4.1. Đánh giá khái quát điều kiện tự nhien, kinh tế, xã hội tại huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Nam Trực gần trung tâm Thành phố Nam Định, điều kiện giao thông thuận tiện, có lợi thế lớn để phát triển kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Có 03 xã đạt chuẩn NTM ; 01 xã đạt chuẩn 18 tiêu chí; 03 xã đạt và cơ bản đạt 17 tiêu chí; 06 xã đạt và cơ bản đạt 16 tiêu chí; 01 xã đạt và cơ bản đạt 15 tiêu chí; 05 xã đạt và cơ bản đạt 14 tiêu chí; 01 xã đạt 13 tiêu chí.
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế.
Bảng 4.1. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu thời kỳ 2012 - 2016
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2012 2016
1/ GDP (Giá hiện hành) Tr. đồng 1.168.000 4.347.822
2/ Tốc độ tăng trưởng % 100 100
- Nông nghiệp - thuỷ sản “ 3,5 3,3
- Công nghiệp, xây dựng “ 11,0 19,8
- Dịch vụ “ 6,5 9,3
3/ Cơ cấu % 100 100
- Nông, ngư nghiệp “ 53,0 32,6
- Công nghiệp, xây dựng “ 18,0 34,9
- Dịch vụ “ 29,0 32,5
4/ Thu nhập bình quân đầu người
(Giá hiện hành) Tr. đồng/năm 3,1 11,4
Nguồn: UBND huyện Nam Trực (2016)
- Tăng trưởng kinh tế: Thời kỳ 2012-2016 nền kinh tế của huyện Nam Trực có bước tăng trưởng khá và luôn giữ ở mức ổn định, cơ cấu kinh tế đang được tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005-2010 tăng bình quân 7,67%, giai đoạn 2012 - 2016 là 10,2%/năm.
- Cơ cấu kinh tế năm 2016 (theo giá hiện hành):
+ Nông nghiệp - thuỷ sản chiếm 32,6 %;
+ Công nghiệp - xây dựng chiếm 34,9%;
+ Ngành dịch vụ chiếm 32,5 %.
Bảng 4.2. Cơ cấu GTSX ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giai đoạn 2012 - 2016
STT Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Năm 2012 (triệu đồng)
Năm 2016 (triệu đồng)
I Tổng số (Giá hiện hành) 557.462 1.506.245
1 Nông nghiệp Tr. đồng 535.295 1.442.695
+ Trồng trọt Tr. đồng 342.433 909.659
+ Chăn nuôi Tr. đồng 172.077 480.524
+ Dịch vụ SXNN Tr. đồng 20.785 52.512
2 Lâm nghiệp Tr. đồng 2.590 5.244
3 Thuỷ sản Tr. đồng 19.577 58.306
II Cơ cấu (%) % 100 100
1 Nông nghiệp % 96 95,8
+ Trồng trọt % 62 61,2
+ Chăn nuôi % 30,1 31
+ Dịch vụ SXNN % 3,9 3,6
2 Lâm nghiệp % 0,5 0,3
3 Thuỷ sản % 3,5 3,9
Nguồn: UBND huyện Nam Trực (2016) 4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
a. Dân số và nguồn lực
Dân số của Nam Trực năm 2016 là 192.405 người mật độ dân số là 1.190 người/km2, cao hơn so với bình quân chung của cả tỉnh (1.108 người/km2). Dân cư phân bố theo các thôn xóm. Khu vực thị trấn Nam Gang có mật độ dân cư tập
trung đông nhất với 2.382 người/km2 khu vực có dân cư thưa thớt nhất là xã Nam Thắng với 854 người/km2;
Cơ cấu dân số chia theo giới tính: nam 95.659 người, nữ 96.746 người;
Cơ cấu dân số theo khu vực: Thành thị 16.719 người chiếm 8,67% dân số toàn huyện, nông thôn 175.686 người chiếm 91,33% dân số toàn huyện, về cơ cấu dân số thành thị của huyện vẫn còn rất thấp (8,67%) so với tỉnh 17,8%, biểu hiện mức độ phát triển công nghiệp, dịch vụ của huyện còn nhiều hạn chế;
Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu dân số, nguồn nhân lực thời kỳ 2012 - 2016
Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2016
1. Dân số Người 192.329 192.405
- Mật độ dân số Ng/km2 1.189 1190
- Dân số đô thị Người 17.277 16.719
- Tỷ lệ đô thị hoá % 8,98 8,67
2. Tỷ lệ sinh %o 14,64 16,63
- Tỷ lệ chết %o 5,58 5,38
- Tỷ lệ tăng tự nhiên %o 9,06 11,25
3. Nguồn lao động Người 114.751 124.925
- NLĐ/Dân số % 59,67 64,93
a. Số người trong độ tuổi có khả năng LĐ Người 107.826 119.523 b. Lao động làm việc trong nền kinh tế QD Người 101.244 101.703
c. Cơ cấu lao động % 100 100
- Nông lâm thuỷ sản % 78,6 72,9
- Công nghiệp, xây dựng % 14,2 17,6
- Dịch vụ % 7,2 9,5
Nguồn: UBND huyện Nam Trực (2016) b. Lao động, việc làm
* Lao động việc làm trong các ngành kinh tế: Số người có khả năng lao động 119.523 người chiếm 62,12% dân số toàn huyện, số người làm việc trong nền kinh tế 101.703 người chiếm 85,1% số người có khả năng lao động, bao gồm:
- Nông, Lâm nghiệp, thuỷ sản 74.192 người;
- Công nghiệp và xây dựng 17.903 người;
- Dịch vụ 9.608 người;
* Phân phối lao động:
- Lao động làm việc trong ngành kinh tế 101.703 người;
- Số người lao động có khả năng lao động đang đi học 11.228 người;
- Số người trong độ tuổi có khả năng lao động làm nội trợ 1.822 người;
- Số người trong độ tuổi có khả năng lao động không làm việc 1.823 người;
- Số người trong độ tuổi có khả năng lao động không có việc làm 5.313 người;
Nhìn chung số lao động tham giao làm việc trong lĩnh vực kinh tế xã hội trên địa bàn chưa thật hợp lý;
* Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo: Chương trình Quốc gia giải quyết việc làm cho người lao động được quan tâm, 5 năm qua đã tổ chức các lớp đào tạo, dạy nghề cho người lao động. Cơ cấu lao động có sự chuyển biến tích cực, đã chuyển dịch trên 5.366 lao động từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp dịch vụ. Công tác xoá đói giảm nghèo có nhiều tiến bộ, tỷ lệ hộ nghèo còn 6%.
c. Thu nhập
Trong công cuộc đổi mới đời sống của nhân dân đang dần được nâng cao, những nhu cầu về ăn, mặc, học hành, khám chữa bệnh được đáp ứng ngày càng tốt hơn. Thu nhập bình quân đầu người những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến, năm 2005 là 3,5 triệu đồng, năm 2012 là 4,4 triệu đồng, năm 2016 là 11,4 triệu đồng.
4.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn a. Thực trạng phát triển đô thị
Hệ thống đô thị của huyện hiện nay có Thị trấn Nam Giang và các thị tứ Điền Xá, Nam Hồng, Đồng Sơn. Trong đó Thị trấn Nam Giang là đô thị loại 5 là trung tâm kinh tế - văn hóa, chính trị của huyện. Dân số 16.445 người chiếm 8,5% tổng dân số;
Trong những năm gần đây, có vị trí địa lý thuận lợi giáp thành phố Nam Định, có quỹ đất rộng lại có các tuyến Đường giao thông thuận lợi và sự hình thành các khu công nghiệp trên địa bàn các điểm dân cư đô thị đã được hình thành và phát triển;
Thị trấn Nam Giang được thành lập từ năm 2005 đến nay. Có quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu được phân bố dải đều, có tính tự phát từ các tụ điểm dân cư nông thôn, bám theo các trục tỉnh lộ. Về tính chất đô thị: Có tính chất đa năng, đa tính chất và có tính chất chung là trung tâm hành chính, kinh tế - xã hội của địa phương;
Về hình thái và dân số đô thị: Về cơ bản thị trấn Nam Giang phát triển tự do phát triển theo hướng điểm, dải, chuỗi theo trục giao thông và phân tán;
Dân số đô thị đa số có thành phần xuất phát từ nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và khoa học kỹ thuật. Dân số đô thị năm 2015 là 16.719 người chiếm 8,69% dân số toàn huyện, đất đô thị 702,11 ha chiếm 4,34% diện tích toàn huyện, trong đó đất ở đô thị 69,65 ha bình quân 41,6 m2/người, tỷ lệ đô thị hoá 8,67% rất thấp so với tỉnh 21,7%, cả nước 29,6%;
Những hạn chế của hệ thống đô thị Nam Trực là: Chất lượng Đường phố còn kém. Cấp điện đủ dùng với tiêu chuẩn thấp. Hệ thống thoát nước còn kém. Chỉ có các khu đô thị dọc TL 490C và Đường vàng có hệ thống thoát nước nhưng chỉ đảm bảo thoát nước mưa. Cấu trúc không gian hệ thống thị trấn và thị tứ mất cân đối: Dân cư đô thị tập trung nhiều ở hành lang giao thông. Đầu tư cho việc quy hoạch các đô thị còn thấp.
b. Thực trạng phát triển khu vực nông thôn
Toàn huyện hiện có 19 xã nông thôn, tổng diện tích khu dân cư nông thôn là 3.762,86 ha, chiếm 23,27% tổng diện tích tự nhiên, dân số 175.686 chiếm 91,31% dân số toàn huyện, bình quân đất khu dân cư 214,2 m2/người;
Khu vực nông thôn vẫn là nơi tập trung phần lớn lao động trong huyện.
Chỉ tính riêng lao động nông nghiệp (do không có số liệu chính thức về lượng lao động phi nông nghiệp ở nông thôn) lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp đã chiếm tới khoảng 52% tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế. Bình quân đầu người chỉ tiêu GDP ở khu vực nông thôn là rất thấp;
Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn Nam Trực khá cao, tới 87,5% (năm 2009). Điều này cho thấy năng suất lao động khu vực nông thôn (và ngành nông nghiệp) rất thấp. Ngành nông nghiệp sử dụng quá nhiều lao động (cả về số lượng và thời gian) nhưng tạo ra một lượng GDP quá nhỏ;
Trong những năm qua, Đảng ủy, UBND huyện và nhân dân đã dành sự quan tâm lớn đến đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. Nhờ
đó, hệ thống kết cấu hạ tầng có bước cải thiện rõ rệt, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện, góp phần bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giảm nhẹ thiên tai và bảo đảm an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân, xóa đói, giảm nghèo. Một số công trình trọng điểm đã được đầu tư xây dựng, tạo diện mạo mới của huyện trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Năng lực công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực trên các lĩnh vực xây dựng, quản lý và vận hành kết cấu hạ tầng được nâng lên;
Về các dịch vụ xã hội cơ bản, có thể nói các dịch vụ này về cơ bản được đảm bảo so với trình độ phát triển chung của cả tỉnh. Đến hết năm 1997 tất cả các xã được công nhận phổ cập trung học cơ sở; không có xã nào không có trạm y tế.
Về đảm bảo cung cấp thông tin, tất cả các xã đã được phủ sóng phát thanh, truyền hình…
Tuy nhiên, có thể thấy khu vực nông thôn vẫn còn kém phát triển, còn nhiều vấn đề phải giải quyết trong thời gian sắp tới:
- Cơ hội tìm việc làm tại khu vực nông thôn còn hạn chế;
- Thu nhập của người dân nông thôn còn thấp;
- Hoạt động văn hóa cộng đồng chưa được phát huy và đúng với tiềm năng. “nhà văn hóa xã hoạt động còn nghèo về nội dung, cán bộvăn hóa thiếu về số lượng, trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu;
Với thực trạng nông thôn Nam Trực như vậy, đòi hỏi phải có giải pháp mạnh về nông thôn mới, phân bố lại dân cư và nguồn lực. Đẩy mạnh công tác đào tạo nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập và tạo điều kiện tìm việc làm cho khu vực này.
c. An ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội
Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn tiếp tục ổn định. Phạm pháp hình sự và tệ nạn xã hội cơ bản được kiềm chế. Trật tự an toàn xã hội được đảm bảo và có bước tiến bộ. Các lực lượng vũ trang đã chú trọng tổ chức triển khai các chủ trương của Đảng và Nhà nước về an ninh quốc phòng;
Huyện thực hiện triển khai toàn diện công tác quân sự - quốc phòng. Xây dựng khu vực phòng thủ đạt kết quả tốt, công tác diễn tập phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn và diễn tập khu vực phòng thủ được triển khai và đạt kết quả khá. Vì vậy:
- Quốc phòng được củng cố, luôn đảm bảo sẵn sàng đối phó với mọi tình huống. Thực hiện tốt kế hoạch tuyển quân hàng năm, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng. Tổ chức đạt kết quả cao các đợt huấn luyện, diễn tập khu vực phòng thủ;
- Các ngành nội chính đã phối kết hợp tốt trong việc đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu và gian lận thương mại. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo có nhiều tiến bộ. Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội đã được các cấp, các ngành phối hợp thực hiện.
4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 1) Giao thông
a. Đường bộ
* Quốc lộ 21: Đoạn qua huyện Nam Trực qua 7 xã dài khoảng 13 km.
Năm 2010 hoàn thành nâng cấp mở rộng đạt tiêu chuẩn cấp III, đồng bằng đáp ứng nhu cầu vận tải cho tỉnh Nam Định.
* Mạng lưới Đường tỉnh: Huyện Nam Trực có 2 tuyến Đường tỉnh với tổng chiều dài 33,4 km cụ thể như sau:
- Đường Tỉnh 488: Từ Cầu Vòi (km155 QL21) đến trung tâm thị trấn Thịnh Long dài 39,3 km, qua huyện Nam Trực. Đoạn km0 - km13+800 (giao với ĐT480) đạt tiêu chuẩn cấp VI, nền rộng 6m, mặt rộng 3m rải nhựa, đang xuống cấp, riêng km11+600 - km13+700 có nhiều Đường cong không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật cần xây dựng tuyến tránh. Tư vấn đang khảo sát lập dự án đầu tư tuyến TL488;
- Đường tỉnh 490C (55 cũ): Từ chân cầu Đò Quan đến Nam Điền dài 55,2 km đi qua địa bàn huyện Nam Trực dài 10 km đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, nền Đường rộng 12 m, mặt Đường rộng 11 m;
* Đường GTNT:
Đường GTNT bao gồm Đường huyện, Đường xã và Đường thôn xóm.
Tính đến tháng 1/2015 tổng chiều dài Đường GTNT là 914 km, trong đó Đường huyện 58,3 km, Đường xã - liên xã 183 km và Đường thôn xóm 672 km được phân theo loại mặt Đường như sau:
- Mặt đường nhựa, BTXM: Dài 626 km, chiếm 69%;
- Mặt đường đá dăm, cấp phối: Dài 100 km, chiếm 11%;
- Mặt đường gạch, đất: Dài 188 km, chiếm 20%.
Bảng 4.4. Bảng tổng hợp giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Nam Trực
STT Hiện trạng Đường Số xã
Chiều dài (km)
Loại mặt Đường Nhựa,
BTXM (km)
Đá dăm, cấp phối
(km)
Gạch, đất (km)
1 Đường huyện 20 58,36 58,36
2 Đường xã - liên xã 20 182,83 157 19,9 5,6
3 Đường thôn xóm 20 672 410 79,8 182,2
Tổng cộng 913,19 625,36 99,7 187,8
Nguồn: UBND huyện Nam Trực (2016) Về mạng đường: mạng đường GTNT huyện Nam Trực phân bố tương đối đều. Tuy nhiên, nếu tách riêng đường thôn xóm thì thấy rằng mật độ đường huyện và Đường xã ở các xã gần trung tâm thành phố Nam Định, TT. Nam Giang có mật độ cao hơn;
Về chất lượng đường: Hầu hết đường huyện, đường xã đạt tiêu chuẩn cấp VI trở xuống đặc biệt đường xã đều có chiều rộng nền đường nhỏ hơn 6m, mặt Đường 2 - 3m; đường thôn xóm chưa được vào cấp kỹ thuật;
Hệ thống cầu, cống trên đường huyện và đường xã còn thiếu, các cầu hiện nay đều có khổ hẹp, tải trọng thấp, không đáp ứng nhu cầu vận tải; hệ thống cầu cống trên đường thôn xóm chủ yếu là câu có tải trọng thấp, khổ hẹp 2 – 3 m phục vụ các phương tiện thô sơ.
* Đường đô thị:
Tổng chiều dài Đường đô thị huyện Nam Trực là 5,3 km đã được rải nhựa BTXM 100% nhưng hầu hết các tuyến Đường đều có quy mô nhỏ, mặt Đường hẹp (hầu hết các tuyến Đường đô thị trong thôn xóm cũ đều có chiều rộng mặt Đường ≤ 1 làn xe) và thiếu vỉa hè, đèn chiếu sáng, chất lượng mặt và hệ thống thoát nước chưa tốt. Việc quy hoạch các Đường đô thị cần giữ nguyên tình trạng hiện hữu, không cho lấn chiếm lòng Đường; cần tập trung đầu tư các tuyến phố mới để dãn mật độ dân số ở các tuyến phố cũ. Khi đầu tư các tuyến phố mới phải có quy hoạch đất đai để đảm bảo mặt Đường tối thiểu 2 làn xe, vỉa hè 3m.
b. Đường sông
- Nam Trực có 2 sông chính là sông Hồng và sông Đào do Trung ương quản lý;
- Các sông địa phương quản lý hầu hết có các cống ngăn mặn của thủy lợi nên hạn chế tĩnh không đối với loại tàu > 100T, những sông này chủ yếu phục vụ vận tải cự ly ngắn trong huyện. Các đoạn sông do tỉnh quản lý là sông Châu Thành điểm đầu Cống Ngô Xá điểm cuối Nam Hải dài 17 km; kích thước luồng (m) > 1m ; cấp Đường thuỷ nội địa cấp 4;
- Các bến do huyện quản lý gồm 12 bến đò ngang qua sông Hồng và sông Đào, 14 bãi bốc dỡ và tập kết vật liệu hàng hoá (trong đó có 5 bến chính là: Bến Nam Giang, Nam Dương, Nam Hồng, Nam Thanh, Tân Thịnh), Các bến đã được đầu tư nâng cấp song còn khá thô sơ;
- Giao thông thủy còn khai thác hạn chế và đầu tư thấp.
2) Thuỷ lợi
Huyện Nam Trực có hai sông chính chạy qua với tổng chiều dài 29,7 km, trong đó: Sông Hồng 15,2 km, sông Đào 14,5 km. Đây là hai nguồn cung cấp nước quan trọng cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh.
- Hệ thống đê, công trình dưới đê sông Hồng và sông Đào
Hệ thống đê hữu Hồng và đê Tả Đào đã được hình thành và phát triển từ lâu đời, đây không những là các tuyến ngăn nước mà còn phục vụ đắc lực cho giao thông đi lại và vận chuyển nông sản cho nhân dân. Trong những năm qua khoảng 15,2 km đê Hữu Hồng đi qua huyện đã được tôn cao mặt đê và bê tông hóa hình thành nên tuyến ngăn nước vững chắc và tạo thuận tiện cho giao thông.
Đê Tả Đào chạy qua các xã phía tây huyện có chiều dài khoảng 14,3 km, hiện mặt đê đã được giải đá cấp phối, tuy nhiên chất lượng mặt đê một số đoạn đã xuống cấp;
+ Đê Bối sông Hồng dài 9,7 km chủ yếu ở Nam Thắng, những năm qua đã được nâng cấp, mở rộng, chân đê phía ngoài sông đã được trồng tre bảo vệ;
+ Cống dưới đê sông có 19 chiếc, là đầu mối điều tiết nước, tưới tiêu phục vụ sản xuất và dân sinh như: Đại An, Vị Khê, Từ Quán, Thứ Nhất, Bái Hạ, An Lá, Kinh Lũng, Dương Độ… Cống dưới đê hàng năm khai thác đã khẳng định được năng lực cung cấp nước cho toàn huyện (kể cả khi nước bình thường cũng như khi nước kiệt). Hiện tại một số công trình xây dựng đang bị xuống cấp cần có kế hoạch nâng cấp để bảo đảm an toàn mùa mưa lũ;
- Kênh mương và hệ thống cống đập điều tiết nội đồng