4.3. Định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư huyện phong thổ đến năm
4.3.2. Định hướng phát triển hệ thống mạng lưới điểm dân cư
Thị trấn Phong Thổ tiếp tục gữi vai trò hạt nhân và trở thành đô thị trung tâm của huyện Phong Thổ. Đến năm 2020 tổng số nhân khẩu tăng thêm khu vực đô thị
là 894 người Với định mức đất ở đô thị là 100 m2/hộ thì diện tích đất ở đô thị cần tăng thêm trong giai đoạn tới là 4,69ha. Trong giai đoạn tới, dự kiến quy hoạch các vị trí đất ở đô thị cụ thể như sau:
Như vậy, đến năm 2020, diện tích đất ở tại đô thị là 41.19ha.
+ Định hướng phát triển nhà ở theo quy hoạch chung của thị trấn.
Theo định hướng phát triển đô thị huyện Phong Thổ thì sẽ hình thành các thị tứ làm trung tâm kinh tế - văn hoá cho cụm xã, để mỗi khu vực theo chức năng của mình trở thành “hạt nhân” thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện và của vùng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát triển đô thị nhằm tạo ra sự phát triển cân đối giữa các vùng lãnh thổ kết hợp quá trình đẩy mạnh đô thị hoá nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Như vậy, căn cứ vào định hướng phát triển đô thị đến năm 2020 của huyện Phong Thổ thì đến năm 2020, tổng số điểm dân cư đô thị trên địa bàn huyện là 2 điểm dân cư. Trong đó, có 1 điểm là thị trấn hiện trạng và hình thành xây dựng thêm 1 thị tứ mới tại xã Mường So.
Các điểm dân cư đô thị trên địa bàn huyện Phong Thổ có mối quan hệ mật thiết với các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện. Các điểm dân cư đô thị sẽ cung cấp phần lớn các dịch vụ về sản xuất, đời sống hàng ngày cho các điểm dân cư nông thôn, đồng thời thu mua, tiêu thụ nông sản và sản phẩm tiểu thủ công nghiệp của các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện. Ngược lại, người dân ở các điểm dân cư nông thôn sẽ bán được nông sản và sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, đồng thời tiêu thụ một lượng lớn hàng hoá và các dịch vụ khác của các điểm dân cư đô thị, góp phần đáp ứng nhu cầu đời sống của nhân dân trên địa bàn toàn huyện.
4.3.2.2. Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư nông thôn theo hướng nông thôn mới
a. Xác định nhu cầu đất ở tại nông thôn
Trên cơ sở dự báo dân số khu vực nông thôn huyện Phong Thổ đến năm 2020 và căn cứ vào định mức sử dụng đất ở trong điểm dân cư nông thôn được quy định tại Công văn số 5763/BTNMT - ĐKTK ngày 25/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định nhu cầu về đất ở điểm dân cư nông thôn tại huyện Phong Thổ cụ thể như sau:
- Tổng số người có nhu cầu về đất ở là 12.800 người.
- Định mức sử dụng đất ở trong điểm dân cư nông thôn là từ 75-100 m2/người.
Theo phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thì diện tích đất ở được quy hoạch cho cả giai đoạn là 196,94ha.
Như vậy, đất ở tại nông thôn huyện Phong Thổ đến năm 2020 là 766,74ha.
b. Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư theo hướng nông thôn mới
Phát triển các điểm dân cư nông thôn trên cơ sở mục tiêu chung về xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới đã được Chính phủ ban hành. Xây dựng xã hội ở khu vực nông thôn ngày càng dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Nhằm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn, đã có nhiều văn bản được ban hành hướng dẫn và chỉ đạo như: Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Định hướng xây dựng các điểm dân cư nông thôn đó là quy hoạch phát triển các điểm dân cư mới và chỉnh trang các điểm dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn bản sắc văn hóa, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đảm bảo phù hợp với điều kiện sản xuất, đặc điểm tự nhiên và tập quán sinh hoạt của từng địa phương. Sử dụng có hiệu quả quỹ đất ở sẵn có để tiết kiệm đất đai.
Quy hoạch khu vực nông thôn phải tính đến quá trình đô thị hoá trong tương lai tránh bị đảo lộn khi đô thị hoá nông thôn.
Căn cứ vào tình hình thực tế xây dựng và phát triển của các điểm dân cư hiện nay cho thấy thì việc bố trí quy hoạch lại các điểm dân cư là rất khó khăn và không hiệu quả vì phần lớn các điểm dân cư đã có thời gian tồn tại từ rất lâu, các hộ dân sống trong các điểm dân cư thường có mối quan hệ dòng họ, huyết thống.
Mặt khác, các điểm dân cư đã xây dựng cho mình các công trình công cộng và đặc biệt là các điểm dân cư này được bố trí gần với những nơi sản xuất thì nay nếu bị quy hoạch chuyển đi nơi khác thì sẽ rất khó khăn và khó có thể thực hiện
được mà nếu có thực hiện được thì cũng rất tốn kém và không hiệu quả. Chính vì vậy, để đảm bảo tính khả thi của đồ án, đồng thời cũng căn cứ trên định hướng phát triển của huyện tôi chỉ đi vào định hướng phát triển các điểm dân cư trên quan điểm sau:
- Đối với các điểm dân cư loại I: đây là những điểm dân cư chính, đã tồn tại từ lâu đời, có điều kiện cơ sở hạ tầng tốt hiện tại đã đáp ứng được nhu cầu của người dân thì trong giai đoạn tương lai cần tiếp tục duy trì, phát triển mở rộng và hoàn thiện hơn. Đến năm 2020, tổng số điểm dân cư loại I sẽ là 39 điểm dân cư, tăng 20 điểm dân cư so với năm hiện trạng. Sự chuyển dịch phân cấp các điểm dân cư cụ thể như sau:
+ Các điểm dân cư loại II sẽ phát triển trở thành điểm dân cư loại I là 20 điểm dân cư, bao gồm:Xã Sì Lờ Lầu: Bản Thà Giang; Xã Ma Ly Chải: Bản Mới;Xã Mồ Sì San: Bản Xéo Hồ Thầu; Xã Pa Vây Sử: Bản Pa Vây Sử; Xã Tung Qua Lìn: Bản Căng Há, Bản Căng Ký; Xã Dào San: Bản Hợp 1, Bản Hợp 3, Bản Cao Sin Chải, Bản San Tra, Bản Sềnh Sảng A; Xã Mù Sang: Bản Sin Chải, Bản Mù Sang, Bản Háng Sung; Xã Ma Ly Pho: Bản Sơn Bình; Xã Hoang Thèn: Bản Mồ Sì Câu; Xã Bản Lang: Bản Hợp 1, Bản Hợp 2; Xã Mường So: Bản Nà Củng.
Để trở thành các điểm dân cư loại I thì các điểm dân cư trên cần được đầu tư xây dựng, cải tạo và chỉnh trang lại các hạng mục sau:
Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Phát triển giao thông nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, vận động nhân dân đồng tình ủng hộ tự nguyện thực hiện, góp tiền, ngày công, hiến đất để làm đường. Đầu tư hệ thống giao thông để cải thiện tiêu chí nhóm D lên 3 điểm tỷ lệ đường trục thôn được cứng hóa đạt chuẩn > 90%, đường ngõ xóm được cứng hóa >70% - 100%, tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt trên 95% và tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia đạt trên 70%. Theo quy hoạch đến năm 2020 quỹ đất cho phát triển giao thông cho 20 thôn bản là 48,27ha.
Về nhà ở của dân: Hướng đến điểm dân cư có tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt
>65% giảm tỷ lệ nhà tạm nhà dột nát biện pháp đầu tư huy động các nguồn vốn ngân sách trung ương và địa phương cùng với các chương trình dự án, từ các doanh nghiệp, tổ chức, cộng đồng dân cư.
Về giáo dục: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy chính quyền địa phương, cơ sở đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giáo dục trong
tình hình mới. Làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, đánh giá và sử dụng cán bộ, giáo viên; quan tâm công tác phát triển đảng viên và xây dựng tổ chức Đảng trong trường học. Nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo, chuyên môn nghiệp vụ;
dạy học phù hợp với đối tượng vùng, miền. Huy động, đầu tư các nguồn lực;
khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức và cá nhân tích cực ủng hộ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm đồ dùng, đồ chơi trong các cơ sở giáo dục.
Khuyến khích áp dụng các phần mềm vào việc quản lý, giảng dạy học sinh. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng gắn với thực hiện kỷ cương nền nếp trong giáo dục.
Về y tế cơ sở: tiếp tục được đầu tư xây dựng nâng cấp thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, đặc biệt là công tác khám chữa bệnh cho người nghèo. Tổ chức thực hiện tốt chương trình phòng chống dịch bệnh, không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn huyện. Trên 94% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vác xin. Triển khai có hiệu quả các hoạt động theo chương trình y tế quốc gia.
Về văn hóa công tác thông tin tuyên truyền bám sát nhiệm vụ chính trị của huyện. Hoạt động bảo tồn, giữ gìn văn hoá các dân tộc được chú trọng, các lễ hội truyền thống đã và đang được phục hồi, phát huy giá trị như: Lễ hội Then Kim Pang, lễ hội Nàng Han (dân tộc Thái)...phấn đấu 20/20 thôn, bản được công nhận bản làng văn hoá,cơ quan, đơn vị và trường học đạt chuẩn văn hoá, xây dựng hoàn chỉnh và ban hành qui ước thôn bản. Đầu tư xây dựng mới 5 nhà văn hoá thôn bản cho các bản: Bản Nà Củng, Bản Mù Sang, Bản Sơn Bình, Bản Mồ Sì Câu.
- Đối với những điểm dân cư loại II: đây là những điểm dân cư phụ thuộc, các điểm dân cư này cũng đã được hình thành trong một thời gian dài, chúng có mối quan hệ hoạt động sản xuất và sinh hoạt gắn chặt với các điểm dân cư chính, cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Tuy nhiên, với quy mô dân số và đất đai như hiện nay, cùng với việc phân bố gần những nơi sản xuất và được phân bố tương đối gần nhau. Những điểm dân cư này sẽ đảm bảo đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tương lai.
Trong giai đoạn tới sẽ kết hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ cho các điểm dân cư loại II này, đồng thời, đưa ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - tiểu thủ công nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân trong các điểm dân cư.
Cải tạo nâng cấp 30 điểm dân cư loại III phát triển trở thành các điểm dân cư loại II bằng các biện pháp sau:
Xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ, tạo sự liên kết hài hoà giữa các điểm dân cư, giữa điểm dân cư loại II và điểm dân cư loại III.
Tập trung chỉ đạo lồng ghép các nguồn vốn, huy động có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trọng tâm là phát triển giao thông nông thôn, giao thông nội đồng. Đồng thời quan tâm chỉ đạo các địa bàn còn khó khăn, các lĩnh vực còn yếu kém.
Quy hoạch, sắp xếp lại dân cư ở những điểm dân cư sống phân tán, có nguy cơ sạt lở cao, thiếu đất sản xuất, điều kiện sống quá khó khăn đến các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung còn nhiều đất sản xuất. Tập trung thực hiện có hiệu quả Nghị quyết giảm nghèo nhanh và bền vững của Đảng bộ huyện, các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, an sinh xã hội, về y tế, giáo dục - đào tạo, văn hoá thông tin và truyền thông, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, các quy định về bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn.
Nâng cao chất lượng Y tế, chất lượng khám chữa bệnh, phòng chống dịch;
thường xuyên cử cán bộ đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ y tế, đặc biệt ở các tuyến xã; tích cực tuyên truyền cho nông dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế, giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn. Xây dựng và thực hiện tốt quy ước thôn bản về an ninh trật tự, phòng chống các tệ nạn xã hội, các hủ tục lạc hậu; hoàn thiện các thiết chế văn hoá ở nông thôn theo hướng xây dựng Nông thôn mới văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hoá các dân tộc.
Như vậy, đến năm 2020, tổng số điểm dân cư loại II của toàn huyện là 53 điểm dân cư trong đó tăng 30 điểm dân cư từ các điểm dân cư loại III chuyển lên và giảm 20 điểm dân cư từ loại II định hướng phát triển thành điểm dân cư loại I:
- Các điểm dân cư loại III: đây là những thôn, bản nhỏ, không có triển vọng phát triển trong tương lai, không thuận lợi tổ chức sản xuất và đời sống thì trong giai đoạn tương lai cần được bố trí quy hoạch sắp xếp lại để đảm bảo cho sự phát triển tốt trong tương lai. Như vậy, nhằm đảm bảo đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ tốt nhu cầu của cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và sản xuất của những điểm dân cư loại III thì trong giai đoạn quy hoạch tiến hành nâng cấp, mở rộng quy mô điểm dân cư loại III thành điểm dân cư loại II, đồng thời, tiến hành hợp nhất một số điểm dân cư loại III để phát triển thành điểm dân
cư loại II. Như vậy, đến năm 2020, trên địa bàn toàn huyện sẽ còn 85 điểm dân cư loại III với hệ thống cơ sở hạ tầng thấp kém và cuộc sống của người dân không được đảm bảo.
4.3.2.3. Các giải pháp thực hiện định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư a. Giải pháp tuyên truyền vận động
Tập trung tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa tầm quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới đây là một chương trình lớn mang tính tổng hợp về kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, Hoàn thành các chỉ tiêu nông thôn mới giúp nâng cao đời sống của nhân dân, cải thiện cơ sở hạ tầng của thôn bản.
b. Giải pháp hỗ trợ tái định cư
+ Có chính sách đền bù thoả đáng khi thu hồi đất của nhân dân trong khu vực phải dồn ghép dân cư.
+ Xây dựng khu tái định cư mới phải đảm bảo có nơi ở, sản xuất và các công trình công cộng nhằm ổn định cuộc sống người dân để họ yên tâm sinh sống lâu dài.
+ Có chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhằm giúp đỡ những hộ nghèo trong khu vực tái định cư xây dựng nhà ở mới.
c. Giải pháp về vốn
+ Cần có chính sách khuyến khích, thu hút nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn huyện để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng.
+ Huy động nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án và dự án của cộng đồng dân cư.
d. Các giải pháp khác
+ Khuyến khích thực hiện các đề tài, dự án về quy hoạch phát triển các điểm dân cư.
+ Quá trình tổ chức thực hiện phương án quy hoạch cần đảm bảo theo trình tự pháp luật quy định, đồng thời có kế hoạch điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
+ Từng bước nâng cao trình độ năng lực của cán bộ Địa chính cơ sở nhằm đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch điểm dân cư.
+ Nâng cao trình độ dân trí, hướng dẫn và phổ biến pháp luật đất đai sâu rộng đến người dân nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ trong quá trình sử dụng đất điểm dân cư.