Đề xuất giải pháp phát triển hệ thống hầm biogas nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường của ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của dự án hỗ trợ xây hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh, giai đoạn 2013 2016 (Trang 88 - 91)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.5. Đề xuất giải pháp phát triển hệ thống hầm biogas nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường của ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

4.5.1. Giải pháp về chính sách

- Quy hoạch tổng thể ngành chăn nuôi trong cả nước hình thành các vùng chăn nuôi trong điểm với các loại vật nuôi chủ yếu như lợn, gia cầm và bò,trâu nhằm phát huy lợi thế về sinh thái, khẩ năng đầu tư của từng vùng và nhu cầu phát triển cho tiêu dùng trong cả nước, hướng tới xuất khẩu

- Cần có chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý chất thải chăn nuôi cho các trang trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ công nghiệp với mức hỗ trợ tối thiểu 50% chi phí xây dựng.

- Miễn, giảm thuế, phí đối với: Hoạt động sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo từ công trình khí sinh học; nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ nhập khẩu để sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải; các sản phẩm thay thế nguyên liệu tự nhiên có lợi cho môi trường được Nhà nước trợ giá.

- Tổ chức cá nhân được ưu tiên vay vốn từ các quỹ bảo vệ môi trường;

trường hợp vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác để đầu tư bảo vệ môi trường thì được xem xét hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư theo điều lệ của quỹ bảo vệ môi trường.

4.5.2. Giải pháp về giáo dục cồng đồng

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường đặc biệt các quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường.

- Tổ chức nhiều hơn các khóa tập huấn, hội thảo, tọa đàm nhằm cung cấp thông tin cho người dân, giải đáp các vấn đề môi trường, phản ánh kịp thời các vấn đề môi trường đang tồn tại hoặc mới phát sinh. Công khai các cá nhân, tổ chức, các vụ việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường tại địa phương.

- Tuyên truyền, tập huấn cho người nông dân các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi, giết mổ bằng công nghệ phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi.

- Sử dụng các phương tiện truyền thông như đài, báo, loa phát thanh… để tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường trong hoạt động chăn nuôi, thú y.

4.5.3. Giải pháp về hỗ trợ vốn đầu tư

+ Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại, sản xuất hàng hóa tận dụng lợi thế đất đai rộng rãi ở nông hộ. Chính sách hỗ trợ, đầu tư cho vốn vay ưu đãi với lãi xuất thấp cho người nông dân để mở rộng chăn nuôi, xây dựng chuồng trại và các công trình xử lý môi trường. Tạo cơ chế thông thoáng, giảm bớt các thủ tục rườm rà trong quá trình hỗ trợ vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, quan tâm hơn nữa đến quyền lợi của người chăn nuôi để nguồn vốn hỗ trợ nhanh chóng đến tay người dân.

+ Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Xây dựng cơ chế hỗ trợ cho người nông dân trong tiêm phòng bệnh, tiêu độc khử trùng. Hơn nữa Nhà nước cần có chính sách bình ổn giá cả, ổn định giá cả thị trường sản phẩm chăn nuôi, đảm bảo đầu ra cho người chăn nuôi để họ yên tâm chăn nuôi và ổn định tình hình chăn nuôi ở các địa phương.

+ Tăng cường thu hút các dự án đầu tư vào chăn nuôi ở huyện và đầu tư hỗ trợ các biện pháp xử lý chất thải cho các nông hộ chăn nuôi. Đối với các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ, huyện cần có cơ chế hỗ trợ thêm vốn xây dựng hầm biogas ngoài vốn hỗ trợ của dự án. Trong thời gian tới, khi tiếp tục triển khai dự án nhân rộng mô hình hầm biogas ở nông hộ cần đề xuất tăng mức hỗ trợ cao hơn nhằm khuyến khích người dân tích cực tham gia hơn.

4.5.4. Giải pháp về công nghệ kỹ thuật

+ Tại các cơ sở chăn nuôi: Đưa các công nghệ mới, hiệu quả cao vào áp dụng, kết hợp các mô hình khác nhau vào sản xuất (như ao – chuồng, VAC), kết hợp các phương pháp xử lý khác nhau để xử lý chất thải như kết hợp hầm biogas với ủ phân compost để lấy phân hữu cơ phục vụ trồng trọt hoặc với với ao, hồ vừa kết hợp thả cá vừa đóng vai trò là hồ sinh học xử lý nước thải.

Ở các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hầm biogas để xử lý chất thải, thu hồi năng lượng phục vụ sinh hoạt, sản xuất.

Đối với các hộ gia đình chăn nuôi lớn ngoài hầm biogas cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau để tái chế chất thải. Các hộ xây dựng hầm biogas cần tính toán thể tích biogas phù hợp với quy mô chăn nuôi, tránh việc chăn nuôi lớn nhưng lại xây hầm thể tích quá nhỏ.

Ngoài việc sử dụng KSH để đun nấu cần đưa các thiết bị khí sinh học hiện đại vào áp dụng phục vụ sinh hoạt và sản xuất tránh xả lượng KSH thừa ra môi trường như bình nóng lạnh KSH, máy phát điện KSH, các đèn sưởi KSH,...

+ Đối với các vùng chăn nuôi nhiều ở các khu dân cư; các khu chăn nuôi tập trung, cần xây dựng, cải tạo các hệ thống thu gom, xử lý nước thải sau hầm biogas như sử dụng hồ sinh học, cánh đồng tưới, xây dựng bể lọc sinh học,...

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của dự án hỗ trợ xây hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh, giai đoạn 2013 2016 (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)