Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại một số dự án trên địa bàn huyện sóc sơn thành phố hà nội (Trang 44 - 48)

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua kinh tế trên địa bàn của huyện có những bước chuyển biến rõ rệt. Tổng GTSX trên địa bàn năm 2012 đạt 10.268.030 tr.đ, đến năm 2016 tăng lên đạt 15.243.904 tr.đ (theo giá hiện hành). Tốc độ tăng trưởng bình quân/năm của tổng GTSX đạt 9,75%, trong đó nông nghiệp, lâm nghiệp và

thủy sản tăng 3,80%, công nghiệp – xây dựng tăng 10,01%, thương mại – dịch vụ tăng 12,53% (Chi cục thống kê huyện Sóc Sơn, 2016; Phòng kinh tế huyện Sóc Sơn, 2017).

Hình 4.2. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Sóc Sơn giai đoạn 2012 - 2016

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ.

Năm 2012 dịch vụ chỉ chiếm 23,04% thì đến năm 2016 tăng lên tới 30,17% trong tổng GTSX. Tính đến năm 2016, công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất với 57,16%, nông nghiệp chỉ chiếm 12,67% (theo giá hiện hành). Cơ cấu theo thành phần kinh tế cũng có sự chuyển biến tích cực, kinh tế khu vực ngoài quốc doanh đặc biệt khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh với năm 2012 đạt 1.724.152 tr.đ đến năm 2016 tăng lên tới 1.904.984 tr.đ, góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho lao động của huyện, thúc đẩy phát triển nhanh KT - XH của địa phương. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ còn nhiều hạn chế, công nghiệp, dịch vụ chủ yếu phát triển ở các xã, thị trấn khu vực đồng bằng có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển gắn với các tuyến giao thông đối ngoại chính của huyện như Quốc lộ 3, Quốc lộ 2 và đường 131(Chi cục thống kê huyện Sóc Sơn, 2016; Phòng kinh tế huyện Sóc Sơn, 2017).

Bảng 4.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Sóc Sơn giai đoạn 2012 - 2016 ĐVT: %

STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2016

1 Nông - lâm nghiệp - thủy sản 19,40 12,67

2 Công nghiệp - Xây dựng 57,56 57,16

3 Thương mại - Dịch vụ 23,04 30,17

Tổng 100,00 100,00

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Sóc Sơn (2016) 4.1.2.2. Dân số, lao động

a. Dân số

Năm 2016 dân số huyện Sóc Sơn có 330.456 người, trong đó thị trấn có 5.207 người. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của huyện đang có xu hướng giảm dần. Tỷ lệ gia tăng dân số cơ học đang có xu hướng tăng nhanh do việc đẩy nhanh phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nhìn chung, dân số của huyện có cơ cấu trẻ, tỷ lệ dân số dưới độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động ở mức thấp so với cả nước. Đây là thuận lợi lớn cho yêu cầu về lao động cho phát triển KT - XH của địa phương. Cơ cấu dân số đang có sự chuyển dịch tích cực, tỷ lệ dân số nông nghiệp giảm. Mật độ dân số đạt 1.078 người/km2, phân bố không đều, mật độ dân số cao ở thị trấn và các xã ven quốc lộ 3, quốc lộ 2, đường 131, trong đó cao nhất ở thị trấn Sóc Sơn và Phù Lỗ, mật độ dân số thấp nhất ở các xã khu vực miền núi như Bắc Sơn, Nam Sơn.

b. Lao động

Tổng số lao động trong độ tuổi của huyện có 201.756 người, trong đó lao động được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chiếm gần 40% lực lượng lao động của huyện. Đây là một lợi thế rất to lớn, cần có chính sách phù hợp để động viên, khuyến khích, góp phần tích cực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện, nhất là trong thời kỳ nền kinh tế đang mở cửa, hội nhập. Nhìn chung, cơ cấu lao động theo ngành kinh tế trong suốt giai đoạn 2012 - 2016 đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực nhờ kết quả của công nghiệp hóa và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Số lao động thiếu việc làm theo mùa vụ còn khá lớn, theo ước tính hiện nay lao động khu vực nông nghiệp mới sử dụng khoảng 70 - 80% số ngày công trong năm, còn lại là thời gian nông nhàn.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a. Giao thông

Huyện Sóc Sơn có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi và phân bố khá hợp lý.

Giao thông đường bộ: Sóc Sơn là đầu mối của nhiều tuyến giao thông quan trọng nối liền Thủ đô Hà Nội với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ như Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng,... Đặc biệt là tuyến cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài nối sân bay Nội Bài với trung tâm Thành phố. Tổng chiều dài các tuyến đường bộ trên địa bàn huyện là 227 km, mật độ bình quân đạt 0,86 km/km2.

Giao thông đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên đi qua các xã phía Đông của huyện với chiều dài khoảng 16 km.

Giao thông đường thuỷ: Trên địa bàn huyện có 3 tuyến giao thông đường thuỷ quan trọng nhất là tuyến sông Cầu, sông Công và sông Cà Lồ. Tuy nhiên, khả năng khai thác còn hạn chế do phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước các sông.

Hiện nay, trên sông Công các tuyến vận tải thông qua cảng đầu mối là Trung Giã với hàng hoá chủ yếu là gỗ và vật liệu xây dựng; trên sông Cầu chủ yếu vận chuyển vật liệu xây dựng qua cảng Cẩm Hà và cảng Việt Long; trên sông Cà Lồ thông qua cảng Thanh Xuân và cảng Thá.

Giao thông đường hàng không: Sân bay Nội Bài là cảng hàng không quốc tế lớn nhất miền Bắc với diện tích khu vực sân khoảng 325,5 ha, có đường cất hạ cánh rộng 45m dài 3.200 m. Lưu lượng lưu thông đạt khoảng trên 1 triệu lượt khách/năm và khoảng 16 nghìn tấn hàng hoá. Trong những năm qua, sân bay quốc tế Nội Bài liên tục phát triển cả về quy mô và chất lượng phục vụ (UBND huyện Sóc Sơn, 2013b).

b. Thủy lợi

Toàn huyện hiện có 27 công trình hồ chứa, 119 công trình tiểu thuỷ nông, 129 trạm bơm và khoảng 73.810 km kênh mương. Hệ thống đê, kè các tuyến sông (khoảng 32 km) được gia cố, cơ bản đáp ứng yêu cầu phòng chống lũ lụt hàng năm. Một số khu vực địa hình cao gặp khó khăn về nước tưới như Đồng Mốc, Dược Hạ, Vệ Linh, Phù Mã, Xuân Dục, Phú Tàng, Bắc Giã, Xuân Bách, Bắc Thượng, Yên Ninh, Đa Hội, Đình Trạ, Lai Sơn, Chân Chim, Quảng Lạc,

Thắng Trí, Trại Rừng,…dẫn đến tình trạng hàng năm diện tích này phải chuyển sang trồng đậu tương, lạc hoặc bỏ hoá. Bên cạnh đó cũng có một số khu vực còn bị úng lụt vào mùa mưa, do đặc điểm địa hình của huyện (vùng Đông Bắc và Đông Nam của huyện), một phần do các trạm bơm tiêu và hệ thống mương thoát, cống tiêu chưa đáp ứng được yêu cầu (UBND huyện Sóc Sơn, 2013b).

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại một số dự án trên địa bàn huyện sóc sơn thành phố hà nội (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)