4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua kinh tế huyện Phong Thổ đã có những bước chuyển biến tích cực. Cơ cấu kinh tế năm 2015:
+ Nông, lâm, thủy sản chiếm 31,00%.
+ Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm 35,2 %.
+ Dịch vụ - thương mại, du lịch chiếm 33,80 %.
- Tổng giá trị sản xuất đạt 1.712,723 tỷ đồng.
- Bình quân giá trị sản xuất đầu người/năm là 22 triệu đồng/người/năm.
b. Chuyển dịch kinh tế
Trong giai đoạn 2005-2015, cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến khá nhanh.
Sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp từ 5,23% vào năm 2005 lên 35,2 % năm 2015: nhiều sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp mới có giá trị kinh tế cao được mở ra và phát triển khá nhanh như chế biến nông sản, khai thác khoáng sản,… và các ngành dịch vụ mới nhanh chóng xuất hiện và phát triển mạnh như: dịch vụ vận tải, du lịch, xuất nhập khẩu…Tỷ trọng ngành nông nghiệp - thủy sản có xu hướng giảm từ 68,47% năm 2005 xuống còn 31,00%, cơ cấu ngành nông nghiệp thay đổi theo hướng tập trung phát triển các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: Cao su, Chè, Cà Phê….
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu kinh tế huyện Phong Thổ giai đoạn 2005-2015 4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Năm 2015, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 530.944,10 triệu đồng, tăng 162.024,10 triệu đồng so với năm 2010; trong đó ngành sản xuất nông nghiệp 484.181,94 triệu đồng, tăng 147.755,24 triệu đồng so với năm 2010;
Ngành lâm nghiệp 44.529,98 triệu đồng tăng 13.588,98 triệu đồng so với năm 2010; ngành nuôi trồng thủy sản 2.232,18 triệu, tăng 618,18 triệu đồng so với năm 2010 chi tiết bảng 4.1:
Bảng 4.1. Giá trị sản xuất kinh tế ngành nông nghiệp giai đoạn 2010-2015 Đơn vị: triệu đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2015
1 Ngành nông nghiệp 368.918,70 530.944,10
1.1 Ngành sản xuất nông nghiệp 336.426,70 484.181,94
Trồng trọt 257.038,00 369.926,52
Chăn nuôi 74.504,70 107.226,42
Dịch vụ 4.884,00 7.029,00
1.2 Ngành lâm nghiệp 30.941,00 44.529,98
Trồng và nuôi rừng 6.984,00 10.051,30
Khai thác gỗ và lâm sản 18.207,00 26.203,33
Dịch vụ và lâm nghiệp khác 5.750,00 8.275,34
1.3 Ngành nuôi trồng và thủy sản 1.551,00 2.232,18
Nuôi trồng 1.168,20 1.681,26
Khai thác 301,40 433,77
Dịch vụ 81,40 117,15
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phong Thổ (2016) Đv: tỷ đồng
* Ngành trồng trọt
- Năng suất cây trồng: Năng suất hầu hết các loại cây trồng đều tăng lên do tích cực áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật thâm canh: lúa tăng 2 %/năm, ngô tăng 3,26 %/năm, cây màu các loại tăng 2,16 %/năm, lạc tăng 3,52 %/năm, đậu tương tăng 2,38%/năm, giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2015 đạt 257.038 triệu đồng, tăng 209.850,48 triệu đồng so với năm 2010.
Tổng diện tích cây lương thực có hạt năm 2015 là 8.329,00ha; tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 30.634 tấn.
Cây ăn quả: Diện tích 459,6ha. Trong đó: trồng mới 6ha, diện tích cho sản phẩm 213,7ha; sản lượng đạt 1.830 tấn.
Một số cây công nghiệp ngắn ngày: Diện tích Sắn 705 ha, năng xuất 90 tạ/ha, sản lượng 6.345 tấn. Lạc, diện tích gieo trồng 359,4 ha, năng suất 8,6 tạ/ha, sản lượng đạt 310,5 tấn. Đậu tương 271,4 ha, năng xuất 10 tạ/ha, sản lượng 271,4 tấn. Cây bông diện tích 176,4ha, năng xuất 4,3 tạ/ha, sản lượng 75,9 tấn.
Cây công nghiệp dài ngày: Cây thảo quả, diện tích 883,6 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch là 524,8 ha, năng suất đạt 1,8 tạ/ha, sản lượng đạt 94,5 tấn.
Cây cao su, tổng diện tích đã trồng 1.196ha.
* Ngành chăn nuôi:
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2015 trên địa bàn huyện 74.505,70 triệu đồng, tăng 58.152,28 triệu so với năm 2010. Đến nay nhiều loại giống gia súc, gia cầm có chất lượng cao được đưa vào chăn nuôi như bò lai sind, lợn lai (Landrace, yorshire...), các loại gia cầm nuôi lấy thịt (gà, ngan, vịt).... đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi trang trại theo phương thức công nghiệp, cho khối lượng hàng hóa lớn, giá trị sản xuất tăng bình quân 4,93%/năm.
Bảng 4.2. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi huyện Phong Thổ năm 2015
TT Vật nuôi ĐVT Năm 2010 Năm 2015
Tổng đàn gia súc Con 36.993 58.308
1 Tổng đàn trâu Con 13.095 19.666
2 Tổng đàn bò Con 657 1158
3 Tổng đàn lợn Con 23.241 37.484
4 Tổng đàn ngựa Con 797 1.753
5 Tổng đàn dê Con 1.319 2.419
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phong Thổ (2016)
* Ngành thuỷ sản
Giá trị sản xuất thủy sản của huyện năm 2015 đạt 1,21 tỷ đồng, tăng 1,91
%/năm. Với lợi thế có hệ thống sông suối phong phú, ngành nuôi trồng thủy sản của huyện ngày càng phát triển, sản lượng thủy sản nuôi trồng thủy sản tăng nhanh trong những năm gần đây, diện tích tăng bình quân 1-3 ha/năm.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2015 đạt 115,44 tỷ đồng, trong đó ngành công nghiệp khai thác đạt 35,43 tỷ đồng , tăng 33,73 tỷ đồng so với năm 2010; ngành công nghiệp chế biến 80,01 tỷ đồng, tăng 74,72 tỷ so với năm 2010.
Các sản phẩm chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác mỏ; chế biến nông lâm sản; phân phối điện, khí đốt, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống như: sản xuất vải khổ hẹp, bông vải sợi, đồ gỗ...Công nghiệp ngoài quốc doanh và các liên doanh là chủ yếu chiếm 86,9% giá trị sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
c. Khu vực kinh tế dịch vụ
Trên địa bàn huyện giá trị sản xuất của khu vực kinh tế dịch vụ - thương mại tăng nhanh qua các năm. Năm 2015 đạt 578,90 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,3%/năm; trong đó hàng hoá phục vụ cho nhu cầu sản xuất và xây dựng chiếm 65%, nhóm hàng hoá phục vụ cho nhu cầu đời sống của nhân dân chiếm 35%. Các hoạt động dịch vụ ở trên địa bàn huyện được phát triển mạnh, năm 2015 có 570 cơ sở tham gia vào ngành thương mại dịch vụ. Bên cạnh việc cung ứng vật tư phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện một bộ phận lao động dịch vụ đã hướng vào phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống của thị trường thị xã Lai Châu và các vùng lân cận.
4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a. Dân số
Năm 2015, dân số của huyện Phong Thổ là 76.558 người. Trong đó nữ 37.194 người chiếm 48,58%, dân số trong tuổi lao động 41.291 người chiếm 53,93%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,81%. Tình hình biến động dân số từ năm 2010 đến năm 2015 của huyện Phong Thổ thể hiện qua bảng 4.3:
Bảng 4.3. Tình hình biến động dân số huyện Phong Thổ giai đoạn 2010-2015
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm
2010
Năm 2015
1 Tổng số nhân khẩu Người 68.785 76.558
1.1 Nữ Người 33.960 37.194
1.2 Nam Người 34.825 39.364
1.3 Phân theo thành thị Người 4.370 4.969
1.4 Phân theo nông thôn Người 64.415 71.589
2 Tỷ lệ phát triển dân số % 2,20 1,81
3 Tổng số hộ Hộ 14.056 15.711
4 Tổng số bản Người 184 187
5 Quy mô số hộ Người/hộ 4,89 4,87
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phong Thổ (2016) Phong Thổ có 17 xã và 1 thị trấn gồm 187 thôn, bản trong đó đân số đô thị 4.969 người chiếm 6,49% dân số toàn huyện. Dân số nông thôn 71.589 người, chiếm 93,51% dân số toàn huyện. Dân số phân bố không đồng đều giữa các vùng trong huyện, tập trung đông đúc tại các khu vực trung tâm thị trấn và thị tứ: Mường So, Khổng Lào, Dào San.
b. Lao động
Tổng số lao động trên địa bàn huyện có 41.291 người, chiếm 53,93% dân số, trong đó: nhóm ngành nông, lâm nghiệp 35.603 người; nhóm ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 1.037 người; dịch vụ thương mại và theo ngành nghề kinh doanh 4.651 người. Bình quân một hộ có 2-3 người trong độ tuổi lao động.
Bảng 4.4. Tình hình biến động lao động huyện Phong Thổ giai đoạn 2010-2015
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm
2010
Năm 2015
Tổng số lao động Lđộng 28.605 41.291
1 Lao động Nữ Lđộng 12.456 19.382
2 Lao động Nam Lđộng 16.149 21.909
3 Số người trong độ tuổi lao động Lđộng 26.335 38.906
4 Có khả năng lao động Lđộng 25.636 38.120
5 Lao động làm việc ngành nông nghiệp Lđộng 24.860 35603 6 Lao động làm việc trong ngành
công nghiệp- xây dựng Lđộng 692
1.037 7 Lao động làm việc ngành dịch vụ - thương mại
và các ngành nghề khác Lđộng 3.053 4.651
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phong Thổ (2016)
c. Mức sống - thu nhập
Trong những năm qua, nhờ phát triển kinh tế nên đời sống của đại bộ phận cư dân trên địa bàn huyện từng bước được nâng lên rõ rệt, các tiện nghi sinh hoạt, điều kiện sống, văn hóa tinh thần được cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 22 triệu đồng/năm, tăng 7 triệu đồng so với năm 2010. Số hộ khá, giàu tăng lên; tỷ lệ hộ nghèo giảm đều qua các năm.
Hiện tại, thu nhập và mức sống của dân cư vùng nông thôn còn thấp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tập chung ở các xã Sì Lở Lầu, Mù Sang, Tung Qua Lìn, Sin Súi Hồ.. Hoạt động kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp. Mức sống của người lao động còn thấp, thu nhập của người lao động chỉ mới đáp ứng được nhu cầu hàng ngày, chưa có tích lũy .
4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a. Giao thông
* Quốc lộ: Trên địa bàn huyện có các tuyến quốc lộ chạy qua là Quốc lộ 12, Quốc lộ 4D, Quốc lộ 100 có tổng chiều dài khu vực nghiên cứu là 77km. Cụ thể:
- QL 4D: chạy qua địa phận huyện Phong Thổ với tổng chiều dài là 30 km; mặt đường nhựa; chiều rộng nền đường từ 7,5-14m, mặt đường rộng 3,5-7m, toàn bộ mặt đường được thảm bê tông nhựa.
- QL12: là trục giao thông quan trọng nối tỉnh Lai Châu với tỉnh Điện Biên đi qua thị trấn Phong Thổ, cửa khẩu Ma Lù Thàng với tổng chiều dài nghiên cứu là 26 km, bề rộng nền đường từ 7,5 - 28 m, mặt đường rộng 3,5 - 15 m, toàn bộ mặt đường được láng nhựa.
- QL 100: là trục giao thông nối QL 4D và QL 12 với chiều dài toàn tuyến là 20km đi qua trung tâm các xã Mường So, Khổng Lào và Hoang Thèn. Quy mô đường cấp IV miền núi, nền rộng từ 7-7,5m, mặt đường 5,5m, toàn bộ mặt đường láng nhựa.
* Các tuyến giao thông còn lại:
- Đường tỉnh lộ 132 dài 27 km, tuyến đường đạt đường giao thông nông thôn loại A đang được nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội các xã phía bắc của huyện.
- Các tuyến đường liên xã có tổng chiều dài 381,30ha, đường dân sinh
chiều dài 275,40km, chất lượng đường cấp phối 33,60km, bê tông 3,30km, đường đất 344,40km.
Hệ thống giao thông nội bộ hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. Đường liên xã, đường liên bản chủ yếu là đường đất, giao thông đi lại gặp rất nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa.
b. Thủy lợi
Trên địa bàn huyện có 152 công trình thủy lợi được kiên cố hóa; trong đó kênh, mương thủy lợi có tổng chiều dài là 298,3km hiện tại đã kiên cố được 213,6km, kênh đất còn 85,4km.
Trong thời gian tới cần tiếp tục kiên cố hoá, bê tông hoá các tuyến mương đất, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa để phục vụ tốt hơn nữa cho phát triển sản xuất và xây dựng mới hệ thống nước sạch để đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhân dân.
c. Cấp điện
Hệ thống điện lưới đã đưa đến tất cả các xã trong huyện, với 100% xã có lưới điện sử dụng. Tổng số 18 xã, thị trấn được sử dụng điện lưới Quốc gia, tỷ lệ số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia trên địa bàn huyện Phong Thổ đạt 63% .
Một số tuyến trọng điểm theo các trục lộ chính. Tuy nhiên so với nhu cầu dùng điện cho sản xuất và đời sống của nhân dân thì hiện trạng lưới điện và khả năng cung ứng điện vẫn còn khoảng cách khá xa. Một số tuyến chính có nhu cầu phát triển vẫn còn điện 1 pha, công suất thấp, điện thế không ổn định… Vì vậy cần thiết phải đầu tư xây dựng thêm các tuyến đường dây trung thế và hạ thế.
d. Bưu chính viễn thông
Mạng lưới bưu chính - viễn thông tiếp tục được nâng cấp, mở rộng. Toàn huyện có 12/18 xã thị trấn có điểm Bưu điện văn hoá xã; 18/18 xã có điện thoại và phủ sóng di động.
e. Văn hóa, thông tin
Hiện tại, huyện Phong Thổ có 1 trung tâm văn hóa, và 16 nhà văn hóa xã;
số đội thông tin lưu động 1, số buổi hoạt động bình quân 60 buổi/năm, tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa 43%, số thôn bản khu phố đạt tiêu chuẩn văn hóa 37%, tỷ lệ cơ quan, đơn vị trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa 81%, số xã có nhà văn hóa thôn bản là 16/18 xã. Trong những năm gần đây phong trào văn nghệ, thể thao khá sôi động, được tổ chức từ cấp khu, bản với mọi tầng lớp, mọi lứa
tuổi đều tham gia. Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới và các thiết chế văn hoá ở cơ sở đang được đông đảo nhân dân hưởng ứng; công tác quản lý, bảo tồn di tích danh thắng, cổ vật, tổ chức sinh hoạt truyền thống, triển lãm... được chú trọng. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện văn hoá...
f. Cơ sở y tế
Theo số liệu thống kê huyện Phong Thổ có 01 bệnh viện tuyến huyện, 01 đội y tế dự phòng, 02 phòng khám đa khoa khu vực đóng tại xã Dào San và Mường So và 18 trạm y tế cấp xã; toàn huyện có 152 giường với đội ngũ cán bộ y tế là 220 người bác sĩ 16; y sỹ, kỹ thuật viên 106; y tá, nữ hộ sinh 98, còn lại là quản lý, phục vụ và dược sỹ; tỷ lệ đạt 1,7 bác sĩ/vạn dân, toàn huyện có 172/187 bản có y tế bản.
Chất lượng khám và điều trị bệnh ở cả tuyến huyện và cơ sở đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, đã thực hiện khám chữa bệnh cho 155.764 lượt người đến khám; 111.587 lượt bệnh nhân điều trị ở các cơ sở y tế, trong đó: Điều trị nội trú 6.120 lượt bệnh nhân, điều trị ngoại trú là 105.467 lượt bệnh nhân. Tuy nhiên, hoạt động y tế ở tuyến cơ sở chưa đồng đều, một số nơi có địa bàn rộng, bán kính phục vụ của trạm y tế quá xa... Vì thế để tạo điều kiện cho ngành y tế nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cần có sự quan tâm và đầu tư hơn nữa cả về trang thiết bị cũng như cơ sở vật chất cunhx như thu hút và đào tạo nguồn nhân lực.
g. Giáo dục đào tạo
Toàn huyện có 48 trường với 652 phòng học, 713 lớp học, có 1.223 giáo viên và khoảng 13.000 học sinh.
* Bậc tiểu học
Năm học 2009-2010 có 557 lớp với 8.468 học sinh. Số giáo viên cấp tiểu học 784 người, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 100%, số học sinh là dân tộc tiểu số cấp tiểu học là 8.273 học sinh.
Tỷ lệ các em đến lớp 1 trong độ tuổi đạt 99%, học sinh trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi đến lớp đạt 95,6%. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 98,9%. Tuy nhiên tbậc tiểu học còn một số hạn chế, đó là việc học sinh nữ đến lớp chưa cao, 1 số xã chưa vận động hết số trẻ 6 tuổi vào học lớp 1, một số bản chưa có lớp mầm non nên các cháu chưa biết nói tiếng phổ thông do đó công tác giảng dạy của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn.
* Bậc Trung học cơ sở
Năm học 2009-2010 có 134 lớp với 3.694 học sinh.Với kế hoạch phấn đấu hoàn thành công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn các xã đã có sự cố gắng trong việc vận động học sinh đến lớp, nên tỷ lệ đến lớp khá cao, tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi đạt 97,16%.
* Bậc Trung học phổ thông
Hiện tại trên địa bàn huyện có 3 trường trung học phổ thông, 22 lớp với 856 học sinh. Trong những năm tới, để phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện, ngoài việc quan tâm đến vấn đề chất lượng dạy và học, cần chú trọng tăng cường củng cố hệ thống trường lớp; tập trung xây dựng các trường trọng điểm, có chất lượng cao, đạt chuẩn quốc gia.
h. Cơ sở y tế
Hiện trên địa bàn huyện có 20 trạm Y tế, 16 trạm đạt chuẩn về cơ sở vật chất. Tổng diện tích khuôn viên các trạm y tế xã là 42203m2, cần tiếp tục mở rộng thêm. Tổng số phòng chức năng, phòng bệnh là 278 phòng, trong đó có 194 phòng đạt chuẩn, còn 84 phòng chưa đạt chuẩn. Nhìn chung, mạng lưới y tế huyện Phong Thổ đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
i. Thể dục thể thao
Các hoạt động văn hóa - thể thao luôn được duy trì với tinh thần kế thừa và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiếp tục được quan tâm.
Năm 2015 số người tham gia luyện tập thể thao thường xuyên 15.350 người, chiếm 22,57% so với tỷ lệ dân số toàn huyện, số gia đình được công nhận là gia đình thể thao 800 gia đình, huyện có 18 câu lạc bộ thể dục thể thao cơ sở, trong đó nhà luyện tập thể thao có 4 nhà, công tác xây dựng cơ sở vật chất đang từng bước được nâng cấp phần nào đáp ứng nhu cầu tập luyện và thi đấu. Tuy nhiên thực trạng các cơ sở, sân bãi, trang thiết bị còn thiếu thốn và lạc hậu do nguồn kinh phí hạn hẹp... đã ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngành.