Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Thuận Thành
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước, của tỉnh, huyện Thuận Thành đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội. Nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế hoạch do Đảng bộ huyện đề ra. Tuy nhiên cùng với bước phát triển kinh tế - xã hội là áp lực lớn đối với việc sử dụng đất đai trong huyện.
* Tăng trưởng kinh tế:
Cùng với mức tăng trưởng và khả năng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân huyện Thuận Thành còn tạo điều kiện thuận lợi cùng với tỉnh đầu tư phát triển các cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề. Kinh tế huyện phát triển với nhịp độ khá cao, hiệu quả, đã có sự đầu tư đúng hướng, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho nhân dân.
- Tổng sản phẩm địa phương (GRDP) năm 2016 đạt 3.819,128tỷ đồng (giá so sánh 2010), tốc độ tăng trưởng đạt 10,34%, vượt 3,34 % so với kế hoạch.
Trong đó tăng trưởng khu vực nông, lâm, thủy sản đạt như sau:
+ Khu vực nông, lâm, thủy sản đạt 2,0 %.
+ Khu vực công nghiệp, xây dựng đạt 15,3 %.
+ Khu vực thương mại, dịch vụ đạt 9,4%.
- Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 30,5 triệu đồng/người/năm
- Giá trị sản xuất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản ước đạt 90,8 triệu đồng/ha đạt Kế hoạch.
- Sản lượng cây lương thực có hạt là 72.865 tấn.
- Tỷ lệ hộ nghèo còn 3,52% (theo số liệu điều tra chuẩn đa chiều).
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,23%, đạt kế hoạch.
- Xây dựng 4/5 trường đạt chuẩn Quốc gia về giáo dục đến nay có 56/67 trường đạt chuẩn Quốc gia về giáo dục, trong đó có 15 trường đạt tiêu chuẩn Quốc gia mức độ 2. Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 93,3%, bằng 99,3% kế hoạch.
* Chuyển dịch kinh tế:
- Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng, hết năm 2016 là:
Nông, lâm, thủy sản 20,7%; Công nghiệp, xây dựng 42,2 % dịch vụ là 37,1 %.
(Năm 2014 cơ cấu: Nông, lâm, thủy sản 23%; công nghiệp - xây dựng 34,5 %;
dịch vụ 42,5 %).
4.1.2.2. Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế.
a, Ngành nông nghiệp
- Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng là 13.491 ha, đạt 101% kế hoạch.
+ Diện tích lúa 11.352 ha, trong đó lúa lai, lúa chất lượng cao là 1.770 ha, đạt 15,6% diện tích. Năng suất lúa bình quân đạt đạt 60 tạ/ha, sản lượng 68.122 tấn. Diện tích rau mầu đạt 2.139 ha.
- Về chăn nuôi: Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.
Tổ chức vệ sinh, khử trùng tiêu độc; tiêm phòng 661.800 liều vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm.
Tổng số đàn trâu, bò 2.230 con; đàn lợn 54.250 con; đàn gia cầm 545.500 con. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 545 ha, sản lượng ước đạt 3.270 tấn, năng suất ước đạt 5,5 tấn/ha mặt nước.
- Công tác thủy lợi: Chỉ đạo chiến dịch làm thủy lợi cải tạo đất có kết quả cao, toàn huyện đào đắp được 97.598 m3, đạt 190% theo kế hoạch của huyện, trong đó: Công trình tập trung xã, huyện 28.562 m3, công trình phân tán là 69.036 m3. Diện tích cày ải được 4.500 ha, đạt 90% kế hoạch.
b, Ngành Công nghiệp – Thương mại – Xây dựng:
- Ngành Công nghiệp, thương mại
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (theo giá so sánh 2010) đạt 4.623,534 tỉ đồng, tăng 15,3 % so với 2015.
Trong các cụm công nghiệp do huyện quản lý: Đến nay có 35 doanh
nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong các cụm công nghiệp. Tổng doanh thu 1.950,5 tỷ đồng. Nộp thuế cho Nhà nước 55,4 tỷ đồng, sử dụng 3.150 lao động.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ (giá hiện hành) năm 2016 đạt 1.958,042 tỷ đồng, tăng 12,4% so với năm 2015.
- Xây dựng:
Hoàn thành cắm mốc quy hoạch nông thôn mới các xã trên toàn huyện. Đề nghị xin khảo sát địa điểm lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu tiểu thủ công nghiệp làng nghề xã Song Liễu; khảo sát lập quy hoạch Bãi đỗ xe tĩnh huyện Thuận Thành và một số dự án khác.
Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chi tiết đất ở tại các vị trí xen kẹp trong khu dân cư; qu hoạch các điểm dân cư nông thôn.
Tổng giá trị xây dựng (theo giá hiện hành) trên địa bàn huyện lạt 1.541,1 tỷ đồng, tăng 20,1% so với năm 2015.
4.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn a. Thực trạng đô thị
Thị trấn Hồ là trung tâm kinh tế – chính trị – văn hóa của huyện, với tổng diện tích tự nhiên 511, 36 ha, quy mô dân số 13.529 người. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, gia tăng dân số, cơ sở hạ tầng, công trình văn hóa, phúc lợi, nhà ở, đất ở cũng tăng lên khá nhanh. Thị trấn ngày càng được phát triển cả về quy mô và chiều sâu. Đồng thời, các hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế thương mại - dịch vụ góp phần nâng cao và gia tăng giá trị tổng sản phẩm của huyện.
Tuy nhiên, quy mô khu vực trung tâm thị trấn nhỏ, đất xây dựng đô thị thấp. Trung tâm của thị trấn trải dài, bám dọc theo trục Quốc lộ 38 và Tỉnh lộ 283 ở những khu vực địa thế thuận lợi cho xây dựng. Thị trấn nhìn chung có lối kiến trúc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Phần lớn các khu nhà trong thị trấn đều do dân tự thiết kế xây dựng nên kiến trúc lộn xộn, chưa văn minh, hiện đại. Hạ tầng văn hóa, phúc lợi chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân (chưa có công viên cây xanh, mạng lưới sân chơi, nghỉ ngơi, giải trí trong các khu dân cư).
Ngoài ra, các vấn đề xử lý rác thải đô thị, cấp nước sinh hoạt cũng khá bức xúc cần được tiến hành giải quyết đồng bộ.
b. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn
Trên địa bàn huyện có 17 xã, dân số khu vực dân cư nông thôn là 143.714 người chiếm 91,23% dân số của huyện. Diện tích đất ở khu dân cư nông thôn là 1324,5 ha chiếm 11,24% tổng diện tích tự nhiên của huyện.
Trong khu vực đất khu dân cư còn có các loại đất khác như đất công trình sự nghiệp, đất văn hoá, đất giáo dục, y tế, thể dục thể thao, giao thông và đất các công trình khác tạo lên cảnh quan chung của các khu dân cư. Một đặc điểm chung của các khu dân cư nông thôn là đã được nâng cấp về mặt hạ tầng cơ sở như đường giao thông, các điểm văn hoá, công trình công cộng đã được nâng cấp. Song về mặt tổng thể thì các điểm dân cư cơ sở hạ tầng phát triển chưa hoàn chỉnh và đồng bộ như; hệ thống tiêu thát nước, hệ thống bãi rác và sử lý rác thải, hệ thống các công trình công cộng như trường học, nhà văn hoá...
4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a. Thực trạng hạ tầng kỹ thuật
- Giao thông: Trong năm 2016 toàn huyện đã đầu tư xây dựng đường giao thông với tổng giá trị ước thực hiện là 381,7 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2015.
- Thủy lợi, cấp nước: Là ngành ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là việc bố trí cơ cấu cây trồng trên đất canh tác.
Hệ thống thủy lợi huyện Thuận Thành bao gồm:
* Hệ thống kênh cấp I Như Quỳnh:
- Hệ kênh Bắc: Tổng số kênh hiện tại 41; Tổng chiều dài 55,84km - Hệ kênh giữa: Tổng số kênh hiện tại 48; Tổng chiều dài 56,48km
* Hệ kênh chính của các trạm bơm cục bộ: Có tổng chiều dài 23,62km, trong đó kênh tưới do địa phương quản lý 12,02km, kênh tưới do xí nghiệp thủy nông quản lý 11,6km.
Theo số liệu thiết kế, tất cả các công trình thủy lợi đã xây dựng ở Thuận Thành thỏa mãn nhu cầu tưới cho toàn bộ diện tích canh tác của huyện. Tuy nhiên hiện tượng thiếu nước vẫn còn xảy ra, đặc biệt ở những chân đất vàn cao, vùng cuối các kênh tưới của trạm bơm tưới lớn.
Nhìn chung công tác thủy lợi của Thuận Thành những năm qua đã có nhiều cố gắng phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân.
- Hệ thống điện: Hệ thống điện trên địa bàn huyện bao gồm điện sinh hoạt do Công ty điện quản lý bán đến tận người dân, điện dùng cho nông nghiệp và điện dùng cho các khu công nghiệp.
Đến nay trên địa bàn huyện đã có 100 % hộ dân cư có điện dùng trong sinh hoạt.
Điện phục vụ nông nghiệp đã đáp ứng được điện cho các trạm bơm của huyện, xã, phục vụ tốt công tác tưới và tiêu nước trong mùa mưa bão.
Điện công nghiệp đã được kéo đến tận chân công trình, nhà máy xí nghiệp rất thuận tiện cho các phát triển các khu công nghiệp.
Tuy nhiên hệ thống lưới điện của huyện có nhiều tuyến đã được xây dựng từ lâu nên đang xuống cấp cần được tu bổ, sửa chữa kịp thời.
b. Thực trạng hạ tầng xã hội Giáo dục
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Thực hiện kế hoạch xây dựng trường chuẩn Quốc gia, kiên cố hóa trường học. Năm 2016, công nhận mới 04 trường đạt chuẩn Quốc gia mức II, tỷ lệ phòng học được kiên cố đạt 93,3%.
Công tác giáo dục được quan tâm chỉ đạo: Giáo dục Mầm non được công nhận đạt phổ cập trẻ 5 tuổi; Giáo dục Tiểu học đạt phổ cập đúng độ tuổi mức độ 2; phổ cập giáo dục THCS đã được công nhận 18/18 xã, thị trấn đạt chuẩn.
Công tác Y tế
Duy trì thực hiện tốt các chương trình mục tiêu y tế Quốc gia, tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin phục vụ cho công tác phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân, tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đạt 98,6 %. Tuyến huyện đã khám, chữa bệnh cho 143.854 lượt người, đạt 119,8% kế hoạch, tại y tế cơ sở tổng số lần khám bệnh là 138.230, đạt 0,8 lần/người dân. Không có tai biến chuyên môn.
Đến nay có 16/18 trạm y tế được kiên cố hóa.
Công tác văn hoá, thể dục thể thao
Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, cổ động trong các dịp lễ, tết và các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Tổ chức nhiều loại hình hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa văn nghệ quần chúng nhân dân dịp các ngày lễ lớn của đất nước, của địa phương, tạo không khí vui tươi phấn khởi trong quần chúng nhân dân, góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội.
Ban hành Đề án phát triển du lịch huyện Thuận Thành giai đoạn 2014 – 2020, định hướng 2030.
Duy trì tốt hoạt động của Cổng thông tin điện tử huyện, hoạt động của hệ thống phát thanh huyện và cơ sở có chuyển biến tích cực.
4.1.2.5. Dân số, lao động việc làm và thu nhập a. Dân Số
Bảng 4.1. Hiện trạng dân số huyện Thuận Thành
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2016
1. Dân số Người 149.056 157.522
- Nam 73.398 78.225
- Nữ 75.658 79297
- Thành thị 11.994 13808
- Nông thôn 137.062 143.714
2. Tỷ lệ phát triển dân số % 1,77 1.49
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thuận Thành (2016) Theo số liệu điều tra dân số năm 2016, toàn huyện có 157.522 người, mật độ dân số 1.336,0 (người/km2). Trong đó: Nam: 78.225 chiếm 49,66%, nữ:
79.297 chiếm 50,34%, dân số sống ở thành thị là 133.808 người, nông thôn là 143.714 người.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện năm 2016 là 1,49%
b. Lao động và việc làm
Hoàn thành tổng điều tra thông tin cơ sở dữ liệu thị trường lao động; Chỉ đạo triển khai kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn năm 2015. Tổ chức khai giảng được 11 lớp, tập huấn và đào tạo nghề cho 1.550 lao động nông thôn; Giải quyết việc làm cho 2.290 lao động, trong đó xuất khẩu 180 lao động; Mở được 05 lớp Trung cấp nghề với 122 học sinh (vượt 16% so với kế hoạch).