. Cho dù hiện nay, số hộ chăn nuôi sử dụng đất đi thuê có xu hướng tăng lên ở các vùng nông thôn, nhưng tâm lý đầu tư xây dựng công trình KSH trên các mảnh đất thuê để sử dụng trong chăn nuôi hay trồng trọt đó vẫn còn e dè. Có nhiều hộ chăn nuôi đã phải tận dùng diện tích đất tự nhiên tối đa để làm chuồng trại, do đó khi xây dựng các công trình KSH ngay tại dưới nền chuồng vật nuôi đã dẫn đến tăng chi phí đầu tư xây dựng ban đầu.

Từ kết quả điều tra có sự khác biệt rất lớn về sở hữu đất đai, từ 70 m2 đến 11.000 m2. Bình quân, một hộ có công trình KSH sử dụng 1.773 m2 làm đất thổ cư và 8.986 m2 là đất thổ canh. Có 34% đất ở phải thuê và tỷ lệ thuê đất trồng trọt là 39%. Với hộ không có công trình KSH, các tỷ lệ này lần lượt là 0% và 61%. Bảng dưới đây tóm tắt các giá trị trung bình về sở hữu đất đai.

Bảng 4.14. Sở hữu đất đai của các hộ khảo sát

Hộ có công trình KSH Hộ không có công trình KSH

Đất ở 1.773 1.648

Sở hữu, m2/hộ 1.173 1.648

Thuê, m2/hộ 600 0

Đất trồng trọt 8.986 12.098

Sở hữu, m2/hộ 5.496 4.781

Thuê, m2/hộ 3.490 7.317

Tổng diện tích 10.759 13.746

Sở hữu, m2/hộ 6.669 6.429

Thuê, m2/hộ 4.090 7.317

Nguồn: Kết quả điều tra (2015) Hiện nay phần lớn các hộ đều xây dựng công trình khí sinh học trong khuôn viên gia đình, số hộ xây dựng theo quy mô đất trang trại là rất thấp, thậm trí có một số hộ xây dựng công trình ngay trong chuồng vật nuôi nhưng vị trí đặt công trình khoa học vẫn đảm bảo được đúng các thông số kỹ thuật.

Để cho công trình KSH hoạt động thuận tiện sau này, tuổi thọ lâu dài, dễ dàng thi công, việc lựa chọn địa điểm được căn cứ vào các yêu cầu sau đây:

- Đảm bảo đủ diện tích mặt bằng để xây dựng công trình KSH đúng kích thước dự kiến. Tiết kiệm diện tích mặt bằng, tránh ảnh hưởng đến các công trình khác;

- Cách xa nơi đất trũng để tránh bị nước ngập, xa hồ, ao để tránh nước ngầm, thuận tiện khi thi công và giữ cho công trình bền vững lâu dài;

- Tránh những nơi đất có cường độ kém để không phải xử lý nền móng phức tạp và tốn kém;

- Tránh xa không cho rễ tre và cây to ăn xuyên vào công trình làm hỏng công trình về sau;

- Gần nơi cung cấp nguyên liệu nạp để đỡ tốn công sức vận chuyển nguyên liệu. Nếu kết hợp công trình KSH với nhà xí thì cần nối thẳng nhà xí với bể phân giải để phân chảy thẳng vào bể phân giải đảm bảo yêu cầu vệ sinh;

- Gần nơi sử dụng khí để tiết kiệm đường ống, tránh tổn thất áp suất trên đường ống và hạn chế nguy cơ tổn thất khí do đường ống bị rò rỉ;

- Gần nơi tích trữ và chế biến phụ phẩm để cho nước xả có thể chảy thẳng vào bể chứa;

- Đặt ở nơi có nhiều nắng, kín gió để giữ nhiệt độ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh khí;

- Cách xa giếng nước từ 10 m trở lên để phòng ngừa nước giếng bị nhiễm bẩn.

4.3.3. Điều kiện vốn

Để phát triển khí sinh học thì trước hết phải phát triển chăn nuôi. Ngoài quy mô chăn nuôi ra thì kinh tế chính là yếu tố quyết định đầu tư xây dựng công trình KSH. Quy điều tra thực tế, phần lớn các hộ gia đình tuy có quy mô chăn nuôi đủ để xây dựng công trình KSH, xong họ vẫn chưa quyết định xây vì chưa có đủ kinh phí.

Chi phí đầu tư xây dựng hầm KSH

Theo phản hồi của hộ dân, tổng chi phí đầu tư trung bình cho mỗi công trình là 10,94 triệu đồng. Chi phí trung bình cho mỗi m3 thể tích công trình là 0,96 triệu đồng. Chi phí đầu tư này chỉ bao gồm chi phí xây dựng của công trình KSH gồm có 3 bể: điều nạp, phân giải và điều áp, và lắp đặt thiết bị phụ trợ, chưa tính chi phí xây dựng nhà vệ sinh hoặc nhà bếp. Như vậy, chi phí đầu tư ban đầu để xây dựng công trình KSH là tương đối lớn đối với kinh tế của hộ dân. Vì vậy, các hộ chăn nuôi tuy đã có quy mô chăn nuôi đủ để xây dựng, có đủ mặt bằng để xây dựng song muốn xây dựng công trình KSH thì phải có đủ vốn để xây.

Cơ cấu đầu tư xây dựng công trình KSH

Các hộ có thể đầu tư vào xây dựng công trình KSH cùng thời điểm với xây nhà vệ sinh hoặc chuồng trại chăn nuôi. Dựa trên phản hồi về chi phí đầu tư xây dựng công trình, có thể kết luận rằng 80% khoản đầu tư đến từ vốn tự có của hộ chăn nuôi, 9% từ trợ cấp, hỗ trợ và 7% từ các khoản vay ngân hàng. 35 hộ khảo sát (100%) nhận được trợ cấp. Mức trợ cấp trung bình nhận được từ Dự án

Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam là 1,2 triệu đồng/công trình/hộ. Thời gian nhận được trợ cấp kể từ ngày làm hồ sơ là 4 tháng (120 ngày).

Vốn tự có 80%

Tài trợ từ dự án 9%

Vay Ngân hàng 4%

Vay họ hàng/bạn bè 7%

Hình 4.9. Cơ cấu chi phí xây dựng công trình KSH Đánh giá về đầu tư của hộ sử dụng công trình KSH

35 hộ phản hồi (100%) tin rằng việc xây dựng công trình KSH là đáng đầu tư. 97% số hộ phản hồi về cách tính toán chi phí rõ ràng và chính xác, 71% cho biết họ sẽ xây dựng công trình KSH mà không cần trợ cấp và 68% sẽ xây dựng công trình KSH mà không cần vay vốn ngân hàng.

4.3.4. Quy mô chăn nuôi

Nguyên liệu có nguồn gốc động vật bao gồm chất thải (phân và nước tiểu) của gia súc, gia cầm và chất thải của người... Số lượng chất thải trên một đầu động vật phụ thuộc vào khối lượng cơ thể và chế độ dinh dưỡng của vật nuôi đó.

Chất thải vật nuôi là nguyên liệu đầu vào cho các công trình khí sinh học và nó cũng là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến sản lượng khí sinh học được sản sinh ra từ công trình. Các loại vật nuôi khác nhau thì lượng chất thải có thể thu gom được cũng khác nhau. Bảng 4.15 cho ta ước tính sản lượng chất thải.

Bảng 4.15. Lƣợng chất thải hàng ngày của vật nuôi

Vật nuôi

Khối lƣợng cơ thể

(kg)

Lƣợng chất thải theo % khối lƣợng cơ thể Lƣợng phân tươi (kg/ngày)

Phân Nước tiểu

Bò 135 - 800 5 4 – 5 15 - 20

Trâu 300 - 500 5 4 – 5 18 - 25

Lợn 30 - 75 2 3 1,2 - 4,0

Gà 1,5 - 2 4,5 0,07 - 0,09

Nguồn: Tài liệu tập huấn SNV (2010) Các loại chất thải này đã được xử lý trong bộ máy tiêu hoá của động vật nên dễ phân giải và nhanh chóng tạo KSH. Tuy vậy, thời gian phân giải của phân không dài (khoảng 2-3 tháng) và tổng sản lượng khí thu được cũng không lớn.

Chất thải gia súc như trâu, bò, lợn phân giải nhanh hơn chất thải gia cầm và chất thải người, nhưng sản lượng khí của chất thải gia cầm và chất thải người lại cao hơn. Theo tính toán của các nhà chuyên môn, cỡ công trình KSH bé nhất là 4,3m3 và để đảm bảo có đủ nguyên liệu nạp hàng ngày thì hộ gia đình cần phải nuôi từ 6 con lợn thịt trở lên hoặc 2 con bò hoặc 2 con trâu.

Tình hình chăn nuôi

Danh sách các vật nuôi của các hộ khảo sát có thu phân cho vào công trình KSH được trình bày dưới đây. Ba loại vật nuôi phổ biến nhất là lợn, bò thịt và gia cầm. Tỷ lệ lần lượt là 100%, 68% và 46% tại các hộ có công trình KSH được điều tra. Số lượng vật nuôi phản ánh quy mô chăn nuôi của cả hai loại hộ điều tra. Qua việc tính cân nặng vật nuôi trung bình ta có thể ước tính được số lượng chất thải vật nuôi có thể thu gom được hàng ngày. Dù các hộ chưa có công trình KSH hiện nay không chăn nuôi gia súc (trâu, bò) nhưng các loại vật nuôi khác (lợn và gia cầm) với số lượng hiện tại thì lượng chất thải thu được đủ đáp ứng cho các công trình khí sinh học quy mô hộ gia đình với thể tích trung bình từ 12- 15 m3. Bảng dưới đây trình bày kết quả điều tra về vật nuôi hiện tại các hộ được khảo sát.

Bảng 4.16. Tình hình chăn nuôi tại các hộ điều tra

Loại vật nuôi

Hộ có công trình Hộ không có công trình Số hộ

chăn nuôi (Hộ)

Số vật nuôi trung bình

(Con)

Cân nặng trung bình

(kg)

Số hộ chăn nuôi

(Hộ)

Số vật nuôi trung bình

(Con)

Cân nặng trung bình

(kg)

Lợn thịt 35 9,7 52,1 35 8,2 47,1

Lợn con 15 10,2 13,4 10 9,5 13,2

Lợn nái 10 4,3 80,2 8 3,5 82,3

Trâu 6 1 341,6 0

Bò thịt 22 1,91 234,5 0

Gia cầm 15 52,9 14 13,2

Nguồn: Kết quả điều tra (2015) 4.3.5. Yếu tố kỹ thuật

Mặc dù các hộ chăn nuôi trong địa bàn huyện phần lớn đã được đi tập huấn trước xây dựng và phát tờ rơi công nghệ khí sinh học với phát triển nông nghiệp và nông thôn nhưng những người đi tập huấn về vẫn chưa hiểu rõ về các thông số kỹ thuật của công trình bởi vì họ là người dân lao động, trình độ học vấn còn thấp, đa phần tốt nghiệp tiểu học và trung học sơ sở nên khả năng tiếp thu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong hoạt động sản xuất chăn nuôi còn rất hạn chế.

Hiểu biết về các loại công trình KSH và mức độ ưa chuộng đối với các loại này

Các hộ chưa có công trình KSH được hỏi về mức độ hiểu biết và lựa chọn của họ đối với 6 loại công trình KSH. Loại công trình xây bằng gạch nắp cố định vòm cầu (mô hình của SNV hay kiểu KT1 và KT2 của Dự án KSH) được ưa chuộng hơn hẳn và được biết đến nhiều hơn do tính phổ biến của nó cũng như kinh nghiệm lắp đặt và vận hành của các hộ kế cận. 33/35 hộ không có công trình KSH đã biết đến các mô hình này, trong đó 43,3% thấy loại công trình của SNV phù hợp cho chính gia đình mình.

43%

73%

41%

14% 17%

44%

1%

8%

1% 6%

0% 0% 1% 1%

Mong muốn lựa chọn Có hiểu biết

Bể gạch vòm cố định (mô hình của SNV) CHƯA BIẾT

Bể composit Bể túi nilon

Bể gạch vòm cố định (mô hình của đơn vị khác) Bể gạch hình chữ nhật Bể gạch hình trụ

Hình 4.10. Sự hiểu biết và mức độ ưa chuộng đối với các loại công trình KSH Trong ứng dụng công nghệ KSH vào trong hoạt động sản xuất và chăn nuôi thì yếu tố nhận thức của các hộ về hiệu quả của công trình có ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định có xây dựng công trình hay không. Điều này cho thấy nâng cao trình độ dân trí, mức độ hiểu biết, nhận thức của người dân về hiệu quả của công trình KSH là việc làm cần thiết. Để đảm bảo công trình được đưa vào sử dụng, vận hành tốt và bảo dưỡng hiệu quả, người sử dụng công trình phải được hướng dẫn và tập huấn. Cùng với việc phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, phương tiện thông tin đại chúng như hiện nay, người chăn nuôi đã nhanh chóng tiếp thu được các thành tựu khoa học mới, điều kiện sống của người dân đã được nâng lên một cách rõ rệt, càng ngày người chăn nuôi càng quan tâm đến vệ sinh môi trường cho chuồng trại và vật nuôi hơn, họ đang dần coi chi phí xử lý môi trường, chất thải chăn nuôi cũng là chi phí tạo ra giá thành chăn nuôi trong chuỗi giá trị và đây chính là yếu tố thuận lợi để phát triển công nghệ KSH.

4.3.6. Chính sách hỗ trợ

Khi ra quyết định đầu tư xây dựng công trình khí sinh học thì quy mô vốn và chính sách hỗ trợ của nhà nước, dự án có thể nói là một trong những yếu tố hàng đầu được các hộ chăn nuôi quan tâm. Với chính sách hỗ trợ của Dự án Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi hiện nay ở mức 1,2 triệu đồng/công trình/hộ đã khuyến khích bà con mạnh dạn đầu tư hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ chăn nuôi không thuộc diện của dự án nên không nhận được tiền hỗ trợ đã gây tâm lý e ngại, mất niềm tin vào chính sách của dự án, địa phương.

Để giải quyết việc này và thực hiện theo Quyết định 50/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/9/2014 về việc hỗ trợ phát triển chăn nuôi bền vững, vào cuối năm 2015 UBND và HĐND tỉnh Bắc Ninh đã có chính sách hỗ trợ xử lý chất thải chăn nuôi cho các hộ chăn nuôi quy mô thường xuyên từ 5 con lợn lái, hoặc từ 10 con lợn thịt, hoặc từ 500 con gia cầm trở lên (trừ các hộ chăn nuôi quy mô trang trại hoặc chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp) được hỗ trợ một lần 50% giá trị xây dựng công trình KSH xử lý chất thải chăn nuôi với mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng/công trình/hộ. Đây thực sự là một chính sách tốt nhằm khuyến khích hộ chăn nuôi đầu tư xây dựng công trình KSH và đã thực sự chú ý đến quyền lợi của người chăn nuôi.

Để các chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi xây dựng công trình khí sinh học có thể sử dụng nguồn vốn của trung ương và địa phương đã và đang đưa vào cuộc sống và được sự hưởng ứng của người tham gia đòi hỏi các chính sách hỗ trợ này cần phải được phổ biến cho người chăn nuôi, các thủ tục hỗ trợ phải đơn giản, rõ ràng và minh bạch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng việc sử dụng công trình khí sinh học của các hộ chăn nuôi ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 71 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)