2.2. Cơ sở thực tiến của quy hoạch xây dựng nông thôn mới
2.2.3. Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bắc Ninh
a, Tình hình triển khai
Công tác tuyên truyền vận động: Xác định công tác tuyên truyền, vận động là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu trong việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Vì vậy, ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện chương trình, tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nghị quyết chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương tích cực quán triệt mục đích, nội dung của chương trình.
Năm 2011, UBND tỉnh đã phát động phong trào thi đua “Bắc Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới”. Qua việc phát động phong trào thi đua, đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu bằng trí tuệ, tiền của, công sức của mình đóng góp hưởng ứng Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.
Thành lập, kiện toàn bộ máy chỉ đạo thực hiện chương trình:
Sau khi UBND tỉnh ban hành Quyết định số 168/2010/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 về việc phê duyệt đề án xây dựng NTM tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010-2020; Ngày 17/02/2011, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 189/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010-2020 để chỉ đạo, quản lý, điều hành việc thực hiện các nội dung của Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn.
Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình, mặc dù có sự luân chuyển cán bộ, thay đổi nhân sự chủ chốt ở tỉnh và một số sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, song Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh luôn được kiện toàn kịp thời, đầy đủ. Trong 5 năm qua, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành các Quyết định: Số 480/QĐ-UBND ngày 18/4/2012, số 1641/QĐ-UBND ngày 31/12/2013, số 494/QĐ-UBND ngày 20/5/2015 về kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh giai đoạn 2010-2020. Đến nay, tổng số thành
viên ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh là 28 người, trong đó đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban; Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo.
Ngày 25/3/2011 Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 352/QĐ- UBND về việc thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020; Ngày 17/9/2012, UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định số 1228/QĐ-UBND về thành lập Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 – 2020;
Thực hiện Quyết định số 1996/QĐ-TTg, ngày 04/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 28/5/2015 Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 528/QĐ-UBND về việc kiện toàn thành viên Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh giai đoạn 2010-2020. Hiện nay Văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh gồm có 28 thành viên, Chánh Văn phòng do đồng chí Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh kiêm nhiệm, có 02 Phó Chánh văn phòng và 6 cán bộ chuyên trách thuộc Chi cục Phát triển nông thôn; 21 cán bộ kiêm nhiệm thuộc các sở, ngành quản lý.
Toàn tỉnh có 8/8 huyện, thị xã, thành phố đã thành lập BCĐ xây dựng NTM, với tổng số 218 thành viên, trong đó đồng chí Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố làm trưởng ban. Thành lập Tổ chỉ đạo xã điểm có 94 thành viên, trong đó đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố làm tổ trưởng. Tổ giúp việc BCĐ huyện, thị xã, thành phố có 92 thành viên. Các xã (97 xã, bằng 100%) đã thành lập BQL xây dựng NTM.
Như vậy, Bộ máy chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã cơ bản đã được hoàn thiện. Tuy nhiên, đến nay, các xã chưa được tỉnh bố trí biên chế cán bộ chuyên trách NTM mà vẫn làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Ban hành các cơ chế chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM,
HĐND, UBND tỉnh đã nghiên cứu và ban hành nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân:
+ UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 30/2012/QĐ-UBND ngày 31/5/2012 về việc quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
+ Quyết định số 50/2010/QĐ-UBND, ngày 20/5/2010 của UBND tỉnh
Bắc Ninh về quy định hỗ trợ xây dựng điểm tập kết, vận chuyển rác thải khu vực nông thôn.
+ Quyết định số 52/2010/QĐ-UBND, ngày 20/5/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc quy định chế độ hỗ trợ kinh phí cho công tác “dồn điền, đổi thửa” giai đoạn 2009 - 2011 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
+ Quyết định số 53/2010/QĐ-UBND, ngày 20/5/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc quy định chế độ hỗ trợ đầu tư xây dựng dự án nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
+ Quyết định số 383/QĐ-UBND, ngày 04/4/2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020.
Việc ban hành cơ chế chính sách của tỉnh đã kịp thời hỗ trợ, động viên, khuyến khích các địa phương và người dân bước đầu đã chủ động, tích cực tham gia hưởng ứng phong trào xây dựng NTM.
Tổ chức đào tạo, tập huấn cán bộ thực hiện Chương trình
Cùng với công tác tuyên truyền vận động, việc đào tạo, tập huấn kiến thức cho cán bộ làm công tác xây dựng NTM các cấp cũng được tỉnh tập trung chỉ đạo, xem đây là một kênh truyền thông để nâng cao nhận thức trong xây dựng NTM. Vì thế, ngay từ khi triển khai, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh đã phối hợp với các ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ban chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tổ chức 117 lớp tập huấn tuyên truyền cho 12.278 người và 7 lớp đào tạo cho 490 người. Thông qua các lớp đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ làm công tác NTM các cấp và nhân dân đã nắm bắt được các chủ trương, chính sách và các bước triển khai thực hiện theo quy định của Trung ương và tỉnh, góp phần thực hiện hiệu quả các nội dung của Chương trình.
b, Kết quả thực hiện
- Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới
Năm 2011, UBND tỉnh đã giao Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và PTNT tập trung chỉ đạo các địa phương khẩn trương hoàn thành lập quy hoạch và đề án xây dựng NTM.
Đến nay, 100% số xã trên địa bàn hoàn thành công tác quy hoạch và lập đề án xây dựng NTM. Ngay sau khi các xã hoàn thành việc lập quy hoạch NTM, tỉnh tiếp tục chỉ đạo các địa phương tổ chức công bố quy hoạch rộng rãi và đang
cắm mốc chỉ giới quy hoạch để toàn dân biết và tham gia giám sát thực hiện theo đúng quy hoạch được phê duyệt; đồng thời tỉnh chỉ đạo các địa phương cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tế.
- Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân Về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập
Sau 5 năm chú trọng đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, Bắc Ninh cơ bản hoàn thành công tác “dồn điền, đổi thửa” tạo điều kiện để tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa, công nghệ cao, công nghệ sạch vào sản xuất nông nghiệp; Toàn tỉnh đã hình thành được 60 vùng sản xuất tập trung, (18 vùng sản xuất lúa, 35 vùng sản xuất khoai tây; 36 vùng sản xuất rau xanh và 7 vùng sản xuất hoa cây cảnh… ).
Năm 2015, giá trị nuôi trồng thủy sản đạt 228 triệu đồng/ha tăng 40% so với năm 2010; Giá trị sản xuất trồng trọt trên 1ha đất canh tác đạt 110 triệu đồng tăng 36,7% so với năm 2010; Năng suất lúa bình quân 2011-2015 đạt 62 tạ/ha...
Do vậy, thu nhập của người dân không ngừng được tăng thêm, qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thân cho người dân khu vực nông thôn. Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 31,6 triệu đồng, bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng 15,8%/năm.
Về đạo tạo nghề cho lao động nông thôn
Những năm qua, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa của tỉnh diễn ra nhanh và rộng khắp; Vì vậy, cùng với chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là các địa phương bị ảnh hưởng do thu hồi đất cũng được tỉnh quan tâm để chuyển đổi nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Trong 5 năm qua, bình quân mỗi năm các ngành đoàn thể, các địa phương trong tỉnh tổ chức đào tạo nghề cho trên 34.000 lao động; Hỗ trợ dạy nghề 36.000 lượt lao động nông thôn về kỹ thuật sản xuất nông sản, vận hành sửa chữa máy nông cụ, may mặc và nâng cao năng lực quản lý… Giai đoạn 2011- 2015 giải quyết việc làm trên 130.500 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 48,3% năm 2011 lên 60% năm 2015.
Về phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn
Thực hiện chỉ đạo của Trung ương về triển khai thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, tỉnh Bắc Ninh đã ban hành kế hoạch thực hiện đề án theo Quyết định số
899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp đó, tỉnh ban hành đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020”, để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng hiện đại, để sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực trước mắt và lâu dài, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Đến nay, kinh tế nông thôn Bắc Ninh phát triển theo hướng giảm tỷ trọng Nông nghiệp, tăng tỷ trọng Công nghiệp, tiểu thủ Công nghiệp và làng nghề; Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị, trong đó: Ổn định trồng lúa, đảm bảo an ninh lương thực, ưu tiên phát triển các loại rau màu, hoa, cây ăn quả... có giá trị cao; Chăn nuôi phát triển theo hướng tập trung, chăn nuôi trang trại; ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản, đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản thâm canh tăng năng suất.
Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu
Là một trong số ít các địa phương tự cân đối nguồn ngân sách, vì vậy nguồn kinh phí được Trung ương hỗ trợ trực tiếp cho chương trình không nhiều.
Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của tỉnh, kết hợp lồng ghép các chương trình, dự án thực hiện trên địa bàn, sau 5 năm triển khai thực hiện chương trình, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng gần 1.000 công trình cơ sở hạ tầng nông thôn (giao thông, trường học, trạm y tế, nước sạch, chợ nông thôn…), đã làm thay đổi cơ bản cảnh quan, môi trường; Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Về phát triển giáo dục, y tế, văn hoá và bảo vệ môi trường Giáo dục:
Tỉnh Bắc Ninh luôn nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước với nhiều điểm sáng tiêu biểu, cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, là tỉnh đầu tiên của cả nước đạt chuẩn phổ cập cho trẻ mầm non 5 tuổi, là 1 trong 2 tỉnh đầu tiên đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2; Luôn đứng trong tốp 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về phong trào giáo dục và kết quả thi Đại học, Cao đẳng; Công tác giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống, văn hóa cho học sinh được quan tâm.
Cơ sở vật chất được đầu tư theo hướng hiện đại; Tỷ lệ phòng học kiên cố các cấp học đạt 100%; Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 80%, cao nhất cả nước.
Tỉnh luôn quan tâm nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, chú trọng về
ngoại ngữ, tin học. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn cao nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ với tỷ lệ chuẩn 100%, trên chuẩn 70,86%.
Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được coi trọng, 100% các xã có trung tâm học tập cộng đồng, phong trào xây dựng gia đình, dòng họ, thôn xóm hiếu học được triển khai sâu rộng có kết quả.
Y tế
Hệ thống y tế xã được tỉnh quan tâm đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Đến nay, 100% các xã trong tỉnh đều đạt chuẩn y tế giai đoạn I; có 68 xã (chiếm 70,1% tổng số xã) đạt chuẩn y tế giai đoạn II theo Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020; công tác khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi tiếp tục được quan tâm thực hiện.
Văn hóa
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”
gắn với xây dựng NTM tiếp tục lan tỏa sâu rộng. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nếp sống văn minh, văn hóa cộng đồng được chú trọng, chất lượng gia đình văn hóa, làng văn hóa, công sở văn hóa tiếp tục được nâng lên, đời sống tinh thần của người dân nông thôn không ngừng được cải thiện. Hàng năm, tỷ lệ hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa luôn được duy trì ở mức cao (trên 88%); Tỷ lệ làng, khu phố đạt tiêu chuẩn văn hóa trên 76%. Các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng; Công tác tổ chức và quản lý lễ hội được các địa phương thực hiện tốt, góp phần bảo tồn, phát huy và lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống “Bắc Ninh – Kinh Bắc”.
Bảo vệ môi trường
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường nên người dân nông thôn đã tích cực hưởng ứng. Đến nay 95,86% số hộ ở nông thôn có đủ các công trình vệ sinh; Tỷ lệ cư dân nông thôn trong tỉnh được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 99%; Tất cả các thôn đều có tổ thu gom, vận chuyển rác thải về điểm tập kết; Ý thức bảo vệ môi trường của người dân được nâng cao, công tác vệ sinh môi trường nông thôn từng bước được cải thiện.
Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ an ninh, trật tự xã hội
Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM, các xã đã tập trung chỉ đạo, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở địa phương. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ được quan tâm; Đến nay, cơ bản đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh đã đạt chuẩn về chuyên môn theo quy định của Nhà nước. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân được thực hiện thường xuyên, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về gìn giữ an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống các loại tội phạm.
Kết quả huy động, sử dụng nguồn lực Kết quả huy động các nguồn lực
Trong 5 năm (2011-2015), Chương trình đã huy động được 5.488,9 tỷ đồng, trong đó:
a) Ngân sách Trung ương: 244,6 tỷ đồng (chiếm 4,5%)
b) Ngân sách địa phương (Tỉnh, huyện, xã): 2.888,6 tỷ đồng (chiếm 52,6%) c) Vốn lồng ghép: 388,6 tỷ đồng (7,1%).
d) Vốn tín dụng: 1.226,6 tỷ đồng (chiếm 22,3%).
c) Vốn từ doanh nghiệp: 58,1 tỷ đồng (chiếm 1,1%).
d) Dân đóng góp: 573,2 tỷ đồng (chiếm 10,4%).
e) Từ nguồn vốn khác: 109 tỷ đồng (chiếm 2%).
Kết quả phân bổ, sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ
Trong 2 năm 2014-2015, tỉnh Bắc Ninh được Trung ương hỗ trợ 54 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ để thực hiện Chương trình. Sau khi được giao kế hoạch vốn, UBND tỉnh đã phân bổ vốn nguồn vốn này hỗ trợ đầu tư xây dựng giao thông nông thôn quan trọng của một số xã khó khăn, xã phấn đấu đạt chuẩn NTM theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM
Sau 5 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, với sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, mức đạt các tiêu chí NTM tăng lên rõ rệt. Từ bình quân 8,84 tiêu chí/xã năm 2010 đến hết năm 2015 đã đạt 15,71 tiêu chí/xã.