Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.6. Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại Bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên
4.6.1. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một trong những cấu thành quan trọng trong chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh viện. Một nguồn nhân lực tốt, sẽ rất có ý nghĩa trong việc triển khai có hiệu quả các hoạt động và do đó nó quyết định sự thành công của bệnh viện. Ngược lại nguồn nhân lực kém, dù cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị có hiện đại đến đâu đi nữa thì hiệu quả hoạt động cũng vẫn hạn chế. Cho nên bệnh viện phải có chiến lược hoạch định nguồn nhân lực, hoạch định nguồn nhân lực là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu nguồn nhân lực, đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình, hoạt động bảo đảm cho bệnh viện có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Quá trình hoạch định nguồn nhân lực cần được thực hiện trong mối liên hệ mật thiết với quá trình hoạch định và thực hiện chiến lược và chính sách khám chữa bệnh của bệnh viện.
Nhằm nâng cao năng lực nhân viên y tế của mình, bệnh viện nên thực hiện các nhóm giải pháp:
4.6.1.1. Tăng cường đào tạo cán bộ
Không ngừng đào tạo đội ngũ nhân viên y tế của bệnh viện, bất kể vị trí và chức vụ của họ như thế nào và khuyến khích họ tham gia các buổi học tập để họ có khả năng trợ giúp tốt nhất cho người bệnh.
Các chương trình đào tạo nhân lực về chuyên môn và quản lý của bệnh viện từ trước đến nay chủ yếu đào tạo kiến thức và kỹ năng để đảm bảo chất lượng kỹ thuật, ít quan tâm đến các kiến thức và kỹ năng để đảm bảo cung cấp chất lượng chức năng, tức là sự giao tiếp của nhân viên y tế, cách thức bệnh viện tổ chức các qui trình khám chữa bệnh mà người bệnh phải thực hiện, cách thức bệnh viện chăm sóc người bệnh, …Do đó cần tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng giao tiếp, các lớp học về y đức và đạo đức nghề y cho nhân viên bệnh viện.
Quy hoạch đào tạo cho các y bác sĩ để có kế hoạch mở rộng khám chữa bệnh các loại bệnh hiện đã và đang điều trị, cũng như qui hoạch đào tạo cho các cán bộ nguồn sau này.
Tăng cường công tác đào tạo ngắn hạn và dài hạn (hình thức học bổng cho các sinh viên y khoa, kỹ thuật viên) và đào tạo chuyên khoa sâu cho các bác sĩ, kể cả công tác đào tạo nội bộ.
Hằng năm tổ chức các hội thi trong nội bộ bệnh viện nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nâng cao văn hoá nghề nghiệp, giao tiếp ứng xử, từng bước thống nhất quy trình kỹ thuật chuyên môn của điều dưỡng, tạo điều kiện để các khoa phòng, các điều dưỡng trong bệnh viện có dịp giao lưu học hỏi kinh nghiệm về mọi mặt trong công tác chăm sóc và phục vụ người bệnh.
4.6.1.2. Tăng cường khâu tuyển dụng cán bộ y bác sĩ theo tiêu chuẩn, có chính sách thu hút đội ngũ cán bộ.
Sự cạnh tranh của các đơn vị cùng ngành làm cho công tác hoạch định nhu cầu nguồn nhân lực gặp khó khăn nhất là trong lĩnh vực khám chữa bệnh đối với các vị trí chuyên môn như: Bác sĩ chuyên khoa, cử nhân điều dưỡng, kỹ thuật viên cao cấp, dược sĩ, ... Do đó, Bệnh viện cần đưa ra các chính sách, kế hoạch chương trình đãi ngộ, thu hút nhân viên giỏi chuyên môn nghiệp vụ về bệnh viện.
Quan tâm đào tạo, thu hút và sử dụng hợp lý nhân lực có trình độ cao, tạo điều kiện một cách toàn diện để các y bác sĩ có thể phát huy năng lực, trí tuệ trong
4.6.1.3. Bố trí, sắp xếp sử dụng hợp lý cán bộ - công nhân viên
Đa số các bác sĩ và điều dưỡng có tay nghề cao, tuy nhiên có một số đội ngũ y bác sĩ chưa thực hiện được các ca kỹ thuật cao, kinh nghiệm về kỹ thuật mới và điều trị sản nhi khoa chưa cao.
Bệnh viện phân công lao động chưa tốt, một số khoa phòng thừa nhân viên, một số khoa thiếu. Vì vậy, bệnh viện cần tiếp tục sắp xếp, bố trí lao động hợp lý hơn dựa trên cơ sở ngành nghề đào tạo, sở trường và nguyện vọng của cán bộ y tế. Bên cạnh đó, để công tác sắp xếp, bố trí cán bộ y tế một cách khoa học, hợp lý, có tính kế thừa, phát triển bền vững, bệnh viện cũng cần phải thực hiện kết hợp với công tác qui hoạch cán bộ. Ngoài ra, để tạo sự đa dạng phong phú, đổi mới trong công việc, qua đó tạo sự hứng khởi, tìm hiểu, khám phá, chứng tỏ khả năng của cán bộ y tế.
4.6.1.4. Chế độ chính sách, đời sống của cán bộ nhân viên bệnh viện
Chế độ chính sách, đời sống của cán bộ nhân viên ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần làm việc của họ. Nếu có chế độ chính sách tốt, đời sống của cán bộ nhân viên được nâng cao thì họ càng có hứng khởi trong công việc và càng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Do đó bệnh viện cần có những chính sách cụ thể để nâng cao đời sống của cán bộ nhân viên như:
- Đảm bảo đầy đủ chế độ chính sách đãi ngộ cho người lao động theo quy định của Nhà nước; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa trong khám chữa bệnh, từng bước nâng cao đời sống của đội ngũ cán bộ viên chức bệnh viện.
- Bổ sung điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ để phù hợp với điều kiện mới nhằm thu hút, động viên đội ngũ thầy thuốc, cán bộ viên chức đóng góp, công hiến có hiệu quả trong công tác chuyên môn và phục vụ người bệnh
- Chăm lo điều kiện làm việc và sinh hoạt của người lao động; Phát triển mở rộng các dịch vụ để vừa phục vụ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, vừa tăng thêm nguồn thu cho đời sống của cán bộ nhân viên Bệnh viện.
- Đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức đoàn thể, tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên phát huy tinh thần làm chủ trong mọi hoạt động; tăng cường các hoạt động văn hóa, thể thao nhằm tạo không khí vui tươi phấn khởi, hăng hái thi đua trong toàn bệnh viện, động viên người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao.
4.6.2. Giải pháp về đầu tƣ cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, công nghệ 4.6.2.1. Về cơ sở vật chất
Trong những năm qua bệnh viện cũng được tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng
nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho việc chẩn đoán và khám chữa bệnh. Do cấu trúc là bệnh viện có quy mô nhỏ, xây dựng không đồng bộ, cải tạo và nới rộng không theo quy hoạch của bệnh viện hiện đại nên không thể nâng cấp công trình đạt yêu cầu.
Cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện để đảm bảo dự án nhà điều trị Sản nhi hoàn thành đúng thời gian quy định.
Bệnh viện cũng cần đầu tư xây dựng mới đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan (cây cảnh, cây xanh, …) các hạng mục công trình kiến trúc, hệ thống kỹ thuật, đầu tư mới một số thiết bị nội thất cần thiết như: Hội trường, phòng họp, sảnh, chờ, …
4.6.2.2. Về trang thiết bị y tế
Trang thiết bị y tế đóng vai trò quan trọng trong việc khám chữa bệnh. Chính vì vậy đầu tư và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị y tế sẽ góp phần nâng cáo chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của Bệnh viện. Chính vì vậy, để việc khám chữa bệnh đạt hiệu quả cao bệnh viện cần chú trọng trang bị thêm các lo ại thiết bị y tế hiện đại.
Trong những năm gần đây , các khoa cận lâm sàng được trang bị nhiều thiết bị y tế hiện đại đã đóng vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bê ̣nh, tạo điều kiê ̣n cho người bê ̣nh được tiếp câ ̣n với những di ̣ch vu ̣ kỹ thuâ ̣t cao . Không chỉ thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ chẩn đoán , các khoa cận lâm sàng đã tham gia một số ca điều tri ̣ kỹ thuâ ̣t cao qua siêu âm, qua nô ̣i soi và X-quang can thiê ̣p
Việc đẩy ma ̣nh đầu tư trang thiết bi ̣ cho công tác khám chữa bê ̣nh , ngườ i bê ̣nh đến với bê ̣nh viê ̣n s ẽ được tiếp câ ̣n các phương tiê ̣n máy móc chẩn đoán hiê ̣n đa ̣i. Nhờ đó, công tác chẩn đoán và điều tri ̣ đa ̣t hiê ̣u quả cao , nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của Bệnh viện.
Để thực hiện vấn đề này, Bệnh viện cần từng bước đầu tư trang thiết bị hiện đại, chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư cụ thể, cân đối hài hòa giữa các thiết bị hiện đại với các dụng cụ thiết yếu cơ bản thông thường phục vụ công tác khám chữa bệnh.
4.6.2.3. Áp dụng công nghệ hiện đại trong việc khám chữa bệnh
Khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ đang tạo nên những biến đổi sâu sắc và làm thay đổi tận gốc các mặt của đời sống. Trong vòng chuyển động đó, việc ứng dựng khoa học – kỹ thuật công nghệ cao trong y học tại Việt Nam đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Trong những năm qua, Bệnh cũng không ngừng triển khai, ứng dụng các công
nghệ hiện đại và công tác khám chữa bệnh. Tuy nhiên khoa học là phát triển không ngừng nên còn rất nhiều công nghệ hiện đại mà bệnh viện chưa áp dụng được. Do đó bệnh viện cần nghiên cứu và phát triển các công nghệ như ứng dụng kỹ thuật lấy sỏi qua da bằng công nghệ lazer, lấy sỏi bể thận qua nội soi sau phúc mạc, nội soi khớp gối, áp dụng kỹ thuật vi phẫu trong chấn thương chỉnh hình, ứng dụng các phương pháp điều trị bằng phóng xạ, hóa chất, phẫu thuật cho bệnh nhân ung bướu,…
4.6.3. Giải pháp về cải tiến chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh
Bệnh viện tiếp tục thực hiện các chỉ thị về nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của Bộ y tế và áp dụng bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam 2013 do Bộ Y tế ban hành như:
- Đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh tại Bệnh viện, hoàn thành nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch chuyên môn đã đề ra. Từng bước củng cố phòng khám theo hướng nhanh, gọn, nâng cao chất lượng chuyên môn và tinh thần thái độ phục vụ; triển khai thực hiện kịp thời các quy trình kỹ thuật do Bộ Y Tế ban hành;
tăng cường công tác kiểm tra giám sát thực hiện qui chế bệnh viện, kịp thời xử lý vi phạm lảm ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn và uy tính của bệnh viện.
- Thành lập và phát triển khoa Ung bướu để giải quyết phần lớn bệnh nhân ung bướu trong tỉnh, hạn chế chuyển tuyến, giảm phiền hà cho người bệnh.
- Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn và chất lượng phục vụ; đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả chỉ thị số 06/2007/CT-BYT ngày 07/12/2007 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế về việc nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân, Chương trình số 527/CTr-BYT ngày 18/6/2009 của Bộ Y tế về nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh vì mục tiêu đáp ứng sự hài lòng của người bệnh bảo hiểm y tế, Chỉ thị 05/CT-BYT ngày 10/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về việc “tăng cường thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh sau khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế”, cải tiến quy trình khám chữa bệnh theo Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013 về “Hướng dẫn quy trình khám bệnh tại khoa Khám bệnh của bệnh viện” của Bộ Y tế.
- Triển khai thực hiện Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2013 của Bộ Y Tế về việc “Hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện” và “Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện” ban hành kèm theo Quyết định số 4858/QĐ-BYT ngày 03/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Y Tế, Thông tư số 01/2013/TT-BYT ngày 11 tháng 01 năm 2013 hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng xét nghiệm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhằm cải tiến, nâng cao chất
lượng chuyên môn, cung ứng dịch vụ y tế an toàn, chất lượng, hiệu quả và mang lại sự hài lòng cao nhất có thể cho người bệnh và nhân viên y tế, phù hợp với tình hình cụ thể của bệnh viện.
- Triển khai thực hiện hướng dẫn quy trình kỹ thuật các chuyên khoa do Bộ Y Tế ban hành. Tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật chuyên môn đã có, phát huy có hiệu quả các kỹ thuật cao đã triển khai để phục vụ người bệnh, ưu tiên đầu tư phát triển các kỹ thuật cao các lĩnh vực phát triển bệnh viện vệ tinh về Sản và nhi khoa.
- Giảm quá tải bệnh viện có hiệu quả, hạn chế tối đa tình trạng bệnh nhân phải nằm ghép; đẩy mạnh thực hiện quy chế bệnh viện, cải cách hành chính và cải tiến quy trình khám chữa bệnh, tăng cường công tác đón tiếp hướng dẫn người bệnh, giảm thời gian chờ khám và thủ tục hành chính đối với người bệnh.
- Đẩy mạnh công tác điều dưỡng và chăm sóc người bệnh toàn diện theo Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 của Bộ Y Tế Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện và Thông tư số 08/2011/TT- BYT của Bộ Y Tế Hướng dẫn về công tác dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện.
Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, xử lý chất thải theo quy định, tích cực kiểm tra giám sát và kịp thời xử lý các trường hợp không đảm bảo nguyên tắc khử khuẩn, tiệt khuẩn và vệ sinh môi trường.
- Tiếp tục áp dụng và thực hiện theo Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam 2013
Ngoài ra bệnh viện cần tập trung phát triển đồng bộ các dịch vụ chẩn đoán kỹ thuật cao, mổ nội soi trong nhiều lĩnh vực chuyên khoa, việc tầm soát bệnh cũng như điều trị được chính xác và nhanh chóng, giúp người bệnh nhanh chóng bình phục. Duy trì và phát huy chất lượng dịch vụ khám điều trị và gia tăng sự hài lòng của bệnh nhân về thái độ phục vụ, quy trình khám chữa bệnh.
Phát triển dịch vụ KCB theo yêu cầu, triển khai chăm sóc người bệnh toàn diện, dịch vụ chăm sóc sức khỏe người bệnh toàn diện được xem là giải pháp cơ bản để nâng cao sự hài lòng của người bệnh, cũng như nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và uy tín của bệnh viện.
Bệnh viện cũng nên triển khai dịch vụ chăm sóc đặc biệt, dịch vụ này dành cho các bệnh nhân là bệnh nặng hoặc bị ung thư giai đoạn cuối, tất nhiên bệnh viện không có khả năng điều trị mà chỉ kéo dài sự sống của họ càng lâu càng tốt bằng cách chăm sóc đặc biệt. Lợi thế là bệnh viện thoáng mát, yên tĩnh, người bệnh được
chăm sóc đúng cách trong những ngày cuối đời của họ và chỉ xuất viện khi họ quá yếu. Đây cũng là dịch vụ hiệu quả đối với các gia đình đơn chiếc, neo đơn không có người thân chăm sóc người bệnh dài ngày.
Bệnh viện phải tạo môi trường làm việc thân thiện và xây dựng văn hóa bệnh viện:
- Môi trường làm việc: Tạo điều kiện lao động tốt hơn tại nơi làm việc cho cán bộ nhân viên là tập hợp các yếu tố của môi trường lao động bao gồm các yếu tố vệ sinh, tâm lý xã hội, thể hiện mình và thẩm mỹ có tác động tới trạng thái chức năng cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khỏe, quá trình tái sản xuất sức lao động và hiệu quả lao động của họ trong hiện tại và tương lai. Điều kiện lao động đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo công việc diễn ra suôn sẻ, đảm bảo duy trì khả năng làm việc và sức khỏe của người lao động, vừa bảo vệ sức khỏe cho cán bộ nhân viên, để họ an tâm làm việc mà còn góp phần tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả hoạt động khám chữa bệnh cho bệnh viện.
- Xây dựng văn hóa bệnh viện: là một hệ thống các giá trị do bệnh viện sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động khám chữa bệnh, trong mối quan hệ với môi trường xã hội và tự nhiên của mình. Việc xây dựng văn hóa bệnh viện tạo điều kiện cho các mọi người nhận ra được những bản sắc riêng của bệnh viện, làm rõ sự khác biệt giữa bệnh viện này và bệnh viện khác. Thể hiện qua biểu trưng, biểu tượng, phong cách làm việc, môi trường làm việc của bệnh viện. Xây dựng văn hóa bệnh viện tốt sẽ tác động tích cực đến các thành viên trong bệnh viện, có tính chất lan tỏa, tác động dây chuyền, hướng mọi người vào một quỹ đạo chung, cùng chung sức, cùng chia sẻ công việc và cùng hướng tới mục tiêu chung của bệnh viện.
Ngoài ra, Bệnh viện phải bám sát và thực hiện 7 nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2011-2016 của Bộ trưởng Bộ y tế là:
- Giảm tải các bệnh viện
- Đổi mới cơ chế tài chính y tế công lập
- Thực hiện Luật BHYT toàn dân, thực hiện lộ trình BHYT toàn dân - Tăng cường mạng lưới y tế cơ sở
- Tăng cường nhân lực y tế
- Thí điểm khám chữa bệnh theo nhu cầu
- Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, truyền thông giáo dục sức khỏe.
Bên cạnh đó, bệnh viện nên mạnh dạn thực hiện ISO, ISO là hệ thống tiêu chuẩn, chuẩn mức về quản lý; Bản thân nó có tính quốc tế và tính nhất quán; Áp