Tình hình quản lý đất đai của thành phố Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất tại thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 52 - 56)

4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của thành phố Lạng Sơn

4.2.1. Tình hình quản lý đất đai của thành phố Lạng Sơn

4.2.1.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật đất đai

Từ năm 2012 đến năm 2016 UBND thành phố đã tổ chức nhiều lớp tập huấn với trên 1.500 lượt người tham gia bao gồm: Lãnh đạo UBND thành phố, đại biểu HĐND thành phố và các phường, xã; cán bộ, công, viên chức chức một số ban, ngành chuyên môn của thành phố, công chức địa chính, công chức tư pháp, khối trưởng và trưởng thôn dân cư của các phường (xã), trên địa bàn thành phố. Thực hiện tuyên truyền về Luật đất đai năm 2013; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất; Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy

định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Quyết định số 12/2015/QĐ-UBND ngày 14 tháng 02 năm 2015 của UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành quy định Chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai và Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai... Ngoài các lớp tập huấn, thành phố còn thường xuyên tổ chức tuyên truyền chính sách pháp luật đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng của thành phố và các khu dân cư trên địa bàn.

4.2.1.2. Công tác đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính

Bản đồ địa chính 5 phường (Đông Kinh, Vĩnh Trại, Chi Lăng, Tam Thanh, Hoàng Văn Thụ) trên địa bàn thành phố Lạng Sơn được tiến hành đo đạc từ năm 1998, 03 xã (Hoàng Đồng, Mai Pha và Quảng Lạc) được đo vẽ năm 2001, về cơ bản hệ thống bản đồ đã đáp ứng tốt cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai;

Tuy nhiên hệ thống bản đồ địa chính lưa tại 03 cấp (tỉnh, huyện, xã) chưa được chỉnh lý, cập nhật thường xuyên theo hiện trạng và tình hình biến động trong quá trình sử dụng đất, do vậy trên một số tờ bản đồn địa chính đã biến động tương đối nhiều, có những tờ biến động trên 60% cần được đo vẽ mới hoặc đo vẽ bổ sung trong thời gian tới để đáp ứng tốt hơn công tác quản lý đất đai.

4.2.1.3. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nên trong những năm qua việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn Thành phố được triển khai khá tốt. Hiện nay trên địa bàn thành phố Lạng Sơn đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 theo Luật Đất đai năm 2003 được phê duyệt tại Quyết định số 1702/QĐ-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2013 của UBND tỉnh; phương án kế hoạch sử dụng đất của thành phố được lập hàng năm theo Luật Đất đai năm 2013, theo đó Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 được phê duyệt tại Quyết định số 2447/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh Lạng Sơn; Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 được phê duyệt tại Quyết định số 2524/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh Lạng Sơn.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở pháp lý để quản lý và sử dụng đất đai, tạo điều kiện cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư nhằm sử dụng đất có hiệu quả theo quy hoạch và pháp luật.

4.2.1.4. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Theo kết quả thống kê của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Lạng Sơn, đến ngày 31/12/2016 toàn thành phố đã cấp được 31.011 giấy chứng nhận, với diện tích 4.142,62 ha, đạt 84,1% diện tích cần cấp giấy chứng nhận (diện tích đất cần cấp là 4.925,63 ha); trong đó kết quả cấp giấy chứng nhận đối với đất ở được 400,11 ha, đạt 94,98% diện tích cần cấp (đất ở tại đô thị 233,28 ha, đất ở tại nông thôn 166,83 ha). Đất sản xuất nông nghiệp đạt 95,79% diện tích cần cấp. Đất lâm nghiệp đạt 76,86% diện tích cần cấp. Như vậy, với tỷ lệ cấp giấy chứng nhận chung đạt 84,10% diện tích cần cấp, Thành phố Lạng Sơn là một trong những đơn vị có tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt tương đối cao trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

4.2.1.5. Công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng

Trong những năm qua với sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng phục vụ việc xây dựng và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, Thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện cộng tác giải phóng mặt bằng nhằm huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để thực hiện các dự án. Điển hình là các dự án: Dự án Công vên bờ sông Kỳ Cùng, dự án đầu tư xây dựng khu dân cư và tái định Nam thành phố, dự án Khu đô thị Nam Hoàng Đồng, dự án đường giao thông Đèo Giang - Quảng Lạc, dự án thoát nước thải sinh hoạt toàn thành phố...

Trong giai đoạn từ năm 2012 - 2016, trên địa bàn thành phố đã tiến hành thu hồi đất phục vụ công tác giải phóng mặt bằng của 22 dự án trên địa bàn thành phố, tổng số hộ gia đình cá nhân bị thu hồi đất là 1.565 hộ, với diện tích 452 ha.

Loại đất thu hồi chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp (trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm), đất lâm nghiệp và đất ở (phòng Tài nguyên và Môi trường, 2016).

4.2.1.6. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Thực hiện Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Thành phố đã tiến hành thường xuyên theo đúng quy định của pháp luật, thống kê đất đai được tiến hành hằng năm, kiểm kê đất dai tiến hành 5 năm một lần. Việc thống kê, kiểm kê lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất để phục vụ kịp thời cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và là cơ sở khoa học

cho việc lập quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phân bổ đất đai cũng như chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

4.2.1.7. Công tác quản lý tài chính về đất đai

Quản lý tài chính về đất đai cũng là một nội dung quan trọng trong các nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Nhà nước thực hiện quản lý tài chính về đất đai thông qua các nguồn thu ngân sách từ đất đai, bao gồm các khoản thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế thu nhập cá nhân từ chuyển quyền sử dụng đất và các khoản thu khác từ đất đai. Hằng năm, thành phố trích lại 10% nguồn thu từ đất để đầu tư cho công tác quản lý đất đai, quy hoạch sử dụng đất, đăng lý, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Nhìn chung, công tác quản lý tài chính về đất đai trên địa bàn thành phố Lạng Sơn được thực hiện khá nghiêm túc và đúng quy định đã góp phần quản lý quỹ đất ngày một chặt chẽ hơn, tránh thất thu thuế cho ngân sách nhà nước.

4.2.1.8. Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Công tác quản lý và giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là một nhiệm vụ quan trọng luôn được Thành ủy và Ủy ban nhân thành phố quan tâm đảm bảo việc sử dụng đất đúng pháp luật, hợp lý và đạt hiệu quả cao, kịp thời chấn chỉnh các sai phạm về sử dụng đất trên địa bàn thành phố. Các quyền của người sử dụng đất luôn được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ như quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất,.. Mọi nghĩa vụ của người sử dụng đất đều được chính quyền giám sát và quản lý như nghĩa vụ nộp thuế nhà đất, thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính.

4.2.1.9. Công tác thanh tra kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức cũng như người sử dụng đất trong việc quản lý, sử dụng đất đai, trong giai đoạn 2012-2016, UBND thành phố Lạng Sơn đã tổ chức nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra xử phạt hành chính các vụ vi phạm nộp ngân sách nhà nước trên 500 triệu đồng (Phòng Tài nguyên và Môi trường, 2016).

Kiểm tra và xử lý các hộ sử dụng sai mục đích, lấn chiếm đất đai và thực hiện biện pháp cưỡng chế buộc thi hành tháo dỡ công trình xây dựng trái phép đối với 05 hộ tại phường Hoàng Văn Thụ (lấn chiếm đất công khu vực cổng chợ

Giếng Vuông); 07 hộ tại Khối 2, phường Đông Kinh (lấn chiếm đất dự án kè sông Kỳ Cùng); 01 hộ tại Khối 9 phường Đông Kinh (lấn chiếm đất dự án xây dựng cầu 17/10).

Nhờ công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên nên những sai phạm về đất đai trên địa bàn thành phố có xu hướng giảm dần. Công tác thành tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai cho người sử dụng đất, đưa đất đai vào sử dụng đúng mục đích, bền vững, có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất tại thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)