Tình hình xây dựng hầm biogas theo dự án hỗ trợ ở các xã nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của dự án hỗ trợ xây hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh, giai đoạn 2013 2016 (Trang 71 - 76)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Thực trạng phát triển công trình biogas theo dự án đầu tư hỗ trợ tại huyện Quế Võ giai đoạn 2013- 2016

4.3.2. Tình hình xây dựng hầm biogas theo dự án hỗ trợ ở các xã nghiên cứu

- Nhận thức: Nhận thức của bà con có tác động rất lớn đến việc phát triển hầm biogas. Kết quả khảo sát cho thấy vấn đề ô nhiễm môi trường chủ yếu ở các xã hiện nay là do chăn nuôi, tiếp đến là rác thải sinh hoạt. Và việc xử lý ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi được các hộ đánh giá khá quan trọng, có 65% cho rằng rất quan trọng, 29% cho rằng quan trọng, 6% cho rằng bình thường.

95 40

5 10

Từ chăn nuôi Từ sinh hoạt Từ trồng trọt Từ hoạt động công nghiệp

Hình 4.2. Nhận thức của người dân về các hoạt động gây ô nhiễm môi trường chính ở địa phương

-Vốn: Yếu tố vốn là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc ra quyết định xây

dựng hầm của các hộ. Sau khi ứng dụng thành công mô hình ở các xã đã tác động rõ nét đến nhận thức của người dân. Các hộ có điều kiện kinh tế khá giả sẽ sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền để đầu tư giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi.

Có 13% hộ cho rằng sẵn lòng đầu tư xử lý chất thải chăn nuôi, 81% sẽ đầu tư khi kinh tế dư dả, 6% đầu tư nếu cho hỗ trợ của dự án. Trong 100 hộ phỏng vấn thì có 95 hộ đã xây dựng bằng vốn tự có; 5 hộ xây bằng vốn tự có và một phần vay mượn của anh em – đây là các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và có điều kiện kinh tế trung bình; không có hộ nào dám xây dựng mà vốn đi vay 100%.

Theo đánh giá của các hộ, giá thành xây dựng hầm biogas hiện nay ở mức cao, có 60 % số hộ cho rằng giá thành xây dựng biogas là quá cao, 40 % cho rằng giá xây dựng ở mức trung bình.

- Thông tin: Các nguồn thông tin giúp hộ tiếp cận với công nghệ KSH là từ các phương tiện thông tin đại chúng, bạn bè, hàng xóm, từ cán bộ địa phương.

Kết quả điều tra cho thấy, nguồn thông tin chính giúp hộ dân tiếp cận công nghệ KSH là từ các hoạt động tuyền truyền, tập huấn, tài liệu của dự án.

Về đào tạo, tập huấn: các hộ đều mong muốn được tham dự nhiều lớp tập huấn về công nghệ KSH, có 90% cho rằng mở các lớp tập huấn về KSH là rất cần thiết, 7% cho rằng cần thiết, 3% cho rằng bình thường.

4.3.2.2. Tình hình phát triển biogas ở các xã nghiên cứu

Xét trên phạm vi huyện Quế Võ thì bốn xã Đại Xuân, Việt Hùng, Quế Tân, Hán Quảng là bốn xã có phong trào chăn nuôi rất phát triển, tuy nhiên trong đó chỉ có hai xã là Đại Xuân, Việt Hùng có phong trào áp dụng mô hình hầm biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi, còn hai xã Quế Tân, Hán Quảng thì việc áp dụng mô hình hầm biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi vẫn ở mức độ trung bình.

Với quy mô chăn nuôi ngày càng nhiều, chất thải chăn nuôi hầu chưa có cách xử lý hiệu quả mà chủ yếu được thải ra các cống rãnh, kênh rạch rồi đổ ra ao hồ, đồng ruộng tạo mùi hôi thối. Một số ruộng không thể canh tác do nước thải chăn nuôi chảy vào nhiều làm cây phát triển mạnh nhưng năng suất thấp.

Bên cạnh những lợi ích kinh tế thì việc phát triển chăn nuôi với số lượng lớn, phân tán trong khu dân cư đã gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh bùng phát trên đàn gia súc, gia cầm. Hơn nữa những hộ chăn nuôi nằm trong khu dân cư thải chất thải gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến các hộ xung quanh, gây tranh cãi, mất đoàn kết nhưng chưa có hướng để giải quyết. Tuy phong trào chăn

nuôi phát triển khá mạnh, nhưng thời điểm năm 2004 mới chỉ có một số hộ có hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi, chủ yếu là các hộ có kinh tế khá giả và chăn nuôi mức độ lớn. Lúc đó thông tin về biogas đến người dân còn rất hạn chế, người dân chưa hiểu hết giá trị kinh tế và môi trường mà hầm biogas mang lại, do đó các hộ không dám bỏ tiền xây dựng hầm, vì thế tốc độ phát triển mở rộng quy mô hầm biogas còn chậm.

Năm 2005, triển khai dự án hỗ trợ nhân rộng mô hình hầm biogas trên địa bàn toàn tỉnh với mức hỗ trợ 1.200.000 đồng/hầm/hộ, những chiếc hầm đầu tiên được xây dựng đánh bước tiến mới để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi. Khi có chương trình dự án, ban lãnh đạo xã đã tuyên truyền vận động nhân dân tham gia xây dựng, đồng thời cử cán bộ đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu các thông tin để tuyên truyền cho người dân. Để tạo điều kiện phát triển mạnh mô hình hầm biogas, các cấp uỷ đảng, chính quyền từ tỉnh đến xã tích cực công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia, kết hợp với việc mở các lớp tập huấn ở các xã hướng dẫn về công nghệ KSH cho bà con. Với sự hỗ trợ tích cực của dự án từ hướng dẫn kỹ thuật, vận hành, sử dụng cho người dân đến đào tạo đội thợ chuyên xây dựng hầm biogas. Nhận thức của người dân về công nghệ KSH được tăng lên đáng kể.

Để xây dựng hầm biogas phải có điều kiện cần và đủ: điều kiện cần là số lượng chăn nuôi gia súc và mức độ chăn nuôi thường xuyên, điều kiện đủ là mức vốn đầu tư ban đầu. Đa số các hộ nông dân chăn nuôi nhiều và có thông tin về hầm biogas thì đều muốn xây dựng hầm nhưng khó khăn lớn nhất mà họ gặp phải là vốn đầu tư ban đầu, ngoài ra dịch bệnh xuất hiện ở lợn cũng là nguyên nhân khiến các hộ đã xây hầm nhưng không sử dụng vì tạm dừng chăn nuôi.

Hai dự án trên đã triển khai hỗ trợ mô hình hầm biogas trên địa bàn toàn huyện từ năm 2005 đến năm 2010 thì dừng lại, đến năm 2012 thì hai dự án lại tiếp tục được triển khai hỗ trợ giai đoạn II và dự định đến năm hết năm 2017 sẽ kết thúc dự án. Do hai dự án đã triển khai qua giai đoạn I nên đến giai đoạn II thì công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia đã suôn sẻ và đơn giản hơn rất nhiều nên cả hai dự án đều lấy tiêu chí hộ nào đăng ký trước sẽ được xây dựng trước. Đa số các hộ chăn nuôi nhiều và có thông tin về hầm biogas thì đều muốn xây dựng hầm nhưng khó khăn lớn nhất mà họ gặp phải là vốn đầu tư ban đầu, ngoài ra dịch bệnh xuất hiện ở lợn cũng là nguyên nhân khiến các hộ đã xây hầm nhưng không sử dụng vì tạm dừng chăn nuôi.

Bảng 4.15. Số lượng hầm biogas sử dụng được dự án hỗ trợ tại các xã nghiên cứu từ năm 2013 đến năm 2016

Diễn giải

Xã Đại Xuân Xã Việt Hùng Xã Quế Tân Xã Hán Quảng Số

lượng

Cơ cấu (%)

Số lượng

Cơ cấu (%)

Số lượng

Cơ cấu (%)

Số lượng

Cơ cấu (%)

1. Năm 2013 33 100,0 30 100,0 17 100,0 16 100,0

+ Xây gạch 31 93,9 28 93,3 13 76,47 11 68,75

+Nhựa composite 2 6,1 2 6,7 4 23,53 5 31,25

2. Năm 2014 36 100,0 34 100,0 19 100,0 18 100,0

+ Xây gạch 32 88,9 31 91,2 14 73,7 12 66,67

+ Nhựa composite 4 11,1 3 8,8 5 26,3 6 33,33

3. Năm 2015 38 100,0 33 100,0 20 100,0 19 100,0

+ Xây gạch 34 89,47 29 87,88 16 80,0 13 68,4

+Nhựa composite 4 10,53 4 12,12 4 20,0 6 31,6

4. Năm 2016 31 100,0 29 100,0 15 100,0 15 100,0

+ Xây gạch 28 90,3 26 89,66 10 66,67 9 60,0

+Nhựa composite 3 9,7 3 10,34 5 33,33 6 40,0

5. Thể tích hầm

<8m3 4 2,9 6 4,76 8 11,27 8 11,75

8-12m3 23 16,67 25 19,84 20 28,17 21 30,9

>12m3 111 80,43 95 75,4 43 60,56 39 57,35

6. Tình trạng hầm

+ Hầm sử dụng tốt 128 92,75 113 89,68 64 90,14 60 88,23

+ Hầm bị trục trặc 8 5,8 10 7,93 6 8,4 8 11,77

+ Hầm không sử

dụng 2 1,45 3 2,39 1 1,46 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Số lượng hầm xây dựng của hai xã Đại Xuân và xã Việt Hùng thường giữ ở mức khá cao do hai xã này thường áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, hình thức chăn nuôi chủ yếu là bán công nghiệp và các hộ chăn nuôi ở đây có điều kiện kinh tế tương đối khá giả. Còn ở hai xã Quế Tân và Hán Quảng thì số lượng hầm xây dựng chỉ ở mức trung bình do người dân ít áp dụng khoa học kỹ

thuật vào chăn nuôi và đây là hai xã thuần nông, chủ yếu là trồng lúa nước kết hợp với chăn nuôi nên phần lớn người dân vẫn ủ phân để bón lúa và hoa màu.

Ứng dụng công nghệ composite vào xây dựng hầm biogas, vừa nhanh lắp đặt nhanh vừa tiện dụng có thể di chuyển được khi thay đổi địa điểm chăn nuôi và việc tuyên truyền ứng dụng công nghệ này cũng khá được quan tâm. Từ năm 2013 đến năm 2016 trên địa bàn huyện đã có 165 hầm composite được bà con sử dụng, tuy nhiên qua đánh giá của các hộ thì phần lớn cho rằng hầm xây bằng gạch có ưu thế hơn, nhiều gas và ổn định hơn, hầm nhựa chỉ thích hợp cho hộ chăn nuôi nhỏ.

Từ năm 2012, khi Chương trình khí sinh học được thực hiện, đã góp phần tích cực trong việc phát triển mô hình hầm biogas ở các địa phương. Dự án đã đào tạo được nhiều đội thợ xây dựng hầm biogas có kỹ thuật xây dựng cao. Tuy mức hỗ trợ của hai dự án là như nhau nhưng đa phần các hộ dân vẫn thực hiện theo dự án hỗ trợ của Sở TN&MT, do chương trình KSH cho ngành chăn nuôi chỉ hỗ trợ cho những hộ được xây dựng từ đội thợ xây đã qua đào tạo của chương trình thì Sở TNMT đã chủ trương hỗ trợ cho cả hộ mới làm đơn xin hỗ trợ để xây dựng và cả hộ đã xây dựng nhưng chưa được nhận hỗ trợ lần nào. Từ đó giúp người dân chủ động hơn trong xây dựng, không cần mất thời gian chờ đợi đội thợ xây từ nơi khác đến xây dựng và đơn xin hỗ trợ được duyệt. Từ năm 2013 – 2016, tổng số hầm dự án KSH đã hỗ trợ tại bốn xã này là 103 hầm, chiếm 25,56% tổng số hầm đã hỗ trợ từ các dự án.

Về thể tích hầm, do được tư vấn từ những người lắp đặt trước nên đa số các hộ xây dựng loại hầm có kích thước lớn trên 12m3 (chủ yếu xây dựng loại 13 – 18m3) chiếm tới 80,43% tổng số hầm ở xã Đại Xuân, 75,4% tổng số hầm ở xã Việt Hùng, 60,56% ở xã Quế Tân và 57,35% ở xã Hán Quảng. Loại hầm có thể tích nhỏ (dưới 8m3) chiếm tỉ lệ thấp, loại hầm từ 8 – 12m3 cũng được khá nhiều nhiều hộ sử dụng.

Mặc dù, dự án KSH đã đào tạo đội thợ chuyên xây dựng hầm, tuy số lượng rất nhỏ so với nhu cầu thực tế nhưng tay nghề của thợ xây khá vững, đã có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng và được qua các lớp tập huấn. Hơn nữa, ở mỗi xã đều có các bộ phụ trách được tập huấn, đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát các hầm được xây dựng trên địa bàn nên công trình xây dựng hiệu quả khá cao. Nhìn chung qua đánh giá các năm, các hầm đều hoạt động khá tốt.

Tỷ lệ hầm sử dụng tốt ở xã Đại Xuân là 92,75%, ở xã Việt Hùng là

89,68%, ở xã Quế Tân là 90,14% và ở xã Hán Quảng là 88,23%, nhìn chung là đều chiếm tỷ lệ rất cao nên có thể thấy việc xây dựng được bảo đảm về mặt kỹ thuật. Tỷ lệ hầm bị trục trặc ở xã Đại Xuân là 5.8%, ở xã Việt Hùng là 7,93%, ở xã Quế Tân là 8,4% và ở xã Hán Quảng là 11,77%, các hầm bị trục trặc này chủ yếu ở các hộ chưa được tập huấn hướng dẫn kỹ thuật xây dựng và do thợ xây địa phương xây dựng chưa được đào tạo, tập huấn. Các lỗi trục trặc thường gặp là không có gas do lắp ống dẫn bị hở, nắp bể bị hở hoặc nghiêm trọng hơn là bị nứt bể, tắc ống dẫn, cặn lắng đầy bể phân huỷ. Các hầm trục trặc sau khi xây dựng đều được khắc phục kịp thời và đưa vào sử dụng. Hầm không sử dụng chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu ở các gia đình chuyển đổi hình thức làm ăn từ chăn nuôi sang làm kinh doanh, dịch vụ.

Như vậy, qua bốn năm thực hiện dự án, tình hình phát triển hầm biogas có bước phát triển tốt bởi các công trình hoạt động ổn định, người dân rất hài lòng, phấn khởi với hiệu quả của mô hình hầm biogas, những gia đình chăn nuôi đều rất mong muốn sớm xây dựng được hầm biogas. Dự án triển khai đã phát động được phong trào làm hầm biogas giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của dự án hỗ trợ xây hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh, giai đoạn 2013 2016 (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)