Tình hình quản lý đất đai cuả huyện Nam Trực giai đoạn 2012 – 2016

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 56 - 60)

4.2. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Nam Trực Năm 2016

4.2.2. Tình hình quản lý đất đai cuả huyện Nam Trực giai đoạn 2012 – 2016

Quản lý nhà nước gồm 13 nội dung được quy định tại Điều 6, luật đất đai năm 2003 và áp dụng cho các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, trong phạm vi phương án quy hoạch, đề xuất 13 nội dung thành 7 nhóm nội dung chính nhằm phù hợp thực tiễn địa phương như sau:

4.2.2.1. Triển khai thi hành luật đất đai

Sau khi luật đất đai năm 2013 có hiệu lực huyện đã triển khai thi hành luật, tình hình quản lý sử dụng đất từng bước đi vào nề nếp, ổn định, khai thác nguồn tài nguyên đất đai ngày càng có hiệu quả.

4.2.2.2. Công tác kỹ thuật nghiệp vụ địa chính

* Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất:

- Từ năm 1985 Tổng cục Địa chính đã đầu tư xây dựng lưới toạ độ Địa chính và thành lập Bản đồ Địa chính theo phương pháp bàn đạc giấy trắng. Nam Trực đã có 20/20 xã thị trấn được đo đạc bản đồ địa chính chính quy, trong đó:

+ Các xã được đo ở tỷ lệ 1/2000 với diện tích 7200,38 ha, gồm 9 xã: Nam Hoa, Nam Toàn Nam Thắng Nam Mỹ, Nam Hồng, Hồng Quang, Tân Thịnh, Điền Xá và Nghĩa An;

+ Các xã được đo ở tỷ lệ 1/1000 diện tích 8965,87 ha gồm 11 xã, thị trấn gồm: Thị trấn Nam Giang, Nam Dương, Nam Thái, Nam Cường, Nam Lợi Nam Hải, Nam Thanh, Nam Hùng, Nam Tiến, Bình Minh và Đồng Sơn;

- Từ kết quả kiểm kê huyện Nam Trực đã được xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở cấp huyện và 20 xã, thị trấn tỷ lệ 1/5000;

- Xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2001 - 2005) cấp huyện, xã, thị trấn đã xây dựng bản đồ quy hoạch 2 cấp huyện, xã.

* Định giá, phân hạng đất:

Bước đầu mới phân hạng được đất nông nghiệp làm cơ sở cho việc tính thuế sử dụng đất nông nghiệp và đầu tư cho sản xuất. Thi hành quyết định số 34/2010/QĐ-UBND ngày 23/12/2010 của UBND tỉnh Nam Định về quy định khung giá các loại đất trong phạm vi tỉnh Nam Định, làm cơ sở để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất thu tiền khi giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất. Bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trên địa bàn huyện. Riêng việc đánh giá phân hạng đất đến từng thửa chưa thực hiện.

* Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

- Đối với các tổ chức: Đã cấp cho 1.005 tổ chức đóng trên địa bàn huyện với diện tích 202,63 ha kể cả tổ chức thuê lại đất trong cụm công nghiệp đã được cấp GCNQSDĐ;

- Đối với hộ gia đình cá nhân: Huyện đã cấp được 47.336 hộ bằng 90,47%

hộ sử dụng đất nông nghiệp với diện tích 7.828,86 ha;

- Đối với đất khu dân cư: Đã cấp được 49.663 hộ bằng 95,12% số hộ sử dụng đất khu dân cư với diện tích đã là 934,56 ha.

4.2.2.3. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất a. Về kế hoạch sử dụng đất

Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, UBND huyện, UBND các xã, thị trấn đã tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm và kế hoạch sử dụng đất 5 năm theo đúng quy định của pháp luật về đất đai làm cơ sở cho việc thực thi các công trình kinh tế - xã hội.

b. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

Đến hết năm 2003, huyện đã xây dựng xong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, quy hoạch sử dụng đất đã phục vụ thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện;

Để đáp ứng kịp thời yêu cầu khách quan trong sử dụng đất của các thành phần trên địa bàn huyện, nhất thiết phải tiến hành điều chỉnh lại quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt, đảm bảo chủ động được quỹ đất đai phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tình hình mới. Huyện Nam Trực lập điều chỉnh bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt;

Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đều có báo cáo để Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt.

c. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã

Thời kỳ 2010 - 2020, Nam Trực có 20 đơn vị xã, thị trấn. Đã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020;

Trong kỳ cũng đã tiến hành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chi tiết 20 xã, thị trấn cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã;

Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp xã đều có báo cáo để Phòng Tài nguyên và Môi trường tổng hợp trình UBND huyện phê duyệt.

4.2.2.4. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

- Giao đất: Theo quy định của luật đất đai năm 2013, thì thẩm quyền giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thuộc thẩm quyền UBND huyện. Do đó UBND huyện đã tập trung giao đất cho các đối tượng sử dụng đất như sau:

+ Hộ gia đình và cá nhân sử dụng 11.591,69 ha ha (chiếm 71,68% diện tích tự nhiên);

+ UBND cấp xã sử dụng 1.323,94 ha (chiếm 8,19% diện tích tự nhiên);

+ Tổ chức kinh tế sử dụng 160,18 ha (chiếm 0,99% diện tích tự nhiên);

+ Các tổ chức khác sử dụng 104,29 ha (chiếm 0,64% diện tích tự nhiên);

+ Các cộng đồng dân cư sử dụng 29,67 ha (chiếm 0,18% diện tích tự nhiên);

+ Cơ quan, đơn vị của Nhà nước 98,40 ha(chiếm 0,61% diện tích tự nhiên);

+ 100% vốn nước ngoài 2,32 ha (chiếm 0,01% diện tích tự nhiên);

- Diện tích đất theo đối tượng được giao để quản lý:

Theo chỉ tiêu thống kê diện tích đất giao cho các đối tượng quản lý là 2.860,41 ha chiếm 17,69% diện tích tự nhiên;

+ UBND cấp xã quản lý: 1.639,73 ha (chiếm 10,14% diện tích tự nhiên);

+ Tổ chức khác quản lý: 1.220,68 ha (chiếm 7,55% diện tích tự nhiên);

- Cho thuê đất: Đối với doanh nghiệp tổ chức thuê đất do sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh cho thuê đất, hộ gia đình cá nhân thuê đất thuộc thẩm quyền UBND huyện;

Từ năm 2012 đến nay, toàn huyện đã giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích đất ở, đất phi nông nghiệp được 345,42 ha. Cụ thể đất ở nông thôn 71,23 ha, đất ở đô thị 3,33 ha, đất trụ sở cơ quan 5,99 ha, đất an ninh 0,2 ha, đất

sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 122,33 ha, đất mục đích công cộng 148,33 ha. Việc giao đất, cho thuê đất đã cơ bản đáp ứng được việc xây dựng các công trình trọng điểm của quốc gia và của tỉnh, huyện, tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình thuê đất để phát triển sản xuất kinh doanh.

4.2.2.5. Quản lý tài chính về đất đai

Nguồn thu từ đất tăng dần qua các năm nhưng chưa ổn định và tỷ trọng tiền sử dụng đất chiếm phần quan trọng trong các khoản thu của huyện Nam Trực, các khoản thu từ đất chiếm bình quân khoảng 30% ngân sách huyện. Tuy nhiên, trong tiền sử dụng đất nguồn thu chủ yếu vẫn là giao đất thu tiền theo giá đất do nhà nước quy định, thu tiền sử dụng đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất do huyện trực tiếp quản lý.

4.2.2.6. Quản lý, giám sát việc thực hiện luật đât đai

* Thực hiện quyền của người sử dụng đất:

- Số lượng hồ sơ đăng ký thực hiện các quyền năm 2010 chỉ có 3,080 trường hợp, đến năm 2015 là 6.180 tăng gấp 2 lần. Nhu cầu đăng ký thực hiện các quyền của người sử dụng đất chủ yếu là đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất tại các ngân hàng để vay vốn chiếm khoảng 70% hồ sơ, chuyển nhượng chuyển mục đích khoảng 20%, còn lại là các giao dịch khác;

- Căn cứ luật đất đai, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

UBND huyện đã cụ thể hóa một số điều để bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện. Trong đó tập trung một số nội dung nhằm quy định cho bảo đảm quyền lợi của người sử dụng đất sau khi bị thu hồi đất được hỗ trợ và tái định cư cho phù hợp với địa phương.

* Quản lý dịch vụ công về đất đai:

Cơ quan hoạt động dịch vụ công về đất đai là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của huyện. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan dịch vụ công có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký sử dụng đất và chỉnh lý biến động về sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính; Giúp phòng Tài Nguyên và Môi Trường trong việc thực hiện thủ tục hành chính về quản lý đất đai theo quy định của pháp luật;

Trong những năm qua đã thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 96% số giấy cần cấp.

4.2.2.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý sử dụng đất

Trong những năm qua, công tác thanh tra và kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức như thanh, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất;

Uỷ ban Nhân dân huyện đã ra quyết định thành lập nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất đai của một số cơ sở, công ty và một số địa phương cấp xã. Qua các cuộc thanh kiểm tra đã phát hiện những vi phạm như cấp đất không đúng thẩm quyền, sử dụng đất sai mục đích, giao đất và thu tiền trái thẩm quyền. Ngoài ra, địa phương thường xuyên kiểm tra các trường hợp hộ nhân dân đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lấn chiếm đất trái phép, mở rộng vườn trái phép. Qua kiểm tra uỷ ban nhân dân huyện đã ra Quyết định xử lý vi phạm hành chính nhiều trường hợp vi phạm.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)