Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.5. Kết quả nghiên cứu về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trên rau ở ngoài nước và
1.5.1. Nghiên cứu ngoài nước
Tại Đài Loan, Viện Nghiên cứu Hoá chất và Chất độc nông nghiệp (TACTRI) đã nghiên cứu xác định MRL cho riêng nước mình dựa vào chỉ tiêu ADI (mức hấp thụ hằng ngày chấp nhận được) và mức tiêu thụ từng nhóm rau cho người dân ở đây như rau ăn lá, đậu rau, rau ăn quả khác, rau ăn củ và thân củ, bầu bí (Wong, 2001) [47].
Từ năm 1989 đã thực hiện chương trình "Kiểm tra - giáo dục" và Chương trình "Thực hành nông nghiệp tốt" (GAP). Mục đích của chương trình này là kết hợp kết quả kiểm tra dư lượng thuốc trong nông sản với việc giáo dục việc sử dụng thuốc cho nông dân và thúc đẩy việc thực hiện luật về thuốc BVTV. Có khoảng 80 chuyên gia của Viện TACTRI (Viện Nghiên cứu Hoá chất và Chất độc nông nghiệp Đài Loan) lấy mẫu rau quả trên đồng ruộng, phân tích dư lượng thuốc BVTV bằng phương pháp phân tích đa dư lượng. Kết quả được thông báo đến chính quyền địa phương và DAIS (Sở Nông nghiệp). Nông dân nào có mẫu được kiểm tra mà dư lượng thuốc bị vi phạm mức cho phép thì phải dự một lớp đào tạo về sử dụng thuốc BVTV do địa phương tổ chức và phải trả tiền phạt do vi phạm luật thuốc BVTV. Sau lớp giáo dục thực hành trên, các chuyên gia về BVTV từ DAIS thăm nông dân và đưa ra khuyến cáo để cải tiến kỹ thuật bảo vệ cây
trồng. Chương trình này được tiến hành hàng năm và mỗi năm số mẫu được phân tích kiểm tra lến tới 13.000. Kết quả đạt được rất có ý nghĩa: tỷ lệ các mẫu rau quả bị vi phạm giảm từ 28,6% năm 1986 xuống 2,1% năm 2002 (Wong, 1997) [45].
Để thúc đẩy nông dân sử dụng thuốc BVTV an toàn và hợp pháp, "Chương trình chấp thuận GAP" được thiết lập từ năm 1994 nhằm cấp chứng chỉ cho nông dân sử dụng nhãn "GAP" trên sản phẩm của họ. Chương trình thu bản ghi nhận các thuốc BVTV mà nông dân đã dùng, chứng nhận sự an toàn nông sản của họ sau khi phân tích dư lượng không có vi phạm nào. Sau 8 năm thực hiện, 512 nhóm trồng cây ăn quả với 7.104 nông dân và 770 nhóm trồng rau với 11.274 nông dân đã được cấp chứng chỉ GAP (Tuan, 2001) [38]. Việc lấy mẫu kiểm tra được tiến hành ngẫu nhiên trong các vùng trồng rau quả của Đài Loan hàng năm. Chương trình giáo dục nông dân sử dụng thuốc BVTV hiệu quả và an toàn được áp dụng rộng rãi. Đặc biệt, việc áp dụng GAP thúc đẩy sử dụng thuốc BVTV an toàn trong cộng đồng, nâng cao nhận thức cho nông dân về độc hại của hoá chất BVTV và khích lệ họ sử dụng thuốc có độ độc thấp, thuốc sinh học. Hội đồng GAP gồm TACTRI, DAIS (Sở Nông nghiệp) có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và điều tiết chung. Hệ thống GAP hướng dẫn nông dân về đánh giá mức độ dịch hại, thuốc nào sử dụng có hiệu quả, thời gian xử lý và nồng độ tích hợp, sử dụng quần áo bảo hộ khi xử lý, ghi chép hồ sơ sử dụng thuốc. Nông dân không chỉ phải tuân theo Điều lệ sử dụng thuốc BVTV mà còn phải theo quy định của đội sản xuất. Có hơn 1.160 đội sản xuất và khoảng 15.000 nông dân trong các GAP (Tuan, 2001) [38].
Tại Hàn Quốc, (theo Ohio, 2003) [42], một số cơ quan có nhiệm vụ giám sát dư lượng thuốc trong nông sản như Viện Khoa học công nghệ nông nghiệp (NIAST) kiểm tra trên đồng ruộng, Sở Quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp quốc gia (NAPQMS) thuộc Bộ Nông nghiệp và Ngư nghiệp kiểm tra ở "cổng nông trại", Tổng cục Thuốc và Thực phẩm (KFDA) kiểm tra ở "điểm bán hàng". Kết quả kiểm tra ở trên đồng lúa của NIAST từ năm 1999 đến 2002 đối với 7 thuốc trừ sâu (BPMC, Buprofezin, Carbofuran, Edifenphos, Iprobenphos, Isoprothiolane,
Tricyclazole), dư lượng trên gạo là 0 đến 0,07 ppm (đều thấp hơn hẳn mức cho phép MEL: 0,2 - 0,7 ppm), trên rơm rạ là từ 0 đến 2,7 ppm.
Kiểm tra dư lượng ra quả nhập khẩu tại Hàn Quốc năm 2000 cho thấy tỷ lệ mẫu rau vi phạm là 6,1%, mẫu quả vi phạm là 2,1%, cao hơn hẳn các mẫu nông sản được sản xuất trong nước (Ohio, 2003) [42]
Tại Mỹ, nhiều bang thường xuyên có tài liệu hướng dẫn được cập nhật hàng năm cho nông dân các vùng trồng rau. Tài liệu chỉ rõ với mỗi cây trồng, thuốc nào được sử dụng với liều sử dụng tối đa cho một đơn vị diện tích, PHI, đối tượng phòng trừ có hiệu quả, những chú ý về an toàn trong khi xử lý (Tom, 2005) [50].
Tại bang Illinois (Mỹ), trường Đại học Illinois đã xuất bản hàng năm tài liệu "Quản lý dịch hại nông nghiệp" trong đó có dịch hại trên cây rau hàng hoá. Tài liệu này đã cung cấp thường xuyên cho người sản xuất các loại thuốc trừ dịch hại hiện có thể sử dụng trên từng cây trồng, liều lượng sử dụng, PHI, giới hạn tối đa được sử dụng trong một vụ (University of Illinois, 2000) [41]. Đây thực sự là một việc làm rất có ý nghĩa đối với nông dân trong việc sử dụng có hiệu quả và an toàn thuốc BVTV mà nhiều nơi trong đó có nước ta nên làm.
Trên thế giới, nền công nghiệp thuốc BVTV phát triển rất nhanh để đáp ứng đòi hỏi ngày càng to lớn của nền nông nghiệp thâm canh cao. Nếu như cuối những năm 80 của thế kỷ trước, doanh số thuốc BVTV bán ra trên toàn thế giới mới vượt 20 tỷ đô la Mỹ hàng năm thì đến nay, khoảng 15 năm sua, con số này đã vượt 35 tỷ đô la, trong đó khoảng một nửa là ở Châu Âu và Bắc Mỹ, khoảng 25% ở Viễn Đông và khoảng 25% ở các nước còn lại (Stephenson, 2003) [46]. Yêu cầu mức độ an toàn và sự đánh giá chặt chẽ về ảnh hưởng của thuốc đến môi trường và người tiêu dùng đã làm cho chi phí cho sự ra đời một loại thuốc mới hiện nay là rất cao (IUPAC - KSBS, 2003) [50], chi phí này trung bình hiện nay là 184 triệu đô la Mỹ, gấp 8 lần so với 20 lần so với 20 năm trước đây (gồm phát minh, phát triển và đăng ký). Thời gian phát triển mỗi sản phẩm mới trung bình là 9,1 năm (8,3 năm 1995), và để chọn ra 1 sản phẩm, số hợp chất phải đánh giá là 140.000 (52.500 trong năm1995).
Việc lạm dụng thuốc BVTV đã đưa đến sự nguy hại cho sức khoẻ con người. Ở Bắc Mỹ, hàng năm nhiều ngàn người bị ngộ độc thuốc BVTV; còn ở các nước đang phát triển, hàng triệu người bị ngộ độc cấp tính và hàng ngàn người bị chết do sử dụng thuốc BVTV. Con số người bị ngộ độc mãn tính còn lớn hơn nhiều (Stephenson, 2003) [46].
Mức dư lượng tối đa cho phép (MRL) là mức có thể tìm thấy nếu sản phẩm được áp dụng theo "nhãn" hướng dẫn, nó là giới hạn dư lượng ở "cổng trang trại", là chỉ tiêu để kiểm tra độ tin cậy của nhãn thuốc, như là tiêu chuẩn trong thương mại quốc tế, thấp hơn hẳn mức liên quan đến sức khoẻ cộng đồng. Đã phát triển chứng chỉ rộng trên thế giới toàn cầu về nông sản sản xuất theo GAP như EUREPGAP của Cộng đồng Châu Âu và nhiều siêu thị sử dụng sản phẩm có chứng chỉ này (Syngenta, 2005) [45].
Theo Charles (2004) [50] nghiên cứu ở Mỹ năm 2004 cho thấy thuốc BVTV có hiện tượng gây ô nhiễm không chỉ ngay ở vùng nó được sử dụng mà cả sang các vùng lân cận do sự rửa trôi. Các mẫu rau có dư lượng cao thuộc về đậu ăn quả, cà chau, rau bí, ớt, rau diếp. Tuy nhiên, số liệu năm 1999 - 2000 cho thấy nông sản vùng sử dụng hoá chất thông thường có dư lượng cao gấp 5 lần và số mẫu có dư lượng cao gấp 6,8 lần so với nông sản ở vùng canh tác hữu cơ bên cạnh.
Cũng theo tác giả này, thuốc BVTV chính dùng cho canh tác thông thường và canh tác hữu cơ là lưu huỳnh, dầu khoáng trừ sâu, thuốc trừ nấm chứa đồng. Lưu huỳnh thường có dư lượng trong rau quả song nó rất ít độc qua thực phẩm và được miễn trừ về đòi hỏi MRL. Đồng cũng được miễn trừ về MRL và thực chất nó còn là dinh dưỡng quan trọng cho cây và nó rất ít độc qua dư lượng trong nông sản. Nông dân canh tác hữu cơ dựa nhiều vào thuốc trừ sâu Bacillus thuringgiensis (BT), pheromone và các sản phẩm được sinh ra từ các vật liệu không độc và được phân huỷ sinh học nhanh. Thuốc thảo mộc được sử dụng ngày càng nhiều trong canh tác hữu cơ (48% nông dân sử dụng) bao gồm pyrethrins, neem, rotenone, sabadilla.
Tác giả Oh (2000) [41] đặc biệt lưu ý thận trọng về dư lượng các chất ô nhiễm hưu cơ bền vững (POP) và các thuốc phá vỡ tuyến nội tiết (Endocrine
disrupter). Các hợp chất này có thể kích thích hoặc ức chế hiệu quả của hormone như estrogen, testosterine, insulin, melatonin hoặc hoạt động như là một hệ thống tuyến nội tiết. Chúng còn có thể gây ra những vấn đề về sự phát triển cơ thể và sinh sản. Các thuốc có tính chất nguy hiểm này là DDT, PCB, Lindane, Zineb, Maneb, Endosulfan, Atrazine, một số thuốc Pyrethroid tổng hợp, một số hoạt chất này đã bị cấm sử dụng.
Ở Mỹ, các sự giám sát dư lượng thuốc BVTV và vấn đề an toàn thực phẩm được thực hiện hàng năm. Cơ quan môi trường Mỹ (EPA) đã xác lập 9.700 MRL của 400 thuốc BVTV được sử dụng trên các cây trồng khác nhau. Nếu nông sản có dư lượng vượt quá mức tối đa cho phép, chúng sẽ bị tích thu hoặc phá huỷ. Cơ quan kiểm soát mức dư lượng thuốc BVTV trong nông sản thô và thực phẩm chế biến là Tổng cục Dược phẩm và Thực phẩm (FDA). Các nông sản được kiểm tra tập trung vào các loại được sử dụng nhiều. Các thuốc BVTV được kiểm tra bao gồm cả các thuốc đã từng được dùng trước đây nhưng bền vững như DDT, Chlorane, Dieldrn, Toxaphene. Hiện nay, FDA sử dụng 397 thuốc BVTV khác nhau và các sản phẩm chuyển hoá của chúng. Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) sử dụng các thông tin này để đánh giá nguy cơ gây hại đến sức khoẻ con người của các thuốc BVTV (CCE, 1999) [47]. Kết quả kiểm tra gần đây ở Mỹ (năm 2003) cho thấy có 1,9% số mẫu rau nội địa không an toàn về dư lượng thuốc BVTV và 37,4% mẫu rau không phát hiện thấy dư lượng thuốc BVTV. Đặc biệt một số nhóm rau có nguy cơ cao (5- 13% số mẫu có dư lượng thuốc BVTV cao quá mức tối đa cho phép) là rau ăn lá, rau ăn thân, rau ăn củ, mướp tây, dưa leo, cà, rau diếp (USFDA, 2005) [42].
Trên thế giới, vấn đề kiểm tra và đánh giá dư lượng thuốc BVTV trên rau được làm thường xuyên ở nhiều nước, nhất là các nước phát triển. Chẳng hạn, ở Mỹ và Đài Loan, hàng năm mỗi nơi đêu phân tích trên 10 nghìn mẫu nông sản. Kết quả phân tích dư lượng được so với MRL cho thấy, đến nay tuyệt đại đa số các mẫu rau sản xuất tại nhiều nước là khá an toàn. Thị trường xuất nhập khẩu rau của các nước Đông Á và Đông Nam Á hàng năm đạt hàng chục tỷ đô la Mỹ đòi hỏi các nước phải có các giái pháp gắt gao để đảm bảo sản phẩm rau an toàn, nhất là về dư lượng thuốc BVTV (Vong Nguyen, 2002) [43].
Bảng 1.5: Tình hình dư lượng thuốc BVTV trên rau ở một số nước
Nước
Tỷ lệ % mẫu có dƣ lƣợng thuốc BVTV
Tỷ lệ % mẫu có dƣlƣợng thuốc BVTV
> mức cho phép (MRL)
Năm
Hoa Kỳ 72 4,8 1996
Cộng đồng Châu Âu (EU) 37 1,4 1996
Hàn Quốc - 0,8 2000
Đài Loan (14 vạn mẫu/năm)
71,4 28,6 1986
- 1,3 2000
(Oh B.Y. (2000) [41]; Shu-Jen Tuan, 2001) [38]
Để kiểm tra dư lượng thuốc BVTV trong rau và quả, TACTRI đã xây dựng phương pháp phân tích đa dư lượng (MRA) mà nó có thể phát hiện và định lượng được cho hơn 100 thuốc trừ sâu bệnh phổ biến. Kết hợp với một số phương pháp cho các thuốc đặc thù, đây là cách đáng tin cậy để kiểm tra độ an toàn của nông sản (Tsai, 2001) [50]. Tại Mỹ, người ta đã xây dựng và sử dụng phương pháp phân tích đa dư lượng mà nó có thể kiểm tra dư lượng cho khoảng một nửa trong số 400 thuốc BVTV cho nhiều mẫu thực phẩm cùng một lúc (CCE, 1999; USFDA, 2005) [47], [42].
Tại Australia, Bộ Nông nghiệp tổ chức cho các hộ nông dân được huấn luyện về sử dụng thuốc BVTV nếu nông sản của họ có dư lượng vượt quá 50%
MRL. Nếu nông sản của họ về sau cao hơn MRL thì họ bị phạt hoặc cấm hành luôn tuỳ theo mức nặng nhẹ (Vong Nguyen, 2002) [43]. Tác giả này cũng nêu rõ nguyên nhần làm cho rau bị ngộ độc thuốc BVTV là do nông dân sử dụng bừa bãi các loại thuốc BVTV với liều lượng cao, không đúng lúc, đúng thời điểm, trộn bừa bãi các loại thuốc với nhau không dựa trên cơ sở khoa học, đất tồn lưu nhiều hoá chất độc. 3 nguyên tắc mà tác giả đưa ra cho sản xuất rau sạch sử dụng thuốc BVTV càng ít càng tốt, sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt chứ không tưới đẫm, trồng cây con trên giá thể sạch. Những lợi thế mà tác giả đưa ra trong việc sản xuất rau sạch nói chung và về dư lượng thuốc BVTV nói riêng ở Việt Nam là có thể áp
dụng những thành tựu về khoa học kỹ thuật hiện nay, có nguồn lao động dồi dào, khí hậu nhiệt đới và cả ôn đới, có thị trường quốc nội lớn và ở vị trí trung tâm của các thị trường xuất khẩu Châu Á. Khó khăn cho ngành sản xuất rau ở Việt Nam theo tác giả là sản xuất manh mún, kỹ thuật canh tác của nông dân chưa cao, giống chất lượng thấp, nhất là về vệ sinh thực phẩm. Cần chuyên môn hoá cho người trồng rau và cán bộ chuyên ngành, mở rộng thị trường quốc tế, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Về quản lý PHI của mỗi loại thuốc, (Cheah, 2001) [45] cho rằng với mỗi thuốc BVTV mới, mỗi nước cần có thử nghiệm nhằm xác định cách sử dụng, liều dùng cho phù hợp cũng như PHI nhằm đảm bảo dư lượng trong nông sản thấp hơn MRL. Tác giả còn khuyến cáo, với mỗi loại thuốc mới cần giám sát và kiểm tra trước và cả sau khi sản phẩm đã đăng ký về tác động của chế phẩm này đến môi trường để có các điều chỉnh cần thiết (Zeneca Agrochemicals, 1999) [51].
Tại Đài Loan, do MRL trong Codex thiếu nhiều và trên quan niệm chỉ số này phụ thuộc không chỉ vào mức hấp thu hàng ngày chấp nhận được (ADI) mà còn phụ thuộc vào khả năng ăn, khối lượng cơ thể con người ở mỗi nước, các tác giả đã đưa ra hệ thống MRL cho các nhóm rau được phân loại dựa trên khả năng tương tự của chúng về dư lượng thuốc BVTV. Các nhóm rau đó là rau ăn thân củ, rau ăn lá, rau ăn rễ và củ, rau ăn quả, dưa leo, đậu rau (Wong, 1997) [45].