PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội huyện Quế Võ
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Theo số liệu Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quế Võ lần thứ XVII nhiệm kỳ (2010-2015) và Phòng Tài chính-kế hoạch năm 2015.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2012-2016 đạt 18,24%; trong đó dịch vụ, thương mại tăng bình quân 24,21%/năm; công nghiệp- xây dựng tăng 20,15%/năm; nông, lâm, thủy sản tăng 15,76%.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm dần năm 2012 chiếm 21,19%, đến năm 2015 giảm còn 14,57%; Công nghiệp- xây dựng giảm từ 46,29% năm 2012 xuống còn 43,70% năm 2016; khu vực dịch vụ từ 32,52% năm 2012 tăng lên 41,73% năm 2016.
- Tổng sản phẩm huyện (theo giá so sánh 1994 phân theo khu vực kinh tế) năm 2016 là 1.901 tỷ đồng, trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 830,80 tỷ đồng; khu vực nông, lâm 276,90 tỷ đồng; khu vực dịch vụ 739,30 tỷ đồng.
- Giá trị sản xuất (theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế) năm 2016 đạt là 4.268,4 tỷ đồng, trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 2.812,8 tỷ đồng; khu vực nông, lâm 526,3 tỷ đồng; khu vực dịch vụ 929,3 tỷ đồng.
Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2012-2016
Chỉ tiêu ĐVT theo các năm
2012 2013 2014 2015 2016
1. Tổng sản phẩm GDP Tỷ đồng 1.233,8 1.345,30 1.704,5 1.901 2.069,4 - Nông, lâm, thủy sản Tỷ đồng 240,90 238,20 263,30 276,90 291,6 - Công nghiệp, xây dựng Tỷ đồng 508,60 519,70 647,90 830,80 1018,1 - Thương mại – dịch vụ Tỷ đồng 484,30 587,40 793,30 739,30 759,7 2. Cơ cấu kinh tế
- Ngành nông nghiệp % 19,53 17,71 15,45 18,30 17,2
- Ngành công nghiệp % 41,22 38,63 38,01 51,70 52,6
- Ngành dịch vụ % 39,25 43,66 46,54 30,0 29,6
3. Tổng giá trị sản xuất 2.212,96 8.980,75 2.828,69 3.443,37 4.268,4 - Ngành nông nghiệp Tỷ đồng 445,95 440,22 487,43 511,61 526,3 - Ngành công nghiệp Tỷ đồng 1176,41 1.377,23 1373,86 2.089,76 2.812,8 - Ngành dịch vụ Tỷ đồng 590,60 7.163,30 967,40 842,0 929,3 4. Tổng sản lượng lương
thực quy thóc Tấn 82.086 85.526 88.660 90.902 94.159 Nguồn: Phòng Tài chính-kế hoạch huyện Quế Võ (2016) - Tổng đầu tư toàn xã hội (giá hiện hành) tăng dần, năm 2012 đạt 2117,92 tỷ đồng, đến năm 2016 đạt 4276,45 tỷ đồng.
Khu vực kinh tế nông nghiệp
Năm 2015 Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 87.582 tấn. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp 511,61 tỷ đồng, chiếm 14,57% cơ cấu kinh tế. Diện tích gieo trồng cây hàng năm phân theo một số loại cây trồng, cây thực phẩm 2.879 ha, cây công nghiệp 691 ha, cây hàng năm khác 18 ha.
Năm 2015, Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Quế Võ, tổng giá trị ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt 536.015 triệu đồng (giá cố định năm 1994), theo giá hiện hành đạt 1.371.610 triệu đồng, tăng 5,1%
so với năm 2014, trong đó:
+ Ngành nông nghiệp đạt 498.635 triệu đồng (giá cố định 1994), bằng
1.296.910 triệu đồng (giá hiện hành), tăng 4,7% so với năm 2014.
+ Lâm nghiệp đạt 1.600 triệu đồng (giá cố định 1994), bằng 3.900 triệu đồng (theo giá hiện hành), tăng 3,23% so với năm 2014.
+ Ngư nghiệp 44.780 triệu đồng (giá cố định 1994), bằng 70.800 triệu đồng (theo giá hiện hành), tăng 8,7% so với năm 2014.
Bảng 4.3. Diện tích, năng suất, sản lượng ngành nông nghiệp
Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015 2016
1.Trồng trọt - Cây lúa
+ Diện tích lúa cả năm ha 15.054 15.077 14.663 14.550 14.267 + Năng suất lúa cả năm Tạ/ha 55,4 54,40 58,30 60,90 60,90 + Sản lượng lúa cả năm Tấn 83.365 82.086 85.526 88.660 86.902 - Cây ngô
+ Diện tích ha 215 176 274 272 201
+ Sản lượng Tấn 624 519 858 675 680
2. Chăn nuôi con
- Tổng đàn trâu con 1.423 996 905 794 744
- Tổng đàn bò con 16.563 18.092 14.818 14.097 14.598
- Tổng đàn lợn Con 68.728 67.167 68.230 69.295 69.824
3.Thủy sản
+ Diện tích ha 933 1.005 1.023 1.019 1.019
+ Sản lượng Tấn 2.929 3.736 4.049 4.414 5.031
4. Tổng số trang trại 109 110 117 198 216
5. Giá trị thu được trên/1ha đất trồng trọt và MNNTTS
Triệu
40,6 53,3 65 69,2 91,90
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh ( 2015) Nông nghiệp: tổng diện tích gieo trồng năm 2015 là 18.396 ha, giảm 124 ha so với năm 2014, trong đó diện tích trồng lúa nước có 14.200 ha, diện tích trồng màu và cây công nghiệp các loại 4.196 ha
- Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2015 đạt 489.635 triệu đồng, trong đó + Trồng trọt đạt 299.188 triệu đồng (giá CĐ 1994) tăng 3,4% so với năm 2014, chiếm 61% giá trị ngành nông nghiệp, bằng 795.310 triệu đồng (theo giá hiện hành)
- Chăn nuôi: đạt 299.188 triệu đồng (giá CĐ 1994), bằng 438.860 triệu đồng (giá hiện hành), tăng 6,3% so với năm 2014.
- Dịch vụ nông nghiệp 25.256 triệu đồng (giá CĐ 1994), bằng 62.740 triệu đồng (giá hiện hành), tăng 6,3% so với năm 2014.
- Giá trị sản xuất trên 1 ha, đạt 65 triệu đồng (giá hiện hành) Khu vực kinh tế công nghiệp
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 20,15%, Số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn có 225 doanh nghiệp; tổng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2015 đạt 2.089,76 tỷ đồng.
Khu vực kinh tế dịch vụ
- Giá trị sản xuất (theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế) năm 2015 đạt là 3443,37 tỷ đồng, trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 2.089,76 tỷ đồng;
khu vực nông, lâm 511,61 tỷ đồng; khu vực dịch vụ 842,0 tỷ đồng. Số cơ sở kinh doanh thương mại, khách sạn, nhà hàng và dịch vụ 4.847 cơ sở. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm sau cao hơn năm trước, năm 2011 đạt 251,1 tỷ đồng, đến năm 2015 đạt 1.229,8 tỷ, tăng 978,70 tỷ đồng so với năm 2011.
Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
- Dân số trung bình năm 2015 có 136.578 người (thị trấn 6.629 người, nông thôn 129.949 người), dân số trong độ tuổi lao động 87.140 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,19%.
- Thu nhập bình quân/người năm 2015 (theo giá thực tế) đạt 25,21 triệu đồng/người. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ nghèo giảm dần qua các năm 2011 là 13% giảm xuống còn 7% năm 2015.
Thực trạng phát triển đô thị
Huyện Quế Võ có 01 đô thị đó là thị trấn Phố Mới, là trung tâm chính trị, kinh tế - văn hóa xã hội của huyện, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thị trấn còn thiếu, đã xây dựng trường tiểu học, trường THCS, trường THPT song cơ sở vật chất còn thiếu thốn và chắp vá, nhiều cơ quan còn chật hẹp. Giao thông đối ngoại chạy qua trung tâm thị trấn cản trở các hoạt động hàng ngày của người dân đô thị cũng như sự lưu thông an toàn của các phương tiện giao thông khi đi qua đô thị, làm tăng sự phát triển nhà tự phát dọc theo các tuyến giao thông này. Dự án quốc lộ 18 mới về phía Nam đang được tiến hành nhưng các hoạt động xây dựng dọc theo quốc lộ 18 hiện nay vẫn ngày càng gia tăng nhanh. Các tuyến đường giao
thông thị trấn còn thiếu nhiều cây xanh. Một số tuyến ống thoát nước đã được xây dựng hạ tầng kỹ thuật như cấp điện, cấp nước, thoát nước còn nhiều hạn chế, chưa được đầu tư đồng bộ.
Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a) Giao thông
Mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện Quế Võ được coi là thuận tiện nhất tỉnh Bắc Ninh hiện nay có tuyến đường cao tốc QL18 chạy qua huyện nối liền thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh và sân bay Quốc tế Nội Bài, cùng với tuyến đường tỉnh lộ 279 trong những năm qua đã được quan tâm đầu tư tích cực.
Các tuyến đường giao thông quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường giao thông thuộc thẩm quyền quản lý cấp huyện, xã đã được đầu tư rất mạnh trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, giao lưu kinh tế. Trong những năm qua trên địa bàn huyện hệ thống hạ tầng giao thông đã được đầu tư với nguồn kinh phí lớn là động lực phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn và quá trình giao lưu vận chuyển hàng hóa giữa huyện với tỉnh, thành phố trong khu vực.
b) Thủy lợi
Theo số liệu thống kê toàn huyện hiện có 212 km kênh mương, trong đó kênh cấp 1: 12 km, kênh cấp 2: 70 km, kênh cấp 3: 130 km. Tuy nhiên hiện trạng hệ thống kênh tưới tiêu một số nơi và một số tuyến đã bị xuống cấp chưa có biện pháp khắc phục do không được tu bổ, nạo vét, khơi thông thường xuyên nên vẫn còn xảy ra hạn hán, úng cục bộ ở một số vùng.
Thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, hàng năm tỉnh có chính sách hỗ trợ các địa phương xây dựng kênh cứng. Cho đến nay toàn huyện có 102 km kênh mương được kiên cố hoá, trong đó 26 km kênh cấp 2 và 76 km kênh cấp 3.
Đối với hệ thống các trạm bơm: Toàn huyện hiện có 96 trạm bơm do HTX quản lý, 6 trạm bơm do Xí nghiệp thủy nông huyện quản lý và 50 trạm bơm cục bộ do HTX quản lý. Hiện nay một số trạm bơm đã xuống cấp nhất là khu vực bể hút, bể xả bị bồi lắng và nứt vỡ bê tông, thiết bị máy móc phần nào hư hỏng, việc thay thế không đồng bộ và không được bảo dưỡng thường xuyên làm cho hiệu quả hoạt động không cao.
Tóm lại các công trình thủy lợi của huyện đã góp phần tích cực vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất, phát triển ngành nghề dịch vụ. Song để khai thác triệt để
tiềm năng đất đai cũng như nâng cao hệ số sử dụng đất thì UBND huyện trong giai đoạn tới cần phải cải tạo, cứng hóa một số tuyến kênh mương.
Văn hoá xã hội - thể dục thể thao
Năm 2015 toàn huyện có 111 làng đạt tiêu chuẩn làng văn hóa, chiếm 71% số làng, 137 công sở đạt tiêu chuẩn công sở văn hóa, đạt 122% tổng số công sở cơ quan; 28.442 gia đình đạt gia đình văn hóa chiếm 81% số hộ gia đình trong toàn huyện. Các thiết chế văn hóa như thư viện, nhà văn hóa, các loại hình câu lac bộ… được củng cố, các di tích lịch sử được đầu tư trùng tu, sửa chữa, tôn tạo bằng vốn ngân sách và sự đóng góp của nhân dân.
Thể dục - thể thao: Phát triển văn hóa, thể dục thể thao thành phong trào rộng lớn trong toàn thể nhân dân, nhất là trong điều kiện hiện nay với mức sống của người dân ngày một cao hơn, đòi hỏi về các nhu cầu văn hóa, tinh thần và rèn luyện sức khỏe là điều tất yếu.
Phong trào thể dục thể thao phát triển mạnh mẽ với nhiều loại hình câu lạc bộ thể dục thể thao, câu lạc bộ dưỡng sinh được thành lập ở các khu phố, thôn xóm và các nhà trường phong trào thể dục thể thao được duy trì nề nếp. Tăng cường đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao trong toàn huyện, thực hiện phong trào "toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại".
Những khó khăn, tồn tại
- Thiếu vốn đầu tư để quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
- Môi trường đầu tư, kinh doanh chưa hấp dẫn và còn nhiều hạn chế; tình hình huy động các nguồn vốn trên địa bàn, thu hút đầu tư từ bên ngoài, thu hút trình độ lao động tay nghề, kỹ thuật để phát triển gặp rất nhiều khó khăn.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn chậm, cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế, tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP tỉnh tăng chậm.
- Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ chưa cao, loại hình dịch vụ đơn điệu, chất lượng và hiệu quả kinh doanh dịch vụ còn hạn chế. Nhiều lĩnh vực dịch vụ chưa được hình thành và chưa được khai thác có hiệu quả, chưa đáp ứng tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá của tỉnh; chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các ngành và các địa phương để hỗ trợ cho việc phát triển dịch vụ; chưa tạo được một số ngành dịch vụ mũi nhọn của huyện; chưa khai thác được tiềm năng và lợi thế của địa phương
- Cơ sở hạ tầng nông thôn chậm phát triển, đặc biệt là giao thông nội đồng, gây trở ngại lớn cho hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân trong huyện và tỉnh.