Điều kiện tự nhiên của thành phố Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất tại thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 46 - 49)

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Lạng Sơn

4.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Lạng Sơn

Thành phố Lạng Sơn là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị và thương mại của tỉnh Lạng Sơn, với tổng diện tích tự nhiên 7.793,75 ha, nằm ở 21045' - 22000' vĩ độ Bắc và 106039' - 107000' kinh độ Đông, có địa giới hành chính tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp xã Thụy Hùng, xã Thạch Đạn huyện Cao Lộc;

- Phía Nam giáp xã Yên Trạch huyện Cao Lộc;

- Phía Đông giáp xã Gia Cát, Tân Liên, Hợp Thành và thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc;

- Phía Tây giáp xã Song Giáp, xã Xuân Long huyện Cao Lộc và xã Đồng Giáp huyện Văn Quan.

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí địa lý thành phố Lạng Sơn

Thành phố Lạng Sơn là đô thị loại III với 8 đơn vị hành chính xã, phường,

nằm cách thủ đô Hà Nội 154km về hướng Đông Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị biên giới Việt - Trung 18km, đồng thời nằm liền kề với khu tam giác năng động Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Thành phố còn có các tuyến giao thông mang tính chiến lược phát triển kinh tế xã hội chạy qua, như tuyền Quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc.

Thành phố Lạng Sơn nằm ở vị trí địa thế thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng, tạo sự thúc đẩy kinh tế xã hội không riêng của Tỉnh mà còn có tác động lớn đến các tỉnh vùng Đông Bắc.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình bị chia cắt thành nhiều ngọn núi, phần lớn các ngọn núi này đều có ý nghĩa nhất định về mặt quân sự, kinh tế, văn hóa đồng thời là danh lam thắng cảnh tiêu biểu cho Xứ Lạng, như núi Khau Mạ có đỉnh cao trên 800m, đứng trên đỉnh núi có khả năng bảo quát toàn bộ khu vực thành phố đến tận thị trấn Đồng Đăng. Ngoài ra, còn có núi Khau Puồng, Khuôn Nhà, Pác Mông... thuộc xã Quảng Lạc; núi Phia Trang thuộc xã Mai Pha; núi Đại Tượng, núi Phai Vệ, Tam Thanh, Nhị Thanh...

Nhìn chung, thành phố Lạng Sơn có địa hình tương đối bằng phẳng, nền địa chất ổn định là điều kiện rất tốt cho việc xây dựng các công trình đô thị, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và tổ chức không gian sản xuất nông lâm nghiệp.

4.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu của Lạng Sơn thể hiện rõ nét khí hậu cận nhiệt đới ẩm của miền Bắc Việt Nam. Khí hậu phân mùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố không đồng đều do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến tính nhanh chóng của không khí lạnh trong quá trình di chuyển ở vùng nội chí tuyến đã gây nên những chênh lệch đáng kể trong chế độ nhiệt giữa các vùng.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 21,40C, nhiệt độ cao nhất là 390C và thấp nhất là 30C.

- Chế độ mưa: Phân bố không đều, lượng mưa trung bình hàng năm là 1.439 mm, được chia thành hai mùa, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa chiếm 75% tổng lượng mưa, mùa khô chiếm 25% tổng lượng mưa.

- Độ ẩm không khí. Độ ẩm tương đối trung bình năm: 84%.

- Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình khoảng 2.372 giờ.

Hướng gió và tốc độ gió của Lạng Sơn vừa chịu sự chi phối của yếu tố hoàn lưu, vừa bị biến dạng bởi địa hình. Mùa lạnh thịnh hành gió Bắc, mùa nóng thịnh hành gió Nam và Đông Nam. Tốc độ gió nói chung không lớn, trung bình 0,8 - 2 m/s song phân hoá không đều giữa các vùng trong tỉnh.

Nhưng cũng chính do khí hậu lạnh và khô lại là điều kiện để phát triển đa dạng, phong phú các loại cây trồng ôn đới, á nhiệt đới (các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển trong điều kiện khí hậu lạnh). Cũng do đặc điểm khí hậu nên thảm thực vật của Lạng Sơn cũng tương đối phong phú, đa dạng có nhiều chủng đặc dụng quý hiếm.

4.1.1.4. Tài nguyên nước

Thành phố Lạng Sơn có sông Kỳ Cùng chảy qua địa phận Thành phố dài 19 km, lưu lượng trung bình là 2.300 m³/s, có suối Lao Ly chảy từ thị trấn Cao Lộc qua phường Hoàng Văn Thụ, phướng Tam Thanh ra sông Kỳ Cùng và suối Quảng Lạc dài 9,7 km, độ rộng trung bình 6 - 8 m. Ngoài ra, trong vùng có tổng số 13 hồ chứa, trong đó một số hồ đập vừa và nhỏ như hồ Nà Tâm, hồ Thâm Sỉnh, Bó Diêm, Lẩu Xá, Bá Chủng, Pò Luông; 16 đập dâng, 10 trạm bơm tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Theo kết quả tính toán khí tượng thủy văn, lượng nước ở Lạng Sơn khá dồi dào: Lũ lớn có thể xuất hiện trong tất cả các tháng mùa mưa trong năm (từ tháng 5 đến tháng 9), tần suất xuất hiện lũ lớn nhất vào tháng 7 và tháng 8. Về mùa khô lượng nước cũng không quá khó khăn, tuy nhiên do lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm, cộng với địa hình cao, núi dốc, nền địa chất phức tạp nên khả năng khai thác tài nguyên nước vẫn còn nhiều hạn chế, tình trạng hạn hán vào mùa khô và lũ ngập cục bộ vào mùa mưa vẫn xảy ra.

4.1.1.5. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên là 7.793,75 ha, trong đó đất sử dụng cho nông nghiệp là 5.775,56 ha, chiếm 74,11% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất phi nông nghiệp là 1.952,64 ha, chiếm 25,05% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất chưa sử dụng là 65,55 ha chiếm 0,84% diện tích đất tự nhiên.

Theo phương pháp phân loại của FAO-UNESCO, thành phố lạng Sơn có 06 nhóm đất chính sau: Nhóm đất phù sa (Fluvisols), Nhóm đất Gley (Gleysols), Nhóm đất sám (Acrisols), nhóm đất đỏ (Ferralsols), nhóm đất đen (Luvisols) và nhóm đất nhân tác (Althrosols). Các nhóm đất này thích hợp cho việc phát triển cây lương thực, thực phẩm; trồng cây hàng năm, cây lâu năm và trồng rừng.

4.1.1.6. Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng của thành phố Lạng Sơn là 4.137,40 ha. Trong đó rừng sản xuất 3.067,5 ha, tập trung 7/8 phường, xã (riêng phường Hoàng Văn Thụ không có diện tích đất lâm nghiệp); rừng phòng hộ 1.069,90 ha, tập trung ở 3 xã Hoàng Đồng, Quảng Lạc, Mai Pha. Thành phố không có diện tích rừng đặc dụng.

Nhìn chung, tài nguyên rừng Lạng Sơn có thể xếp vào loại khá so với các tỉnh miền núi phía Bắc. Đặc biệt cây hồi là cây đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Rừng Lạng Sơn ngoài việc cung cấp gỗ, lâm sản, còn góp phần quan trọng vào việc điều tiết cân bằng sinh thái bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất tại thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)