PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a) Số liệu thứ cấp: Nguồn số liệu được thu thập từ các báo cáo công bố của Bộ NN&PTNT, từ các phòng ban của huyện (Phòng TNMT, NN&PTNT, Thống kê,…), các báo cáo của huyện về phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch, kế hoạch và các tài liệu liên quan đến tình hình chăn nuôi và việc triển khai áp dụng mô hình hầm biogas; các số liệu từ sách, báo,…
b) Số liệu sơ cấp: Thông tin sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này là những số liệu mới chưa được công bố, bao gồm:
- Đặc điểm tình hình sản xuất của các nông hộ.
- Tình hình sử dụng hầm biogas tại các nông hộ.
- Các chi phí cho mô hình : vật liệu đầu vào, chi phí lao động, hóa chất, chi phí lắp đặt túi ủ …
- Các lợi ích kinh tế mô hình mang lại: tiết kiệm nhiên liệu đốt và điện (quy ra tiền), tiết kiệm phân bón (quy ra tiền), thu nhập từ việc bán bã phân sau khi ủ, tiết kiệm được chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp để giảm giá thành …
- Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng công nghệ biogas.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả ứng dụng mô hình này.
Cụ thể, tôi tiến hành phỏng vấn những hộ dân có sử dụng hầm biogas trong chăn nuôi:
- Phỏng vấn 100 hộ có ứng dụng hầm biogas theo danh sách các hộ chăn nuôi tại các xã được chọn của cán bộ khuyến nông huyện bằng bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn.
- Chọn 4 xã thuộc huyện Quế Võ bao gồm xã Đại Xuân, xã Việt Hùng, xã Quế Tân và xã Hán Quảng. Lý do chọn 4 xã:
Dựa theo định hướng của cán bộ khuyến nông huyện, toàn huyện có 20 xã và 1 thị trấn trong đó:
7 xã phát triển mạnh về chăn nuôi, thuận lợi cho ứng dụng biogas và có tổng số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ lớn nên chọn ngẫu nhiên 2 xã là xã Đại Xuân và xã Việt Hùng, mỗi xã phỏng vấn 30 hộ.
13 xã và 1 thị trấn còn lại chọn ngẫu nhiên 2 xã là xã Quế Tân và xã Hán Quảng, mỗi xã phỏng vấn 20 hộ.
Các hộ được chọn là những hộ sử dụng hầm biogas trong chăn nuôi.
Đối tượng
phỏng vấn Người dân địa phương
Xã Đại Xuân 30
Xã Việt Hùng 30
Xã Quế Tân 20
Xã Hán Quảng
Trạm khuyến nông huyện
20 -
Tổng 100
- Phương pháp điều tra thực địa - Phương pháp đánh giá hiệu quả:
Từ các số liệu thu thập được, tính toán tiến hành đánh giá các nội dung:
Tình hình chăn nuôi gây áp lực đến môi trường; đánh giá mức độ triển khai dự án hỗ trợ xây dựng hầm biogas ở huyện Quế Võ giai đoạn 2013- 2016 và đánh giá hiệu quả của mô hình hầm biogas (về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường).
Đối với đánh giá hiệu quả mô hình hầm biogas, tác giả đánh giá ở các mặt:
* Về hiệu quả kinh tế: Tính toán hiệu quả kinh tế của việc sử dụng hầm biogas và các chỉ tiêu liên quan. Phân tích các chỉ tiêu về lợi ích – chi phí của việc xây dựng hầm biogas.
Một số chỉ tiêu đánh giá:
Giá trị hiện tại thuần (PV): Giá trị của một khoản tiền phát sinh trong tương lai được quy về thời điểm hiện tại (thời điểm gốc) theo một tỷ lệ chiết khấu nhất định. Thời gian hoàn vốn (PP) đầu tư (thời gian thu hồi vốn) là thời
gian cần thiết mà dự án tạo ra dòng tiền thuần bằng chính số vốn đầu tư ban đầu để thực hiện dự án.
NPV (Net Present value) cho biết giá trị lãi ròng của phương án đầu tư sau khi hoàn vốn. Thực chất ta quy giá trị thời gian của tiền tệ về một gốc ban đầu, công thức tính NPV:
0 (1 )
n
i i
i t
NPV B C
r
Trong đó:
Bi: Lợi ích của hộ Ci: Chi phí của hộ
i: thời gian đầu tư (giả sử tuổi thọ công trình lấy ở mức 15 năm) r: tỷ suất triết khấu hay tỷ lệ hiện tại hóa. Giả sử lấy r =12%
Điều kiện lựa chọn dự án có nên đầu tư hay không:
NPV>0 khi đó lợi ích lớn hơn chi phí, đầu tư có lãi khi xây hầm NPV<0 khi đó lợi ích nhỏ hơn chi phí, hộ đầu tư xây hầm bị lỗ NPV=0 khi đó lợi ích bằng chi phí, hộ hòa vốn khi đầu tư
* Hiệu quả về môi trường: Đánh giá tình trạng vệ sinh môi trường của hộ trước và sau khi xây dựng hầm biogas. Hiệu quả về mặt giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên đất.
* Hiệu quả về xã hội: Thu hút người dân tham gia xây dựng hầm Biogas;
Cảnh quan văn hóa môi trường nông thôn mới
- Phương pháp xử lý số liệu:Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được tiến hành phân nhóm, số liệu được xử lý và tổng hợp bằng chương trình Excel.
Kết quả được trình bày bằng các bảng số liệu và biểu đồ.