Sinh trưởng tuyệt đối của bê lai F1 (BBB x lai Sind) giai đoạn 6-12 tháng tuổi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mức năng lượng trao đổi (me) và protein trong khẩu phần ăn của bò lai (bbb x lai sind) nuôi thịt tại hà nội (Trang 43 - 48)

4.1. Khả năng sinh trưởng của bò lai F1 (BBB x lai Sind) giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi

4.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối của bê lai F1 (BBB x lai Sind) giai đoạn 6-12 tháng tuổi

Sinh trưởng tuyệt đối của bê trong thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của bê trong thí nghiệm (g/con/ngày)

Tháng TN GT n NT1 NT2 NT3

1

Cái 3 741,90 ± 18,60 752,70 ± 28,40 817,20 ± 43,00

Đực 3 752,70 ± 59,90 935,50 ± 55,90 935,50 ± 49,30

Chung 6 747,30 ± 28,10 844,10 ± 49,60 876,30 ± 39,40

2

Cái 3 763,40 ± 21,50 828,00 ± 21,50 828,00 ± 38,80

Đực 3 871,00 ± 18,60 935,50 ± 18,60 946,20 ± 21,50

Chung 6 817,20 ± 27,20 881,70 ± 27,20 887,10 ± 33,10

3

Cái 3 822,20 ± 29,40 855,60 ± 11,10 844,40 ± 48,40

Đực 3 877,80 ± 67,60 966,70 ± 19,20 966,70 ± 19,20

Chung 6 850,00 ± 35,20 911,10 ± 26,80 905,60 ± 35,90

4

Cái 3 795,70 ± 21,50 806,50 ± 32,30 817,20 ± 28,40

Đực 3 806,50 ± 18,60 914,00 ± 10,80 914,00 ± 21,50

Chung 6 801,10 ± 12,90 860,20 ± 28,40 865,60 ± 26,90

5

Cái 3 933,00 ± 10,70 877,80 ± 11,10 900,00 ± 33,30

Đực 3 944,40 ± 67,60 1066,70 ± 57,70 1022,20 ± 22,20

Chung 6 938,90 ± 56,70 972,20 ± 49,80 961,10 ± 32,70

6

Cái 3 892,50 ± 28,40 914,00 ± 10,80 914,00 ± 10,80

Đực 3 946,20±28,40 989,20±28,40 1010,80±10,80

Chung 6 919,40±21,60 951,60±21,60 962,40±22,70

Toàn kỳ

Cái 3 824,90±15,90 839,10±14,00 853,50±19,20

Đực 3 866,40±20,80 967,92±3,36 965,89±8,01

Chung 6 845,60±14,90 903,50±29,50 909,70±26,80

Kết quả thu được cho thấy sinh trưởng của bê trong thí nghiệm khá cao, ngay trong tháng thí nghiệm đầu tiên, chỉ tiêu này ở các nghiệm thức đạt 747,3 - 876,3 g/con/ngày.

Qua kết quả thí nghiệm thu được cho thấy, ở tháng thí nghiệm đầu tiên, việc tăng mật độ năng lượng và protein trong khẩu phần đã làm tăng chỉ tiêu này ở bê, cụ thể với mức ME 10,5 MJ/kg VCK và 15% protein trong VCK khẩu phần, bê NT3 có mức sinh trưởng tuyệt đối là cao nhất - 876,3 g/con/ngày, tuy nhiên, không ghi nhận sự sai khác có ý nghĩa thống kê với 2 NT còn lại.

Trong tháng thí nghiệm thứ 2, sinh trưởng tuyệt đối của bê các nghiệm thức đều tăng hơn so với tháng trước đó, chỉ tiêu này ở NT1, NT2 và NT3 lần lượt là 817,2; 881,7; 887,1 g/con/ngày.

Ở tháng thí nghiệm thứ 3, chỉ tiêu này ở bê các nghiệm thức đã tăng chậm lại và ở mức tương đương với tháng liền trước, xu thế này cũng vẫn ghi nhận được ở các bê trong tháng thí nghiệm 4, cụ thể, sinh trưởng tuyệt đối trong tháng thí nghiệm 3 và 4 của bê các nghiệm thức 1, 2, 3 lần lượt là 850; 911,1; 905,6 và 801,1; 860,2; 865,6 g/con/ngày.

Ở hai tháng thí nghiệm cuối cùng (5 và 6) quan sát thấy sinh trưởng tuyệt đối bình quân của bê nghiệm thức 1,2,3 lần lượt là 938,9; 972,2; 961,1 và 919,4;

951,6; 962,4 g/con/ngày.

Qua kết quả thu được trong 6 tháng thí nghiệm, chúng tôi thấy, mặc dù ghi nhận sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các lô nhưng sinh trưởng tuyệt đối thấp nhất ở nhóm bê được ăn khẩu phần năng lượng và protein thấp nhất (9,5 Mj/kg VCK và 13% protein thô trong VCK khẩu phần) - 845,60 g/con/ngày. Chỉ tiêu này ở bê được ăn thức ăn có 10,0 Mj ME/kg VCK và 14% protein thô (NT2) và 10,5 Mj ME/kg VCK và 14% protein thô khẩu phần (NT3) là tương đương nhau, lần lượt là 903,5 và 909,7 g/con/ngày.

Theo nghiên cứu của Đinh Văn Cải (2006) thì bê lai F1 (Droughtmaster x lai Sind) cùng độ tuổi (từ 6 đến 9 tháng tuổi), tốc độ tăng khối lượng (con đực 472,2 g/con/ngày; cái 448,2 g/con/ngày; chung đực cái 460,2 g/con/ngày). So với bê lai F1 (Droughtmaster x lai Sind) thì sinh trưởng tuyệt đối của bê lai F1 (BBB x lai Sind) cao hơn rất nhiều.

Trước đó, trong nghiên cứu về tốc độ sinh trưởng của bê lai, Đinh Văn Cải

và cs. (2001) đã xác định được bê lai được tạo ra từ tinh bò đực Charolais, Abondance và Tarentaise với bò cái lai Sind đạt tăng khối lượng tương ứng giai đoạn từ 9 đến 12 tháng tuổi là 351,79 g/con/ngày; 283,85 g/con/ngày; 270,28 g/con/ngày.

Theo nghiên cứu của Phạm Thế Huệ (2009), hai nhóm bò lai F1 (Charolais x lai Sind) và F1 (Brahman x lai Sind) nuôi trong nông hộ tại Đắc Lắk sau cai sữa đạt tăng khối lượng cao nhất ở giai đoạn 9 – 12 tháng tuổi (361,99 – 436, 52 g/con/ngày).

Nhìn chung tăng trọng trung bình của bò lai F1 (BBB x lai Sind) sau 6 tháng thí nghiệm trong nghiên cứu này (khoảng 962,4g/con/ngày)

Theo nghiên cứu của Phạm Thế Huệ (2009), trong giai đoạn này, bê lai Sind sinh trưởng tuyệt đối chỉ đạt 304,97 g/con/ngày.

Kết quả này cũng cao hơn đáng kể so với tăng trọng khi nuôi dưỡng bò lai F1 giữa bò đực các giống Charolais, Santa Gertrudis với nền cái lai Sind), trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Thưởng (1995) cho tăng trọng 477 - 544 g/ngày và báo cáo của Vũ Chí Cương và cs. (2007) tiến hành lại tạo giữa bò chuyên dụng thịt với bò lai Sind, con lai F1 Brahman và F1 Charolais đạt tăng khối lượng nuôi đến 18 tháng tuổi cho tăng khối lượng 732 - 845 g/ngày. Kết quả tăng trọng của bò lai F1 (BBB x lai Sind) trong nghiên cứu này cũng xấp xỉ mức tăng trọng của bò Brahman thuần và bò lai Sind vỗ béo tại TP. Hồ Chí Minh tăng trọng lần lượt là 1,18 kg/con/ngày và 0,985 kg/con/ngày trong nghiên cứu của Nguyễn Quốc Đạt và cs. (2008), cũng như bũ thuần Droughtmaster, bũ lai ẵ Droughtmaster, lai

ẵ Brahman và lai ẵ Charolais (0,91 - 1,15 kg/con/ngày) trong nghiờn cứu của Phạm Văn Quyến (2010) và 0,921 kg/con/ngày trong nghiên cứu của Preston (1995), Chenost và Kayuli (1997), Leng (2003). Tuy nhiên so với tăng trọng của bò thuần Droughtmaster thí nghiệm tại TP. Hồ Chí Minh trong nghiên cứu của Nguyễn Quốc Đạt và cs. (2008) và bò thuần Brahman tại Tuyên Quang và Đinh Văn Tuyền và cs. (2008) thì tăng trọng của bò lai F1 (BBB x lai Sind) vẫn thấp hơn đáng kể (1,17 so với 1,55 và 1,42 kg/con/ngày). Mức tăng trọng này cũng chỉ tương đương 61,5% mức tăng trọng của bò thịt Brahman vỗ béo tại Australia (1,90 kg/con/ngày) bằng khẩu phần có hàm lượng rỉ mật cao trong nghiên cứu của McCrab (2000) và của bò đực chuyên thịt giống Anh Quốc tại Mỹ trong giai đoạn bò sinh trưởng (1,96 kg/con/ngày) nuôi bằng khẩu phần giàu thức ăn tinh

của Sanz (1995). Sự khác nhau về mức tăng trọng này là do có sự khác nhau về khẩu phần vỗ béo như thể trạng của gia súc khi bắt đầu thí nghiệm. Trong các thí nghiệm của mỗi tác giả; con bò có thể trải qua các giai đoạn thiếu thức ăn hoặc do có sự khác nhau về điều kiện thời tiết khí hậu giữa các trại thí nghiệm ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng của bò.

So với các nghiên cứu trên, bò lai F1 (BBB x lai Sind) tăng trọng nhanh hơn rất nhiều so với bê lai Sind, sinh trưởng nhanh hơn bê lai F1 (Droughtmaster x lai Sind) ở cùng độ tuổi (đực 492,2 g/con/ngày; cái 456,1 g/con/ngày; chung đực cái là 474,1 g/con/ngày).

Sinh trưởng tuyệt đối của con lai F1 (BBB x lai Sind) giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi được thể hiện qua đồ thị 4.2.

Hình 4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của bê trong thí nghiệm (g/con/ngày) Qua hình 4.2 cho thấy, sinh trưởng tuyệt đối của bê qua các tháng thí nghiệm của NT2 (mật độ ME 10,0 Mj ME/kg VCK và 14% protein thô tính theo VCK) và NT3 (mật độ ME 10,5 Mj ME/kg VCK và 15% protein thô tính theo VCK) cao hơn so với NT1 (mật độ ME 9,5 Mj/kg VCK và 13% protein thô tính theo VCK). Đối với bê được nuôi ở NT2 và NT3 không có sự sai khác đáng kể trong các giai đoạn. Sinh trưởng tuyệt đối của bê trong giai đoạn tháng thí nghiệm thứ 5 và 6 là cao hơn so với các tháng còn lại. Và sinh trưởng tuyệt đối trong giai đoạn tháng thí nghiệm 1 và 4 là thấp nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mức năng lượng trao đổi (me) và protein trong khẩu phần ăn của bò lai (bbb x lai sind) nuôi thịt tại hà nội (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)