3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Sóc Sơn là huyện ngoại thành Thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 40 km về phía Bắc, hiện nay huyện Sóc Sơn đang ngày càng phát triển, do đó công tác đấu giá QSDĐ tại huyện Sóc Sơn cũng trở nên sôi động hơn. Vì vậy, đề tài thực hiện đánh giá công tác đấu giá QSDĐ tại một số dự án trên địa bàn huyện Sóc Sơn.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện từ tháng 03/2016 đến tháng 05/2017. Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2012 - 2016. Số liệu sơ cấp về công tác đấu giá QSDĐ được điều tra trong năm 2016.
3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Công tác đấu giá QSDĐ tại 03 dự án trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
- Hộ gia đình, cá nhân trúng đấu giá QSDĐ tại 03 dự án nghiên cứu.
- Cán bộ, viên chức liên quan đến công tác đấu giá QSDĐ.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn - Điều kiện tự nhiên;
- Điều kiện kinh tế - xã hội;
- Đánh giá chung về điều kiên tự nhiên, kinh tế - xã hội.
3.4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Sóc Sơn
- Tình hình quản lý đất đai huyện Sóc Sơn giai đoạn 2012 - 2016;
- Hiện trạng sử dụng đất năm 2016.
3.4.3. Khái quát về công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2012 - 2016
3.4.4. Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại các dự án nghiên cứu - Khái quát quy định đấu giá QSDĐ tại các dự án nghiên cứu;
- Khái quát các dự án nghiên cứu;
- Kết quả đấu giá QSDĐ tại các dự án nghiên cứu;
- Đánh giá công tác đấu giá QSDĐ tại các dự án nghiên cứu;
- Đánh giá chung về công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện Sóc Sơn.
3.4.5. Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện Sóc Sơn
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Trong giai đoạn 2012 - 2016, huyện Sóc Sơn đã thực hiện 13 dự án đấu giá QSDĐ. Trong đó, có khá nhiều dự án đạt hiệu quả cao, giúp tăng ngân sách cho Nhà nước, tuy nhiên cũng có dự án thu được kết quả thấp, phải trải qua nhiều phiên đấu giá mới bàn hết số lô đất, giá trúng đấu giá QSDĐ không cao.
Trong các dự án đấu giá nhỏ lẻ xen kẹt và đấu giá thành công tại huyện Sóc Sơn, lựa chọn các dự án theo các tiêu chí về vị trí địa lý, kinh tế xã hội, số phiên đấu giá, đề tài lựa chọn 03 dự án điển hình thực hiện đấu giá QSDĐ tại huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội để đánh giá về công tác đấu giá QSDĐ, cụ thể:
Dự án 1: Dự án đấu giá QSDĐ khu Dộc Bầu, Thị Trấn Sóc Sơn. Dự án có quy mô gồm 27 lô đất với điện tích 2.550 m2, có điều kiện KT - XH phát triển, trải qua 2 phiên đấu giá.
Dự án 2: Dự án đấu giá QSDĐ khu Chéo Cầu Nam, thôn Thanh Nhàn, xã Thanh Xuân. Dự án có quy mô gồm 23 lô đất với tổng diện tích là 2.261,8m2. Khu Chéo Cầu Nam nằm tại vị trí xa trung tâm huyện, KT - XH phát triển trung bình, trải qua 8 phiên đấu giá,
Dự án 3: Dự án đấu giá QSDĐ khu Thanh Luông, thôn Yên Tàng, xã Bắc Phú. Dự án có quy mô gồm 27 lô đất với tổng diện tích là 2.226,3 m2. Khu Thanh luông không thuộc trung tâm huyện nhưng giáp trục đường giao thông chính, KT - XH phát triển trung bình, trải qua 4 phiên đấu giá.
3.5.2. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
- Điều tra thu thập các văn bản có liên quan tới công tác đấu giá QSDĐ do Chính phủ, Bộ, ngành, UBND huyện Sóc Sơn ban hành.
- Điều tra thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, KT-XH tại phòng TN&MT huyện Sóc Sơn và Chi cục thống kê huyện Sóc Sơn.
- Điều tra thu thập các số liệu về tình hình quản lý và SDĐ của huyện Sóc Sơn tại phòng TN&MT huyện Sóc Sơn.
- Điều tra thu thập kết quả đấu giá QSDĐ của 03 dự án nghiên cứu tại Chi nhánh Phát triển Quỹ đất Sóc Sơn.
3.5.3. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thực hiện cho 2 đối tượng gồm hộ gia đình, cá nhân trúng đấu giá QSDĐ và cán bộ, viên chức liên quan đến công tác đấu giá QSDĐ tại 3 dự án nghiên cứu. Tổng số phiếu điều tra là 103 phiếu. Trong đó, hộ gia đình, cá nhân trúng đấu giá là 73 phiếu (toàn bộ số người trúng đấu giá QSDĐ tại 03 dự án nghiên cứu) và cán bộ, viên chức là 30 phiếu.
Các thông tin điều tra gồm: Tên đối tượng điều tra, trình độ học vấn, nghề nghiệp, số nhân khẩu trong gia đình, mục đích tham gia đấu giá, thông tin về dự án đấu giá, hình thức đấu giá, phí đấu giá, bước giá, khoản tiền đặt trước khi tham gia đấu giá, giá thị trường, chất lượng môi trường sau khi đấu giá, CSHT sau đấu giá, đời sống của các hộ gia đình sau khi đấu giá, giá đất tại khu vực dự án sau khi đấu giá.
3.5.4. Phương pháp thống kê, tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu
Các số liệu về kết quả công tác đấu giá QSDĐ tại 03 dự án nghiên cứu được thống kê, tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel. Sử dụng phương pháp phân tích để đánh giá, phân tích các kết quả nghiên cứu của đề tài.
3.5.5. Phương pháp so sánh
Phương pháp này dùng để so sánh kết quả đấu giá giữa các dự án nghiên cứu về mức độ thành công của dự án, số phiên đấu giá, số tiền thu được từ đấu giá, vượt mức giá khởi điểm, MCL giữa giá trúng đấu giá và giá khởi điểm, MCL giữa giá trúng đấu giá và giá Nhà nước, trong đó:
MCL giữa giá trúng đấu giá và giá khởi điểm
= Giá trúng đấu giá / Giá khởi điểm
MCL giữa giá trúng đấu giá và giá Nhà nước
= Giá trúng đấu giá / Giá Nhà nước