4.1. Đánh giá khái quát điều kiện tự nhien, kinh tế, xã hội tại huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Nam Trực là cửa ngõ phía Nam thành phố Nam Định, trên trục giao thông quan trọng nối thành phố Nam Định với các huyện kinh tế trọng điểm phía nam của tỉnh tạo nên hệ thống giao thông thuỷ bộ liên hoàn rất thuận lợi cho giao lưu và phát triển kinh tế. Có 02 sông chính chạy qua với tổng chiều dài 29,4km. Đây là 02 nguồn cung cấp nước quan trọng cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh. Ngoài 02 sông chính, Nam Trực còn các sông như: Châu Thành, Rõng, An Lá... Các sông này chảy qua huyện tạo thành mạng lưới tưới tiêu thuận tiện.
- Phía Bắc giáp với thành phố Nam Định.
- Phía Đông giáp với huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình). Lấy sông Hồng làm ranh giới.
- Phía Tây giáp với huyện Vụ Bản, huyện Nghĩa Hưng và huyện Ý Yên.
- Phía Nam giáp với huyện Trực Ninh.
Huyện Nam Trực có diện tích tự nhiên 161,7km2. Dân số (năm 2013) là 193,18 nghìn người, mật độ dân số bình quân 1.195 người/km2 gồm 19 xã và 01 thị trấn. Thị trấn Nam Giang là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của huyện.
4.1.1.2. Địa hình
Nam Trực rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành nông nghiệp. Phía Bắc và phía Nam là vùng trũng, thuận lợi cho sự phát triển cho việc trồng lúa nước, vùng giữa huyện từ Tây sang Đông, dọc theo con đường Vàng thuận lợi cho việc phát triển các loại hoa màu và cây công nghiệp. Vùng đồng bãi chạy dọc theo đê sông Đào dài 15km phía Tây huyện và theo đê sông Hồng 14km phía Đông huyện thuận lợi cho việc phát triển rau màu và nghề trồng dâu nuôi tằm. Chạy dọc từ Bắc xuống Nam là sông Châu Thành cùng với các nhánh sông khác, thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và phát triển giao thông đường thủy.
Nhìn chung điều kiện địa hình của Nam Trực thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tâng về giao thông, thủy lợi, xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội và tạo ra hệ sinh thái động, thực vật tự nhiên và cây trồng khá đa dạng.
Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Nam Trực SƠ ĐỒ HÀNH CHÍNH
4.1.1.2. Địa hình
Nam Trực rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành nông nghiệp. Phía Bắc và phía Nam là vùng trũng, thuận lợi cho sự phát triển cho việc trồng lúa nước, vùng giữa huyện từ Tây sang Đông, dọc theo con đường Vàng thuận lợi cho việc phát triển các loại hoa màu và cây công nghiệp. Vùng đồng bãi chạy dọc theo đê sông Đào dài 15km phía Tây huyện và theo đê sông Hồng 14km phía Đông huyện thuận lợi cho việc phát triển rau màu và nghề trồng dâu nuôi tằm. Chạy dọc từ Bắc xuống Nam là sông Châu Thành cùng với các nhánh sông khác, thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và phát triển giao thông đường thủy.
Nhìn chung điều kiện địa hình của Nam Trực thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tâng về giao thông, thủy lợi, xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội và tạo ra hệ sinh thái động, thực vật tự nhiên và cây trồng khá đa dạng.
4.1.1.3. Thời tiết, khí hậu, thủy văn a. Thời tiết, khí hậu
- Huyện Nam Trực mang đầy đủ những đặc điểm của khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng: Nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 - 240C.
- Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình 75 - 850C, giữa tháng có độ ẩm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều, tháng có độ ẩm cao nhất là 90%, có tháng độ ẩm nhỏ hơn 30%.
- Lượng mưa phân bố không đều trong năm. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.700mm. Lượng mưa lớn nhất trong năm là 1.800mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 75% lượng mưa cả năm, các tháng mưa nhiều là tháng 7, 8, 9. Do lượng mưa nhiều, tập trung nên gây ngập úng, làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
b. Mạng lưới sông ngòi và chế độ thủy văn nguồn nước mặt
- Sông Hồng qua Nam Trực dài 15,1km, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là phần hạ lưu có độ rộng lớn khi có lũ quét kết hợp với triều cường nước tập trung về nhanh.
- Sông Đào được tách ra từ sông Hồng, đoạn qua Nam Trực dài 14,3km.
Sông chảy quanh co uốn khúc, có nhiều bãi bồi ven sông. Hàng năm sông Đào chuyển khoảng 25 tỷ m3, 67 triệu tấn phù sa từ sông Hồng.
- Các sông chảy theo hướng nghiêng của địa hình Tây Bắc - Đông Nam bắt nguồn từ các cống ở các đê sông; Các sông chủ yếu là sông Châu Thành có chiều dài khoảng 13,5km, rộng trung bình 50m; một số sông nhỏ: Sông CT4, sông Ngọc Giang, sông Quýt, sông An Lá, sông Kinh Lũng. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các tuyến khác phân bố theo hình xương cá, thuận lợi cho việc chủ động tưới, tiêu sinh hoạt của nhân dân.
- Sông ngòi đã mang lại nguồn lợi kinh tế đáng kể cho huyện, thuận lợi về nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, bồi đắp phù sa cho vùng đất ngoài đê và một số vùng trong đê, tăng thêm độ phì cho đất. Ngoài ra sông ngòi còn là đường giao thông thủy thuận lợi, chi phí thấp và là nơi sản xuất, cung cấp nguồn thủy sản dồi dào phong phú.