Tình hình việc thực hiện quyền thế chấp bằng quyền sử dụng đất ở tại huyện Nam Trực

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 76 - 81)

4.3. Đánh giá tình hình thực hiện quyền sử dụng đất tại huyện Nam Trực

4.3.4. Tình hình việc thực hiện quyền thế chấp bằng quyền sử dụng đất ở tại huyện Nam Trực

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT của Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất: người sử dụng đất phải đến Phòng Tài nguyên và môi trường (đối với Giấy chứng nhận do UBND cấp huyện cấp)

hoặc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất (đối với Giấy chứng nhận do UBND thành phố cấp) để làm thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất tại Ngân hàng.

Bảng 4.11. Tổng hợp việc thực hiện quyền thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Nam Trực, giai đoạn 2012-2016

ĐVT: Vụ

STT Tên xã, TT Năm

Tổng 2012 2013 2014 2015 2016

1 Nghĩa An 43 45 35 55 60 238

2 Nam Toàn 12 19 17 20 25 93

3 Nam Cường 30 35 20 30 15 130

4 Hồng Quang 25 40 30 48 55 198

5 Nam Mỹ 245 230 170 205 240 1090

6 Điền Xá 170 180 110 160 180 800

7 Tân Thịnh 22 35 40 42 30 169

8 Nam Thắng 28 40 25 20 40 153

9 Nam Giang 190 250 200 260 300 1200

10 Nam Hoa 30 35 17 25 40 147

11 Nam Hùng 90 80 90 108 92 460

12 Nam Hồng 200 180 190 170 150 890

13 Nam Thanh 315 350 300 380 320 1665

14 Nam Lợi 180 170 150 160 190 850

15 Nam Tiến 40 30 35 37 40 182

16 Nam Hải 20 30 35 38 40 163

17 Bình Minh 78 98 80 82 75 413

18 Nam Dương 135 120 127 100 130 612

19 Đồng Sơn 130 110 120 100 150 610

20 Nam Thái 95 85 80 70 80 410

Tổng 2078 2162 1871 2110 2252 10.473

Nguồn: Chi nhánh Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất huyện Nam Trực Thế chấp quyền sử dụng đất là một phương thức giúp người sử dụng đất tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn vay, đồng thời là một kênh giúp ngân hàng và các tổ chức tín dụng mở rộng phạm vi, đối tượng cho vay vốn góp phần thúc đẩy thị trường vốn phát triển.

Trong giai đoạn 2012-2016, trên địa bàn huyện Nam Trực có trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất (bảng 4.12).

Kết quả bảng 4.11 cho thấy: các xã, TT Nam Giang, xã Nam Thanh, là những xã, thị trấn có số lượng thế chấp quyền sử dụng đất nhiều nhất. Đây là

những đơn vị hành chính có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội dẫn đầu của cả huyện, nhu cầu thế chấp quyền sử dụng đất vay vốn để tiêu dùng và đầu tư của người dân là khá lớn.

Lượng đăng ký thế chấp gia tăng do nhu cầu về vốn cho kinh doanh, sản xuất của người dân. Lượng đăng ký nhiều, thường xuyên thường đến từ các xã cần vốn cho nhu cầu sản xuất làng nghề, vốn cho buôn bán, xây dựng: như TT Nam Giang (1200 vụ), xã Nam Thanh (1665 vụ),trong giai đoạn 2012 - 2016.

Ngoài việc đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước còn có các vụ thế chấp mà không khai báo là những trường hợp thế chấp vay vốn của tư nhân. Mặc dù lãi suất vay của tư nhân cao hơn so với các tổ chức tín dụng nhưng thủ tục đơn giản, nhanh chóng hơn và không nhất thiết phải có giấy chứng nhận QSDĐ nên người dân vẫn thế chấp để vay vốn, đặc biệt là trong các trường hợp “vay nóng” (vay trong một thời gian ngắn).

0 500 1000 1500 2000 2500

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Số vụ

Hình 4.5. Biểu đồ kết quả việc thực hiện quyền thế chấp QSDĐ ở

tại huyện Nam Trực giai đoạn 2012 - 2016

Qua biểu đồ 4.5, cho thấy: việc thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất ở trong 5 năm (2012 – 2016) đã có sự biến động. Năm 2012, số vụ thế chấp QSDĐ ở trên địa bàn huyện là 2078 vụ và tăng dần trong các năm tiếp theo. Năm 2016 số lượng hồ sơ giao dịch cao nhất là 2252 vụ. Đến năm 2014 số lượng hồ sơ giao dịch thấp nhất là 1871 hồ sơ, giảm 241 vụ so với năm 2013. Nguyên

nhân do trong giai đoạn này, Chính phủ ban hành các chính sách kiềm chế lạm phát dẫn đến việc các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất cho vay, trong khi đó nền kinh tế vẫn đang phục hồi đã dẫn đến việc người dân ít hoặc không có khả năng để vay vốn. Giai đoạn (2014-2015), khi lãi suất cho vay của các ngân hàng giảm xuống cùng với nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh của người dân tăng cao thì số vụ thế chấp quyền sử dụng đất đã tăng từ 1871 hồ sơ lên 2110 hồ sơ.

Bảng 4.12. Tổng hợp việc thực hiện quyền thế chấp bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ

STT Chỉ tiêu Tổng Tỷ lệ (%)

1. Tổng số trường hợp thế chấp điều tra

(trường hợp) 30 100

2. Mục đích thế chấp

2.1 Vay vốn đầu tư, sản xuất, kinh doanh 24 80

2.2. Đầu tư bất động sản 0

2.3. Lý do khác (trả nợ, xây nhà,...) 6 20

3 Mức vay so với giá trị QSDĐ

3.1 Rất phù hợp 7 23,33

3.2 Phù hợp 18 60

3.3 Không phù hợp 5 16,67

4 Thời gian hoàn thành thủ tục

4.1 Nhanh hơn 9 30

4.2 Đúng hẹn 20 66,67

4.3 Chậm hơn 1 3,33

5 Thái độ của cán bộ tiếp nhận

5.1 Nhiệt tình 9 30

5.2 Đúng mực 19 63,33

5.3 Không nhiệt tình 2 6,67

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Từ bảng 4.12 cho thấy, tổng số 30 trường hợp hộ gia đình, cá nhân được hỏi ý kiến về việc thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất có 100,0% hộ gia đình, cá nhân đã hoàn tất các thủ tục tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy người dân đã nhận thức được ý thức trách nhiệm của mình khi tham gia giao dịch và thủ tục hành chính trong đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất ngày càng thuận tiện, đơn giản, thời gian giải quyết nhanh hơn. Ngân

hàng chỉ cho thế chấp đối với quyền sử dụng đất ở và buộc người dân phải đăng ký với cơ quan Nhà nước.

Việc quy định phải đăng ký thế chấp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đến nay đã có tác dụng quản lý được việc thế chấp quyền sử dụng đất giữa người sử dụng đất với Ngân hàng. Cơ quan Nhà nước là người đứng giữa đảm bảo phần pháp lý cho các bên, nên hạn chế những tranh chấp đất đai có thể xảy ra nếu người sử dụng đất không đăng ký khai báo. Người sử dụng đất được bảo đảm pháp lý về quyền lợi với thửa đất của mình.

- Về lý do thế chấp quyền sử dụng đất: Trong số 30 hộ dân được phỏng vấn, có 80% số hộ vay vốn để đầu tư, sản xuất kinh doanh, 20% số hộ vay vốn để thực hiện các hoạt động khác.

- Về thời gian hoàn thành thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất:

66,67% số hộ được hỏi trả lời là đúng hẹn và 30% số hộ trả lời là nhanh hơn so với giấy hẹn và chỉ có 3,33% tương ứng với 1/30 hộ trả lời là chậm hơn so với giấy hẹn. Những năm qua, cùng với sự ra đời của nhiều ngân hàng thương mại cổ phần và các chính sách cải cách thủ tục hành chính, thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đã được rút ngắn từ 3 ngày làm việc xuống còn 1 ngày. Điều này đã tạo điều kiện cho người dân giải quyết những khó khăn về tài chính và yên tâm vay vốn đầu tư, sản xuất kinh doanh.

- Về số tiền được vay khi thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất: Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì tổ chức tín dụng căn cứ vào nhu cầu vay vốn, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng và khả năng nguồn vốn của mình để quyết định mức cho vay. Đối với các tổ chức tín dụng khác nhau có mức cho vay khác nhau, nhưng thông thường không vượt quá 75% giá trị tài sản thể chấp. Trong số 30 hộ được điều tra có 83,33 % số hộ được vay ở mức vay so với giá trị quyền sử dụng đất cảm thấy rất phù hợp và phù hợp, 16,67% số hộ cảm thấy không phù hợp với mưc vay so với giá trị quyền sử dụng đất. Tâm lý chung của người sử dụng đất khi đi vay vốn là muốn vay được số vốn lớn nhất có thể.

- Đối với cán bộ tiếp nhận hồ sơ có 93,33% người dân cho rằng cán bộ nhiệt tình và đúng mực chỉ có 6,67% cho rằng cán bộ chưa nhiệt tình. Nguyên nhân khách quan do lượng hồ sơ thế chấp trong địa bàn huyện khá lớn,hơn nữa theo quy định xử lý trong ngày nên khiến một vài cán bộ có thái độ chưa nhiệt tình tuy nhiên số lượng này không nhiều.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện nam trực, tỉnh nam định (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)