4.2. Thực trạng phát triển điểm dân cư huyện phong thổ năm 2015
4.2.1. Đặc điểm phát triển điểm dân cư đô thị và nông thôn
* Khu vực đô thị
Khu vực đô thị hiện nay được xác định bao gồm toàn bộ thị trấn Phong Thổ có diện tích là 4.495,07ha, trong đó đất nông nghiệp 2219,22ha, chiếm 49,37% tổng diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp 309,73ha, chiếm 6,89% tổng diện tích tự nhiên, còn lại là diện tích đất chưa sử dụng.
Thị trấn Phong Thổ là nơi tọa lạc của các cơ quan hành chính huyện, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp, nơi tập chung các công trình văn hóa và phúc lợi xã hội của huyện. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đang được đầu tư phát triển như: Giao thông, điện, cấp thoát nước, thương mại, bưu chính viễn thông. Hiện nay, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật cơ bản đáp ứng được nhu cầu làm việc của cán bộ công chức và nhân dân, cũng như trao đổi giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội chính trị của huyện.
Theo lộ trình phát triển thị trấn Phong Thổ thành một đô thị trung tâm về kinh tế, chính trị có bản sắc văn hoá đa dạng mang nhiều phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, định hướng lâu dài trong tương lai cần mở rộng các khu chức năng trong phạm vi trung tâm đô thị với mục đích vừa bảo tồn những giá trị về kiến trúc vốn có mang đậm nét bản sắc văn hoá dân tộc đồng thời đáp ứng được yêu cầu là trung tâm kinh tế xã hội của huyện.
* Khu vực nông thôn
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 17 xã thuộc khu vực nông thôn, có tổng diện tích tự nhiên là 98.429,9ha, chiếm 95,63% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện, bao gồm các xã: Bản Lang, Dào San, Hoang Thèn, Huổi Luông, Khổng Lào, Lản Nhì Thàng, Ma Ly Chải, Ma Ly Pho, Mồ Sì San, Mù Sang, Mường So, Nậm Xe, Pa Vây Sử, Sì Lở Lầu, Sin Suối Hồ, Tung Qua Lìn, Vàng Ma Chải...
Khu vực nông thôn với phần lớn diện tích là đồi núi, thảm thực vật, động vật rừng phong phú (chủ yếu là rừng cây lá rộng, có màu xanh quanh năm và rừng tre nứa, cây nông nghiệp rất đa dạng như: lúa, ngô, khoai, sắn, đậu tương, lạc, bông, lanh, vừng, thảo quả, rau và các cây ăn quả như: mận, táo...) đã tạo cho Phong Thổ có cảnh quan môi trường đa dạng với các tiểu vùng khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp, thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, du lịch tham quan, văn hóa.
- Dân cư nông thôn: Dân số khu vực nông thôn toàn huyện năm 2015 là 71.589 khẩu, với 15.711 hộ, tốc độ tăng dân số tự nhiên là 2,2%. Bình quân mỗi hộ khoảng 6 nhân khẩu; 2,5 lao động và có khoảng 1,50ha đất canh tác.
- Dân tộc: Theo số liệu thống kê toàn huyện hiện nay có 7 các dân tộc chung sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Dao, H’Mông và Thái. Cơ cấu dân tộc thuộc khu vực nông thôn như sau: Dân tộc Dao chiếm: 39,28%; Dân tộc Thái chiếm: 16,76%;
Dân tộc H’Mông chiếm: 27,06%; Dân tộc Hà Nhì chiếm: 8,93%; Dân tộc Giáy chiếm: 3,38%; Dân tộc Kinh chiếm: 4,17%; Dân tộc khác chiếm: 0,42%.
Đánh giá chung về đời sống kinh tế của dân cư nông thôn trên địa bàn huyện ngày càng được cải thiện: Năm 2015 đạt 445kg lương thực/người/năm và GDP là 22.000.000 đồng/người/năm (theo giá hiện hành). Về lĩnh vực văn hoá - xã hội, trình độ dân trí ngày một nâng cao. Tuy nhiên tỷ lệ hộ đói, nghèo thuộc khu vực nông thôn trên địa bàn huyện hiện còn cao, tập trung nhiều ở các xã như:
Sì Lờ Lầu, Pa Vây Sử, Tông Qua Lìn, Mù Sang ... chủ yếu ở các hộ là người H’Mông và người Dao.
4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất và điểm dân cư huyện Phong Thổ năm 2015 Theo kết quả thống kê đất đai năm 2015 thì tổng diện tích tự nhiên của huyện Phong Thổ đến hết ngày 31/12/2015 là 102.924,9 ha thể hiện qua hình 4.3 và bảng 4.5:
- Đất nông nghiệp diện tích 63.736,2ha, chiếm 61,9% diện tích tự nhiên;
- Đất phi nông nghiệp 2.637,3ha, chiếm 2,6% diện tích tự nhiên;
- Đất chưa sử dụng 36.511,4ha, chiếm 35,5% diện tích tự nhiên.
Biểu đồ 4.3. Cơ cấu đất đai huyện Phong Thổ năm 2015
Bảng 4.5. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phong Thổ năm 2015
STT Chỉ tiêu Mã loại đất Diện tích
(ha)
Tỷ lệ (%)
I Tổng diện tích đất tự nhiên 102924,9 100
1 Đất nông nghiệp NNP 66952,7 65,1
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 21511,2 20,9
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 18316,2 17,8
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 5607,8 5,5
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 12708,4 12,4
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 3195 3,1
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 45385,3 44,1
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 10380,4 10,1
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 35004,9 34
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 44,5
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 11,6
2 Đất phi nông nghiệp PNN 2636,6 2,6
2.1 Đất ở OCT 606,3 0,6
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 569,8 0,6
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 36,5
2.2 Đất chuyên dùng CDG 1162,5 1,1
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 11,1
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 49,5 0,1
2.2.3 Đất an ninh CAN 1,5
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 62,9 0,1
2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 114,4 0,1
2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 923 0,9
2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,6
2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT NTD 26,1
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 841,1 0,8
3 Đất chưa sử dụng CSD 33335,5 32,4
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 261,1 0,3
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 32816,8 31,9
3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 257,6 0,3
Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Phong Thổ (2016) Hiện trạng sử dụng đất điểm dân cư huyện Phong Thổ năm 2015 được thể hiện qua bảng 4.6:
Bảng 4.6. Hiện trạng sử dụng đất điểm dân cư huyện Phong Thổ năm 2015
STT Chỉ tiêu Mã
loại đất
Hiện trạng năm 2015 Tổng
diện tích đất điểm dân cư
(ha)
Trong đó:
Diện tích đất đô thị
(ha)
Diện tích đất điểm dân cư nông
thôn (ha)
I Tổng diện tích 6.566,53 4495,10 2.071,43
1 Đất nông nghiệp NNP 3.706,11 2494,20 1.211,91
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1.387,03 368,60 1.018,43
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1.146,16 334,80 811,36
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 182,96 76,40 106,56
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 963,16 258,40 704,76
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 240,96 33,90 207,06
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 2.300,86 2122,50 178,36
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.188,13 1087,10 101,03
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.112,73 1035,40 77,33
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 18,23 3,10 15,13
2 Đất phi nông nghiệp PNN 1.053,43 309,70 743,73
2.1 Đất ở OCT 542,62 36,50 506,12
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 506,12 506,12
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 36,50 36,50 -
2.2 Đất chuyên dùng CDG 448,47 223,70 224,77
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 7,15 2,70 4,45
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 19,13 1,10 18,03
2.2.3 Đất an ninh CAN 1,28 0,70 0,58
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 51,00 19,40 31,60 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 20,03 19,70 0,33
2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 350,00 180,20 169,80
2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 0,04 0,04
2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,57 0,57
2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang
lễ, NHT NTD 10,35 5,70 4,65
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 51,37 43,80 7,57
2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,03 0,03
3 Đất chưa sử dụng CSD 1.806,96 1691,20 115,76
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 30,11 12,90 17,21
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 1.776,84 1678,30 98,54
3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 1.806,96 1691,20 115,76
Nguồn : Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Phong Thổ (2016) Theo kết quả thống kê đất đai thì đến năm 2015, tổng diện tích đất điểm dân cư huyện Phong Thổ là 6.566,53ha, chiếm 6,38% tổng diện tích đất tự nhiên.
Diện tích đất điểm dân cư bao gồm: Diện tích đất điểm dân cư nông thôn và diện tích đất điểm dân cư đô thị cụ thể:
Diện tích đất điểm dân cư nông thôn huyện Phong Thổ là 2071,43ha, chiếm 2,01% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện và được phân bố trên 17 xã. Khu vực nông thôn với phần lớn diện tích là đồi núi, thảm thực vật, động vật rừng phong phú thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, du lịch tham quan, văn hóa. Tuy nhiên do huyện chưa có quy hoạch hệ thống điểm dân cư, hơn nữa do đất đai rộng, người thưa nên diện tích đất nông nghiệp xen kẽ trong điểm dân cư còn khá lớn đặc biệt là đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất trồng cây ăn quả như nhãn, vải. Trong khuôn viên đất ở của hầu hết các hộ gia đình đều có đất nông nghiệp. Việc bố trí dân cư như vậy có ưu điểm là không gian sống thoáng, người dân vừa ở vừa kết hợp sản xuất nông nghiệp nên tận dụng nguồn lao động lúc rãnh rỗi, tiết kiệm chi phí vận chuyển sản phẩm. Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề là một số người dân bố trí nơi ở gần nơi chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường sống, dân cư thưa thớt nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng rất lãng phí cũng như vấn đề quản lý xã hội gặp nhiều khó khăn.
4.2.3. Thực trạng hệ thống điểm dân cư 4.2.3.1. Điểm dân cư đô thị
Thị trấn Phong Thổ là trung tâm hành chính huyện, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp, nơi tập chung các công trình văn hóa và phúc lợi xã hội của huyện. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đang được đầu tư phát triển như:
Giao thông, điện, cấp thoát nước, thương mại, bưu chính viễn thông……Hiện nay cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật cơ bản đáp ứng được nhu cầu làm việc của cán bộ công chức và nhân dân, cũng như trao đổi giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội chính trị của huyện.Về mặt kiến trúc không gian đô thị mới chỉ dừng lại ở mức khá. Kiến trúc nhà ở đang được Ban Quản lý đô thị quản lý khá tốt về lĩnh vực xây dựng. Trong tương lai cần thiết phải có sự đầu tư quy hoạch chỉnh trang và phát triển xây dựng hợp lý hơn.
4.2.3.2. Điểm dân cư nông thôn
Hiện trên địa bàn huyện Phong Thổ chưa có quy hoạch điểm dân cư nên phần lớn các điểm dân cư phát triển tự phát, phân tán, rải rác thành các cụm bản làng nhỏ gây khó khăn cho việc bố trí, xây dựng các công trình công cộng phục vụ đời sống dân cư cũng như phát triển kinh tế - xã hội.
Bảng 4.7. Hiện trạng phân bố hệ thống điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện Phong Thổ năm 2015
STT Tên xã
Diện tích đất điểm dân cư
(ha)
Số lượng điểm dân cư(bản)
Số nhân khẩu(người)
Bình quân Diện tích/Điểm DC (Ha/Điểm)
1 Xã Sì Lờ Lầu 51,89 6 4121 8,65
2 Xã Ma Ly Chải 36,82 4 2053 9,21
3 Xã Mồ Sì San 43,89 4 2420 10,97
4 Xã Vàng Ma Chải 63,81 8 3629 7,98
5 Xã Pa Vây Sử 24,73 7 2310 3,53
6 Xã Tung Qua Lìn 79,39 6 2213 13,23
7 Xã Dào San 493,8 15 7576 32,92
8 Xã Mù Sang 54,62 11 2817 4,97
9 Xã Ma Ly Pho 100 9 2840 11,11
10 Xã Hoang Thèn 162,81 9 3904 18,09
11 Xã Bản Lang 119,02 14 7508 8,5
12 Xã Khổng Lào 104,89 12 3676 8,74
13 Xã Nậm Xe 126,1 17 6307 7,42
14 Xã Mường So 184,77 11 5654 16,8
15 Xã Sin Súi Hồ 50,35 11 4470 4,58
16 Xã Lản Nhì Thàng 195,48 10 2961 19,55
17 Xã Huổi Luông 179,06 23 7130 7,79
Tổng số 2.071,43 177 71.589
Trong quá trình hình thành và phát triển điểm dân cư, hình thức, bố cục mạng lưới dân cư chịu sự chi phối của các yếu tố tự nhiên như điều kiện địa hình, địa thế, khí hậu... và cả các yếu tố vận động của nền kinh tế xã hội. Mạng lưới điểm dân cư nông thôn huyện Phong Thổ phân bố chủ yếu theo các dạng sau:
- Phân bố theo dạng tuyến: Dân cư phân bố theo dạng tuyến được hình thành và phát triển dọc theo các tuyến đường giao thông Quốc lộ 12, Quốc lộ 4D gồm các xã : Huổi Luông, Ma Ly Pho, Mường So, Nậm Xe, Sin Suối Hồ. Hình thức phân bố này thuận lợi cho giao thông đi lại, kinh doanh buôn bán. Tuy nhiên do phát triển theo tuyến hẹp và kéo dài nên có nhiều trở ngại cho việc bố trí xây dựng các công trình công cộng.
- Phân bố theo dạng phân tán: Là các điểm dân cư thôn bản phát triển lâu đời theo tập quán dân tộc, các điểm dân cư phát triển một cách tự phát do điều
kiện về gần nơi sản xuất hay thuận lợi về giao thông. Tình trạng này gây trở ngại cho việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng.
4.2.4. Kết quả phân loại điểm dân cư nông thôn
Dựa trên các căn cứ pháp lý và điều kiện cụ thể của địa phương tôi chọn 4 chỉ tiêu dùng để đánh giá các điểm dân cư kết quả như sau:
Bảng 4.8. Kết quả phân loại hệ thống điểm dân cư nông thôn huyện Phong Thổ theo chỉ tiêu nhóm A năm 2015
STT Nhóm chỉ tiêu Số lượng điểm dân cư Cơ cấu (%)
1 A1 21 11,86
2 A2 30 16,95
3 A3 126 71,19
Tổng 177 100,00
- Đối với chỉ tiêu nhóm A1 có 21 điểm dân cư nông thôn được phân bố trên 17 xã và chủ yếu ở 2 xã chính là xã Mường So và xã Dào San. Là 2 xã có điều kiện phát triển tốt và sẽ phát triển lên thành thị tứ của huyện.
- Nhóm chỉ tiêu A2: có 30 điểm dân cư nông thôn chiếm tỷ lệ 16,95 % tổng số điểm dân cư, phân bố ở tất cả 17 xã trên địa bàn huyện.
- Nhóm chỉ tiêu A3: Chiếm tỷ lệ lớn nhất với 126 điểm dân cư chiến 71,19
% tổng số điểm dân cư là các thôn bản với điều kiện khó khăn và xa xôi phân bố đều trên 17 xã của huyện.
Bảng 4.9. Kết quả phân loại hệ thống điểm dân cư nông thôn huyện Phong Thổ theo chỉ tiêu nhóm B năm 2015
STT Nhóm chỉ tiêu Số lượng điểm dân cư Cơ cấu (%)
1 B1 26 14,69
2 B2 40 22,60
3 B3 111 62,71
Tổng 177 100,00
- Nhóm chỉ tiêu B1 có 26 điểm dân cư nông thôn phân bố trên toàn huyện và là các điểm dân cư trung tâm của xã.
- Nhóm chỉ tiêu B2 có 40 điểm dân cư nông thôn chiểm 22,6% . - Nhóm chỉ tiêu B3 có 111 điểm dân cư nông thôn chiếm 62,71%.
Bảng 4.10. Kết quả phân loại hệ thống điểm dân cư huyện Phong Thổ theo chỉ tiêu nhóm C năm 2015
STT Nhóm chỉ tiêu Số lượng điểm dân cư Cơ cấu (%)
1 C1 14 7,91
2 C2 57 32,20
3 C3 106 59,89
Tổng 177 100,00
- Nhóm chỉ tiêu C1 có 14 điểm dân cư nông thôn chiểm 7,91%.
- Nhóm chỉ tiêu C2 có 57 điểm dân cư chiếm 32,20%.
- Nhóm chỉ tiêu C3 có 106 điểm dân cư chiếm 59,89%.
Bảng 4.11. Kết quả phân loại hệ thống điểm dân cư huyện Phong Thổ theo chỉ tiêu nhóm D năm 2015
STT Nhóm chỉ tiêu Số lượng điểm dân cư Cơ cấu (%)
1 D1 10 5,56
2 D2 41 23,16
3 D3 126 71,19
Tổng 177 100,00
- Nhóm chỉ tiêu D1: Có 10 điểm dân cư nông thôn chiếm 5,56%.
- Nhóm chỉ tiêu D2: Có 41 điểm dân cư nông thôn chiếm 23,16%.
- Nhóm chỉ tiêu D3: Có 126 điểm dân cư nông thôn chiếm 71,19%.
Từ những chỉ tiêu đánh giá trên hệ thống điểm dân cư trên địa bàn huyện Phong Thổ được phân ra thành 3 loại : Loại I, loại II và loại III.
Tổng số điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện Phong Thổ là 177 điểm dân cư, trong đó:
- Điểm dân cư nông thôn loại I: Tổng số điểm dân cư loại I là 19 điểm dân cư. Đây là những điểm dân cư đóng vai trò là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội của xã hoặc cụm xã. Hệ thống cơ sở hạ tầng của điểm dân cư được đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh. Gồm các điểm dân cư có số điểm từ >=9 điểm.
- Điểm dân cư nông thôn loại II: Tổng số điểm dân cư loại II là 43 điểm dân cư. Các điểm dân cư loại II chủ yếu được phân bố xung quanh các điểm dân cư trung tâm và có mối liên hệ mật thiết với điểm dân cư khu trung tâm. Các điểm dân cư này tồn tại từ lâu đời, tập trung với quy mô lớn, cơ sở hạ tầng chưa thực sự đồng bộ mặc dù nhiều công trình đã được xây dựng nhưng chưa hoàn
chỉnh, mức độ phục vụ chưa cao. Tại những điểm dân cư này có tiềm năng về đất đai và lao động. Gồm các điểm dân cư có số điểm từ 6 - 9 điểm.
- Điểm dân cư nông thôn loại III: Tổng số điểm dân cư loại III là 115 điểm dân cư. Điểm dân cư nông thôn loại III là những điểm dân cư có quy mô dân số ít, hệ thống cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, đời sống của dân cư còn thấp. Do vậy, nên khó có triển vọng phát triển trong tương lai. Gồm các điểm dân cư có số điểm < 6 điểm.
Chi tiết về kết quả phân loại điểm dân cư được thể hiện tại bảng 4.12:
Bảng 4.12. Tổng hợp kết quả phân loại điểm dân cư nông thôn huyện Phong Thổ Năm 2015
STT Tên xã Loại điểm dân cư
Tổng số
I II III
1 Xã Sì Lờ Lầu 1 3 2 6
2 Xã Ma Ly Chải 1 1 2 4
3 Xã Mồ Sì San 1 1 2 4
4 Xã Vàng Ma Chải 2 - 6 8
5 Xã Pa Vây Sử - 6 1 7
6 Xã Tung Qua Lìn 1 2 3 6
7 Xã Dào San 4 5 6 15
8 Xã Mù Sang - 3 8 11
9 Xã Ma Ly Pho 1 1 7 9
10 Xã Hoang Thèn - - 9 9
11 Xã Bản Lang - 6 8 14
12 Xã Khổng Lào 1 1 10 12
13 Xã Nậm Xe - 2 15 17
14 Xã Mường So 4 2 5 11
15 Xã Sin Súi Hồ 1 8 2 11
16 Xã Lản Nhì Thàng 1 1 8 10
17 Xã Huổi Luông 1 1 21 23
Tổng 19 43 115 177
Biểu đồ 4.4. Kết quả phân loại điểm dân cư huyện Phong Thổ năm 2015 4.2.5. Nhận xét chung về phân loại hệ thống điểm dân cư
Theo kết quả phân loại điểm dân cư thì hiện nay trên địa bàn huyện có 177 điểm dân cư nông thôn. Qua quá trình điều tra hệ thống điểm dân cư huyện Phong Thổ cho thấy:
- Phần lớn các điểm dân cư của huyện đều được hình thành và phát triển trong một thời gian dài, đã xây dựng được tương đối đầy đủ các công trình công cộng như: nhà văn hoá, sân thể thao, trường học trụ sở UBND... Hạ tầng kỹ thuật như : Điện, đường giao thông, thủy lợi….tuy nhiên chất lượng các công trình còn thấp, diện tích còn chưa đảm bảo theo các tiêu chuẩn về xây dựng Nông thôn mới chưa đáp ứng tốt được cho nhu cầu của người dân trong điểm dân cư cụ thể ở một số xã. Bên cạnh đó cũng có một số điểm dân cư trong các khu vực đô thị đã xây dựng được các công trình công cộng tương đối hoàn chỉnh, có chất lượng tốt với đầy đủ tiện nghi như các khu vui chơi giải trí, khu thể thao, khu dịch vụ.
- Các hộ dân trong mỗi điểm dân cư phần lớn được hình thành và phát triển trên cơ sở các mối quan hệ họ hàng thân thuộc theo bản làng, có quan hệ huyết thống với nhau. Việc hình thành các điểm dân cư đều xuất phát từ yêu cầu từ thực tiễn của sản xuất và xã hội. Những điểm dân cư loại I thường phát triển ở những nơi là trung tâm kinh tế - xã hội của địa phương là các trung tâm xã những