Đánh giá hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của dự án hỗ trợ xây hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh, giai đoạn 2013 2016 (Trang 80 - 84)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Đánh giá hiệu quả (về kinh tế, xã hội và môi trường) của dự án hỗ trợ xây dựng hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi giai đoạn 2013- 2016 trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

4.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế

Qua thời gian sử dụng, mô hình hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi đã đem lại hiệu quả cao cả về kinh tế, xã hội, môi trường. Đây chính là điều kiện tốt để mô hình hầm biogas tiếp tục được nhân rộng trên địa bàn huyện. Chi phí xây dựng hầm biogas khá lớn so với thu nhập của người nông dân. Sau quá trình phân giải các chất thải của gia súc, bã thải hay còn gọi là phụ phẩm từ công trình biogas còn dùng làm phân bón cho lúa, ngô, khoai, rau và các loại cây trồng khác rất tốt, thậm chí còn có thể sử dung làm thức ăn bổ sung cho cá, lợn. Bên cạnh đó, sử dụng hầm biogas làm phát sinh thêm một số chi phí sửa chữa các thiết bị KSH, tăng công vận chuyển nước phân ra đồng ruộng. Nếu không có hầm biogas, chuồng trại không hợp vệ sinh hàng ngày hộ tốn thêm công để dọn dẹp chuồng trại, tốn công ủ phân.

Để làm rõ hiệu quả kinh tế mà hầm biogas đem lại tôi tiến hành tính toán, so sánh các chi phí, lợi ích có liên quan của các hộ đã sử dụng hầm biogas. Các

chỉ tiêu bao gồm: chi phí xây dựng ban đầu, chi phí cho vận hành, sử dụng, chi phí phân bón.

Hiện nay, các hộ xây dựng hầm biogas với nhiều loại và kích cỡ khác nhau, từ 6 – 16m3. Với hầm nhựa có 3 loại thông dụng là 6m3, 8m3 và 10m3. Đối với các gia trại chăn nuôi lớn, họ thường xây dựng loại hầm biogas có thể tích lớn từ 13 – 16m3, còn đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì thường xây dựng bể có thể tích nhỏ dưới 12m2.

Để lượng hoá chi phí – lợi ích tôi tính toán cho hầm xây gạch 12m3 và hầm nhựa loại 10m3.

Với hầm xây bằng gạch có thể tích 12m3 thì chi phí khoảng 10,9 triệu đồng (chưa tính được hỗ trợ của dự án), cụ thể chi phí như sau:

Bảng 4.16. Chi phí xây dựng hầm biogas vòm cầu nắp cố định bằng gạch 12 - 13 m3

STT Tên vật liệu, công việc ĐVT Khối lượng Đơn giá Thành tiền

1 Gạch chỉ loại I viên 2.000 1.500 3.000.000

2 Xi măng kg 880 1.200 1.056.000

3 Cát m3 2,1 140.000 294.000

4 Sắt 6 kg 33 14.000 462.000

5 Sỏi m3 0,4 170.000 68.000

6 Ống nhựa phi 200 m3 4 80.000 320.000

7 Dây dẫn, bếp 1 680.000 680.000

8 Lọc khí, đồng hồ đo áp chiếc 1 120.000 120.000

9 Công đào hố 1 1.200.000 1.200.000

10 Công xây 18 150.000 2.700.000

11 Chi phí khác 1 1.000.000 1.000.000

12 Tổng cộng 10.900.000

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Với hầm nhựa composite: Hiện nay trên địa bàn huyện, một số cơ sở cung cấp hầm composite có hỗ trợ người dân nếu mua hầm nhựa composite thì sẽ được kèm theo bếp, dây dẫn và công lắp đặt. Giá mua bình nhựa là 10,5 triệu đồng, cộng với công đào đất và chi phí khác như trên thì tổng đầu tư ban đầu là 12,9 triệu. Như vậy, xây bằng gạch sẽ ít hơn 2 triệu đồng.

Mặc dù bỏ ra khoản tiền lớn như vậy nhưng các hộ cũng nhận được một khoản lợi ích lớn từ việc ứng dụng công nghệ hầm biogas.

Hiện nay, sử dụng KSH ở các hộ chủ yếu là phục vụ đun nấu là chủ yếu, về mùa đông còn được sử dụng để ủ ấm cho gia súc, gia cầm,…. Nếu đun gas công nghiệp mỗi gia đình sử dụng được khoảng 1 – 2,5 tháng/bình, mỗi bình gas công nghiệp hiện có giá khoảng 330 nghìn đồng. Bên cạnh đó, những việc đun nấu tốn nhiều năng lượng như đun nước uống, kho thịt, kho cá hàng ngày ít được sử dụng bằng bếp gas công nghiệp; nấu cám cho lợn, nấu cơm rượu, nấu nước thịt lợn,… thì hoàn toàn sử dụng bằng than, củi. Sau khi có hầm biogas, việc đun nấu cũng thuận tiện, thoải mái hơn. Ngoài việc sử dụng KSH để nấu ăn sinh hoạt hàng ngày, các hộ còn dùng để dung nước, nấu cám lợn,…

Bảng 4.17. Chi phí – lợi ích của hộ đầu tư xây dựng hầm biogas

ĐVT: nghìn đồng/năm

STT Diễn giải Loại hầm

Hầm gạch Hầm nhựa

1. Chi phí 9.700 11.700

1.1 Chi phí ban đầu 9.700 11.700

Chi phí người dân phải bỏ ra 10.900 12.900

Dự án hỗ trợ 1.200 1.200

1.2 Chi phí sửa chữa, sử dụng KSH hàng năm 179,7 179,7 2. Lợi ích sử dụng hầm biogas hàng năm 3.539,0 3.539,0

2.1 Lợi ích do giảm mua củi 112,0 112,0

2.2 Lợi ích do giảm mua gas 1.600,0 1.600,0

2.3 Lợi ích do giảm mua than 1240,0 1240,0

2.4 Lợi ích do giảm tiền điện 360,0 360,0

2.5 Lợi ích từ sử dụng phụ phẩm 227,0 227,0

Tổng lợi ích – chi phí (hàng năm) 3.359,3 3.359,3

Thời gian hoàn vốn 2,89 năm 3,48 năm

Nguồn: Số liệu điều tra ( 2016) Kết quả điều tra cho thấy bình quân mỗi hộ sử dụng hầm biogas một năm tiết kiệm được 3.539 nghìn đồng (tương đương 294,9 nghìn đồng/tháng), trong đó tiền tiết kiệm được từ chất đốt 2.952 nghìn đồng (tương đương 246 nghìn đồng/tháng), tiền điện 360 nghìn đồng (tương đương 30 nghìn đồng/tháng), và 227 nghìn đồng từ sử dụng phụ phẩm KSH. Bên cạnh đó số tiền phải bỏ ra khi sử dụng KSH là 179,67 nghìn đồng/năm, số tiền này chi vào các khoản: sửa chữa

thiết bị, mua dụng xô thùng để vận chuyển KSH. Như vậy, một hộ sử dụng hầm biogas mỗi năm tiết kiệm được số tiền là 3.359 nghìn đồng.

Ngoài ra, chưa kể đến việc chất thải từ chăn nuôi nếu không được xử lý làm ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí, làm xuất hiện nhiều ruồi muỗi, dịch bệnh phát sinh do đó làm tăng chi phí dọn dẹp vệ sinh, tiêu độc khử trùng, chữa trị bệnh cho vật nuôi. Nếu dịch bệnh nguy hiểm bùng phát đôi khi còn mất trắng.

Với quy mô 1.238 hầm đã được dự án hỗ trợ xây dựng thì hàng năm giúp các hộ tiết kiệm được trên 4 tỷ đồng.

So sánh chi phí – lợi ích:

Có thể thấy rằng hiệu quả kinh tế mà hầm biogas đem lại là khá cao mặc dù vốn đầu tư ban đầu hơi lớn. Sau khi có hầm mỗi năm hộ tiết kiệm được khá nhiều chi phi phí cho chất đốt, điện và phân bón. Hơn nữa tuổi thọ của công trình khá cao (trên 20 năm). Đây chính là ưu việt của hầm khí biogas và cũng là cơ sở thuyết phục các hộ chưa xây dựng áp dụng theo. Năm đầu tiên để sử dụng hầm khí mỗi hộ phải bỏ ra 10,9 triệu đối với hầm xây bằng gạch, 12,9 triệu đối với hộ sử dụng hầm đúc sẵn. Từ năm thứ hai trở đi, phải bỏ thêm 179,7 nghìn đồng cho việc bảo dưỡng, sử dụng, nhưng thu lại được 3.539 nghìn đồng từ tiền tiết kiệm chất đốt, điện, phân bón. Như vậy, sau khi trừ chi phí mỗi năm hộ xây hầm tiết kiệm được 3.359,3 nghìn đồng.

Giả sử tính chi phí – lợi ích trong vòng 15 năm, lãi xuất ngân hàng là 12%

/năm thì chi phí lợi ích như sau:

Bảng 4.18. Tổng hợp lợi ích – chi phí của hộ xây dựng hầm biogas (trong vòng 15 năm với lãi suất ngân hàng 12%/năm)

STT Chỉ tiêu Hầm xây bằng

gạch

Hầm bằng nhựa composite

1 Tổng chi phí (nghìn đồng) 12.123,91 14.123,91

2 Tổng lợi ích (nghìn đồng) 25.303,65 25.303,65

3 Lợi ích – chi phí (nghìn đồng) 13.179,74 11.179,74

4 NPV 13.179,74 11.179,74

5 Thời gian hoàn vốn 2,89 năm 3,48 năm

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016) Đối với hai loại hầm đều có NPV >0 như vậy quyết đầu tư xây hầm của hộ là đúng đắn và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của dự án hỗ trợ xây hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh, giai đoạn 2013 2016 (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)