Cách thức sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người dân

Một phần của tài liệu Vấn đề sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất rau ở huyện hatsayfong thủ đô viêng chăn lào (Trang 62 - 71)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Thực trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người dân

3.4.2. Cách thức sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người dân

Lợi ích mà thuốc BVTV mang lại khi sử dụng là không hề nhỏ và có tính tức thời do đó thuốc BVTV vẫn được người nông dân tin tưởng sử dụng mà bỏ qua những ảnh hưởng của nó về sau.

Bảng 3.6: Tần suất sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người dân STT Tình hình sử dụng

HCBVTV

Số phiếu phỏng vấn

Kết quả

điều tra Tỷ lệ (%)

1 Thường xuyên sử dụng 90 38 42,22

2 Chỉ sử dụng khi cần thiết 90 52 57,78

3 Không sử dụng 90 0 0

Tổng 90 100

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của người dân, năm 2018)

Hình 3.3: Tần suất sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người dân

Qua bảng số liệu ta thấy việc thường xuyên sử dụng HCBVTV chiếm 42,22%và sử dụng khi cần thiết chiếm 57,78%, không có hộ nào là không sử dụng HCBVTV. Qua đó ta thấy nhu cầu sử dụng HCBVTV ở địa phương là rất lớn. Mỗi vụ người nông dân trồng rau phun thuốc tùy mức độ sâu bệnh hại và các loại rau khác nhau.

Bảng 3.7: Vị trí thường cất giữ hóa chất bảo vệ thực vật của người dân

STT Vị trí Số phiếu phỏng vấn

Kết quả điều

tra Tỷ lệ (%)

1 Tong nhà 90 8 8,89

2 trong bếp 90 16 17,78

3 Vườn 90 42 46,67

4 Nhà kho 90 24 26.,67

Tổng 90 100

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của người dân, năm 2018)

Hình 3.4: Vị trí thường cất giữ hóa chất bảo vệ thực vật của người dân

Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ cao nhất là cất ở vườn chiếm 46,67%; cất HCBVTV tại nhà kho là 26,67% và trong bếp chiếm 17,78%; số để ở trong nhà ít chiếm 8,89%.

Bảng 3.8: Cách thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân Cách thức Ý Kiến của người dân Số phiếu

phỏng vấn

Kết quả điều tra

Tỷ lệ (%) Nguồn gốc hóa

chất BVTV

Hóa học 90 63 70

Sinh học 90 27 30

Lựa chọn loại thuốc sử dụng

Hướng dấn của bộ khuyến nông, đại lý bán thuốc

90 47 52,22

Theo sách, báo, tivi và

theo các họ khác 90 19 21,11

Kinh nghiệm 90 24 26,67

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của người dân, năm 2018) Theo kết quả phỏng vấn nông hộ, 70% số nông hộ được hỏi đều khẳng định sử dụng thuốc có nguồn gốc hóa học khi phát hiện sâu bệnh trong đó có

30% số hộ sử dụng thuốc hóa học kết hợp thuốc sinh học không chỉ giúp nhanh chóng diệt trừ sâu bệnh mà còn làm tăng năng xuất, chất lượng sản phẩm và nếu không sử dụng sẽ làm cho dịch bệnh tràn lan gây ra hiện tượng rau nhanh bị chết, thối nhũn hoặc nếu sống sót sinh trưởng thì hình thức không được đẹp nên sẽ khó bán ngoài thị trường.

Cách chọn thuốc: Nông dân chủ yếu tự chọn thuốc BVTV theo hướng dẫn của bộ khuyến nông, địa lý bán thuốc 52,22%; theo sách, báo, tivi và theo các họ khác 21,11%; theo kinh nghiệm 26,67%. Khi thấy xuất hiện nhiều sâu bệnh trên đồng ruộng, tâm lý người dân thường muốn diệt nhanh để không làm ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng rau do đó họ thường tự ý tăng liều lượng sử dụng. Cũng như để tiết kiệm thời gian và công sức lao động, người dân thường phun thuốc hỗn hợp từ hai loại thuốc trở lên trong một lần phun tuy nhiên các hộ dân đều không hề biết rằng việc pha thuốc BVTV tuỳ tiện như vậy nếu không đúng sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc, các loai thuốc kỵ nhau, hiện tượng nhờn thuốc do phun nồng độ cao liên tục và không đúng cách làm sâu bệnh phát triển nhiều hơn gây ảnh hưởng xấu tới con người và cây trồng; trong quá trình phun thuốc, người dân cũng chỉ dựa vào ước lượng cảm tính chứ không có dụng cụ đong đếm một cách chính xác; khi phun hết ruộng mà vẫn còn thuốc thì đổ thuốc vào nốt để phun cho đỡ phí.

Một thực tế điều tra cho thấy việc sử dụng thuốc BVTV của người dân lại không do họ chủ động, hầu hết người dân được hỏi đều không nhớ tên cụ thể loại thuốc sử dụng, điều này có thể lý giải là các loại thuốc BVTV hiện nay đều được đặt tên khoa học khó nhớ và khó đọc và phụ thuộc hoàn toàn vào kinh nghiệm bản thân, theo hàng xóm mách bảo hoặc hướng dẫn của chủ cửa hàng.

Trong các hệ sinh thái nông nghiệp, sự phát triển của cây trồng và các thành phần khác cũng tuân theo quy luật phát triển của tự nhiên. Các loại sâu hại cũng phát triển theo quy luật tự nhiên của chúng. Trong giai đoạn hiện nay việc áp dụng các biện pháp sinh học vào sản xuất đang là một xu hướng quan trọng trong việc sản xuất nông nghiệp bền vững. Việc phòng trừ sâu bệnh hại bằng hóa chất chỉ nên tiến hành khi mức độ sâu bệnh hại đạt đến những gây hại kinh tế. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất rau hiện nay hầu như ngừi dân không chú ý nhiều đến vấn đề này.

Bảng 3.9: Thời điểm phun thuốc cho rau của người dân STT Thời diểm Phun Số phiếu

phỏng vấn

Kết quả

điều tra Tỷ lệ (%)

1 Thấy sâu bệnh là phun 90 78 86,67

2 Phun theo người khác 90 7 7,78

3 Phun theo kinh nghiệm 90 2 2,22

4 Phun định kỳ 90 3 3,33

5 Phun theo mức độ sâu bệnh

hại (ngưỡng phòng trừ) 90 0 0

Tổng 90 100

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của người dân, năm 2018)

Hình 3.5: Thời điểm phun thuốc cho rau của người dân

Theo kết quả điều tra ở bảng 3.9 cho thấy: Thời điểm mà người dân tiến hành phun thuốc cho rau hầu hết thấy sâu bệnh là phun. Tỷ lệ người dân phun thuốc khi thấy xuất hiện sâu bệnh là 86,67%. Điều này là do việc người dân theo dõi trên đồng ruộng của mình thấy xuất hiện bệnh nên họ tiến hành việc phun thuốc BVTV. Ngoài ra tỷ lệ phun thuốc cho cây trồng khi nghe nguời khác mách bảo là 7,78%; phun định kỳ 3,33%; phun theo kinh nghiệm 2,22%. Như vậy việc phun thuốc khi mật độ sâu bệnh đạt đến ngưỡng phòng trừ ở địa bàn nghiên cứu là

không thực hiện. Kết quả này cho thấy thời điểm dùng thuốc BVTV cho rau của người dân là chưa hợp lý. Vì sâu bệnh cũng có một ngưỡng phòng trừ nhất định thì mới cho hiệu quả cao nhất được.

Việc phun thuốc BVTV của người dân chủ yếu là khi thấy sâu bệnh hại xuất hiện là phun. Theo các hộ dân được hỏi thì số lần phun thuốc trong vụ đối với các loại rau này thì tùy thuộc vào các loại sâu bệnh xuất hiện khi nào thì phun khi đó.

Tuỳ thuộc vào mùa vụ cũng như từng loại rau mà có số lần phun và khoảng cách phun khác nhau. Một số loại rau thường ít sâu bệnh nên người dân chỉ phun một lần duy nhất rồi thu hoạch, một số loại khác thường xuyên xảy ra dịch bệnh nên sẽ được phun nhiều lần hơn, khoảng cách giữa các lần phun cũng được rút ngắn. Trên địa bàn nghiên cứu yếu là các loại rau chính là các loại rau cải, cải bắp, xà lách, rau mùi, rau thơm, cà chua có thể thấy được kết quả này qua bảng sau:

Bảng 3.10: Số lần phun thuốc và thời gian cách ly trên rau của người dân STT Các loại rau Số lần phun /vụ thời gian cách ly giữa

các lần phun (ngày)

1 Cải xanh 4-6 5 – 7

2 Cải bắp 10 – 12 7-10

3 Xà lách 4-6 5 – 7

4 Rau mùi 4-5 5 – 7

5 Rau thơm 4-5 5 – 7

6 Cà chua 10 – 12 7-10

TT Tên thương mại Tên hóa chất Nhóm thuốc

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của người dân, năm 2018) Ngày sau khi phun thuốc có một lượng thuốc tương đối nhiều bám dính trên cây trồng đủ khả năng tiêu diệt sâu bệnh. Lượng thuốc này có thể gây độc cho người và gia súc khi ăn nông sản. Phải qua một thời gian thuốc mới phân hủy xuống mức không còn gây hại cho người và gia súc. Khoảng thời gian ngắn nhất từ khi phun thuốc lên cây cho đến khi thuốc phân hủy đạt tới mức dư lượng tối đa cho

phép gọi là thời gian cách ly, viết tắt theo tiếng Anh là PHI (Pre-Harvest Interval).

Trong thực tế, thời gian cách ly được quy định là từ ngày phun thuốc lần cuối lên cây trồng cho đến ngày thu hoạch nông sản làm thức ăn cho người và vật nuôi, được tính bằng ngày. Thời gian cách ly khác nhau với từng loại thuốc trên mỗi loại cây trồng và nông sản tùy theo tốc độ phân hủy của thuốc trên cây trồng và nông sản đó.

Kết quả từ bảng 3.10 cho thấy số lần phun thuốc BVTV đối với cải xanh và xà lách số lần phun cho một vụ thuờng giao động từ 4-6 lần trong một vụ. Cải bắp và cà chua 10-12 lần trong một vụ; rau mùivà rau thơmthì số lần phun giao động 4-5 lần trong vụ.

Khoảng cách giữa các lần phun trong một vụ thì tùy mức độ sâu bệnh hại và các loại rau khác nhau. Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy khoảng cách giữa các lần phun là 5 - 7 ngày đối với cải xanh; xà lách; rau mùi và rau thơm; đối với cải bắp và cà chua 7-10 lần trong một vụ. Vì thời gian gian thu hoạch của nó dài hơn các loại rau khác. Vì vậy số lần phun sẽ nhiều hơn.

Thời gian cách ly như vậy là ngắn chưa đảm bảo chất lượng rau có thể làm tồn dư thuốc BVTV cho rau sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của nông sản.Mặt khác, thời gian cách ly tuyệt đối (tức là thời gian cách ly với khu vực phun thuốc sau khi phun thuốc) thường là không có. Hơn nữa dù là trên cùng một cánh đồng ruộng nhưng việc quyết định phun thuốc cho rau là tùy thuộc vào từng gia đình của mỗi hộ dân. Hầu hết người dân cho rằng họ vẫn tiếp tục làm việc tại ruộng đó ngay cả khi có người phun thuốc bên cạnh hoặc sau khi phun thuốc vào chiều tối hôm nay thì sáng sớm mai họ đã quay lại ruộng đó để tiếp tục làm việc. Điều này sẽ gây ra những tác động xấu tới sức khỏe của con người sản xuất và các loài vật trên địa bàn. Ngoài ra, khi phun người dân thường phun phối hợp nhiều loại thuốc với nhau thì cần thời gian cách ly dài hơn, nhưng vì lợi ích kinh tế nên các hộ dân đã thu hoạch trước thời gian, gây ảnh hưởng tới chất lượng rau, từ đó làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.

Sử dụng thuốc BVTV thì các yếu tố như nồng độ hay liều lượng của chúng đều rất quan trọng. Việc người dân không chú trọng đến vấn đề này là rất nhiều.

Hầu hết tất cả các loại thuốc BVTV trên bao bì nhãn mác đều có quy định về nồng độ và liều lượng phun rõ ràng. Tuy nhiên thực tế người dân việc phun thuốc của nông dân không hoàn toàn theo hướng dẫn trên bao bì. Có sự khác biệt giữa cách lựa chọn nồng độ phun thuốc BVTV cho rau. Tiến hành phỏng vấn ở địa bàn nghiên cứu, kết quả nghiên cứu như sau:

Bảng 3.11: Nồng độ và liều lượng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người dân

STT Chỉ tiêu Số phiếu

phỏng vấn

Kết quả điều tra

Tỷ lệ (%)

1 Phun theo kinh nghiệm 90 4 4,44

2 Phun theo hướng dẫn trên bao bì 90 13 14,44

3 Phun đậm hơn hướng dẫn 90 36 40

4 Phun theo hướng dẫn của người bán 90 25 27,78

5 Phun theo hàng xóm 90 12 13,33

Tổng 90 100

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của người dân, năm 2018) Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.11 cho thấy: Tỷ lệ nông dân phun thuốc theo hướng dẫn trên bao bì là 14,44%. Điều đó cho thấy việc nhận ra phun thuốc đúng hướng dẫn trên bao bì khá thấp. Nếu như đa số người dân phun phun thuốc không đúng hướng dẫn thì hầu hết các hộ nông lại cho rằng cần phun theo người bán thuốc, tỷ lệ nông dân phun thuốc theo người bán 27,78%, tuy nhiên nhưng người bán thuốc là những người không được đào tạo không có bằng cấp và không hiểu biết gì nhiều về thuốc BVTV. Trên địa bàn số nông dân phun thuốc BVTV theo kinh nghiệm là 4,44%, việc nông dân phun theo kinh nghiệm là họ cho rằng các

như các năm trước cho kết quả tốt thì năm nay cũng như thế. Việc phun thuốc theo hàng xóm là 13,33%, phun theo hàng xóm là do một số người dân sống cạnh nhau có những vùng bị sâu bệnh như nhau nên dẫn đến việc họ nghe theo lời khuyên của hàng xóm.

Nồng độ thuốc được người dân dùng thường cao hơn rất nhiều so với hướng dẫn điều này được thấy rõ hơn qua bảng 3.11. Nông dân phun đậm hơn hướng dẫn là 40%. Nguyên nhân mà họ đưa ra để giải thích cho việc tăng nồng độ thuốc chủ yếu là do sâu bệnh kháng thuốc ngày càng cao hoặc chỉ chắc chắn rằng nó có tác dụng. Mỗi người dân ở vùng nghiên cứu có những quan điểm về hóa chất bảo vệ thực vật, đa số nông dân cho rằng càn thiết phải tăng nồng độ của thuốc lên thì mới chắc chắn diệt trừ được các loài sâu bệnh. Như vậy việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của nông dân ở đây là chưa hợp lý, chưa đúng nồng độ và liều lượng cho phép. Nồng độ và liều lượng sử dụng đều lớn hơn hướng dẫn, nó vừa gây lãng phí,vừa làm tăng khả năng tồn dư dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau vừa gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Để thấy rõ hơn về liều lượng sử dụng thuốc BVTV ta có biểu đồ sau:

Hình 3.6: Liều lượng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người dân

Một phần của tài liệu Vấn đề sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất rau ở huyện hatsayfong thủ đô viêng chăn lào (Trang 62 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)