3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Thuận Thành
- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường.
+ Vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu, Hệ thống thủy văn;s - Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
+ Thực trạng phát triển các ngành kinh tế;
+ Dân số, lao động, việc làm và thu nhập;
+ Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội;
- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện đối với việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
3.1.2. Đánh giá tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Thuận Thành
- Tình hình tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
- Đánh giá tình hình thực hiện bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh theo 5 nhóm tiêu chí và 19 tiêu chí.
3.1.3. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại hai xã huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
- Khái quát phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn từng xã nghiên cứu.
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở từng xã theo 3 phương án quy hoạch.
+ Quy hoạch sử dụng đất;
+ Quy hoạch sản xuất nông nghiệp;
+ Quy hoạch cơ sở hạ tầng;
3.1.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Tiêu chí chọn xã điểm: (1) Đại diện cho xã hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới và thực hiện tốt quy hoạch xây dựng nông thôn mới; (2) Đại diện cho xã chưa hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và thực hiện chưa tốt quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở đó lựa chọn 2 xã trên địa bàn huyện Thuận Thành làm xã điểm nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
Trong tổng số 17 xã thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, lấy thời điểm 31/12/2016 làm căn cứ để phân loại nhóm các xã hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới và chưa hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. kết quả phân loại như sau:
Nhóm 1: Các xã hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới bao gồm các xã: An Bình, Song Hồ, Đại Đồng Thành, Thanh Khương, Trí Quả, Hoài Thượng, Nghĩa Đạo, Gia Đông, Đình Tổ, Xuân Lâm.
Nhóm 2: Các xã chưa hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới bao gồm các xã: Ninh Xá, Mão Điền, Trạm Lộ, Nguyệt Đức, Ngũ Thái, Song Liễu, Hà Mãn.
Hình 3.1. Sơ đồ xã chọn điểm nghiên cứu
Sau khi phân loại được nhóm xã hoàn thành và chưa hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tiến hành chọn điểm 1 xã thực hiện tốt quy hoạch xây dựng nông thôn mới trong nhóm 1 và 1 xã thực hiện chưa tốt quy hoạch xây dựng nông thôn mới trong nhóm 2. Từ cơ sở trên lựa chọn xã Nghĩa Đạo là xã đại diện cho nhóm 1 thực hiện tốt quy hoạch xây dựng nông thôn mới và xã Ngũ Thái đại diện cho xã thực hiện chưa tốt quy hoạch xây dựng nông thôn mới làm điểm nghiên cứu.
3.2.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu 3.2.2.1. Điều tra thu thập số liệu thứ cấp
Tài liệu, báo cáo tổng hợp, số liệu thống kê về tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng NTM tỉnh Bắc Ninh được thu thập tại Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Bắc Ninh.
Tài liệu, báo cáo tổng hợp, số liệu thống kê về tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới huyện Thuận Thành, của từng xã trong huyện được thu thập tại Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, UBND các xã trong huyện, ngoài ra khai thác thông tin trên các trang báo trí, tạp chí, điện tử...
Thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, KT- XH của huyện Thuận Thành tại UBND huyện, các phòng ban chức năng của huyện Thuận Thành.
Thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã Nghĩa Đạo và xã Ngũ Thái.
3.2.2.2. Điều tra thu thập số liệu sơ cấp
Nội dung điều tra số liệu sơ cấp gồm có: (1) Khảo sát thực địa, ghi nhận bằng hình ảnh minh họa; (2) Phỏng vấn các cán bộ chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội đã tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng nông thôn mới ở cấp xã; (3) Phỏng vấn người dân địa phương tại 2 xã chọn làm điểm nghiên cứu.
Số liệu sơ cấp được điều tra, thu thập nhằm mục đích đánh giá sơ bộ kết quả thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM nói chung và tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng NTM nói riêng tại 2 xã chọn làm điểm nghiên cứu.
Về số lượng phiếu điều tra, với nhóm đối tượng là cán bộ tham gia quá trình xây dựng NTM (đại diện cho chính quyền và các tổ chức đoàn thể xã hội), điều tra các cán bộ trong Ban chỉ đạo xây dựng NTM của xã với tổng số 12 cán bộ. Các thông tin cần điều tra, thu thập theo mẫu tại phụ lục 5a. Với nhóm đối
tượng là người dân tại 2 xã chọn điểm, mỗi xã điều tra 50 hộ dân, thông tin điều tra theo mẫu tại phụ lục 5b.
Theo đó, các thông tin điều tra, thu thập bao gồm: (1) Đối với các hộ dân đó là các thông tin chung đối tượng được điều tra, sự hiểu biết của người dân về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tác động của chương trình xây dựng nông thôn mới lên đến đời sống nhân dân; (2) Đối với các cán bộ đó là các thông tin về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới, tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu, tài liệu
Phương pháp xử lý số liệu, tài liệu được dùng sau khi đã thu thập được toàn bộ số liệu, tài liệu, thông tin cần thiết từ các số liệu sơ cấp và thứ cấp. Các số liệu, tài liệu thông tin được kiểm tra trên cơ sở tính đầy đủ, chính xác và độ tin cậy. Sau đó được xử lý tính toán qua bảng thống kê để đánh giá, so sánh và rút ra các luận cứ khoa học. Những kết quả cụ thể từ phương pháp gồm:
- Thống kê, tổng hợp xử lý tài liệu, số liệu điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Các kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại 2 xã điểm nghiên cứu.
3.2.4. Phương pháp so sánh
- So sánh việc thực hiện đạt chuẩn các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đối với 17 xã trên địa bàn huyện Thuận Thành khi bắt đầu triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới và đến khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tính đến hết năm 2016.
- So sánh, đối chiếu giữa tình hình địa phương trước khi thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới với kết quả địa phương đạt được khi thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tính đến năm 2016.
3.2.5. Phương pháp đánh giá
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn 2 xã nghiên cứu theo 3 phương án quy hoạch: Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp;
Quy hoạch cơ sở hạ tầng và quy hoạch sử dụng đất, trong đó:
+ Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp được đánh giá theo các chỉ tiêu:
Thời gian thực hiện, tiến độ thực hiện, quy mô thực hiện, nguồn vốn thực hiện.
+ Quy hoạch cơ sở hạ tầng đánh giá theo các chỉ tiêu: Thời gian thực hiện, tiến độ thực hiện, địa điểm thực hiện, nguồn vốn thực hiện, cách thức thực hiện.
+ Quy hoạch sử dụng đất được đánh giá theo chỉ tiêu: Diện tích thực hiện và tỷ lệ thực hiện.
- Công tác đánh giá kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới của các xã trên địa bàn huyện Thuận Thành được theo 5 nhóm tiêu chí và 19 tiêu chí, trong đó đánh giá theo 5 nhóm tiêu chí bao gồm các nhóm như sau: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; nhóm tiêu chí hạ tầng – kinh tế - xã hội;
Nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất; Nhóm tiêu chí văn hóa – xã hội – môi trường và nhóm tiêu chí hệ thống chính trị với các chỉ tiêu: Tiến độ thực hiện, thời gian thực hiện, tỷ lệ hoàn thiện...