Cách thức bảo hộ lao động của người dân

Một phần của tài liệu Vấn đề sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất rau ở huyện hatsayfong thủ đô viêng chăn lào (Trang 71 - 74)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Thực trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người dân

3.4.3. Cách thức bảo hộ lao động của người dân

Bảng 3.12: Kiến thức về chọn thời tiết và hướng gió khi phun hóa chất bảo vệ thực vật STT Nội dung Số phiếu

phỏng vấn

Kết quả điều tra Tỷ lệ (%)

Không Không

1 Chọn trời mát 90 80 10 88,89 11,11

2 Đi giật lùi 90 71 19 78,89 21,11

3 Xuôi chiều gió 90 48 42 53,33 46,67

4 Biết đầy đủ 90 69 21 76,67 23,33

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, năm 2018)

Hình 3.7: Kiến thức về chọn thời tiết và hướng gió khi phun hóa chất bảo vệ thực vật

Qua bảng số liệu cho thấy sự hiểu biết đầy đủ khi đi phun hóa chất bảo vệ thực vật chiếm 76,67%. Những người dân khi phun thuốc thực hiện theo tất cả những điều trên là những người có nhận thứccao về việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và cách sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật sao cho đúngkỹ thuật. Vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân phun thuốc không chọn thời tiết mát hay nắng (chiếm 11,11%). Trong 11,11% người dân này họ biết như vậy làkhông đúng, làm giảm hiệu quả của thuốc, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe nhưng họ lý giải rằng họ phải phun cho một diện tích lớn trong một thời gian ngắn để còn làm những việc khác hoặc tiện công đi phun cho hết diện tích gieo trồng trong một lần đi

phun. Hay vẫn còn người dân phun thuốc đi tiến về phía trước (21,11%), đingược hướng gió (46,67%) là vì họ đi như vậy cho nhanh, đi giật lùi khó đi đặc biệtlà khi những luống của họ phát triển mạnh mẽ, nếu đi giật lùi có thể sẽ làm lát raucủa họ.

Một số người dân chưa hiểu biết rõ về điều kiện sức khỏe khi đi phun thuốc.Bảng dưới đây sẽ thể hiện mức độ hiểu biết về vấn đề này của người dân:

Bảng 3.13: Hiểu biết về điều kiện đảm bảo sức khỏe khi phun STT Điều kiện đảm bảo sức

khỏe khi phu

Số phiếu phỏng vấn

Kết quả

điều tra Tỷ lệ (%) Không Không 1 Không phun khi có bệnh,

mang thai và cho con bú 90 79 11 87,78 12,22 2 Người già, trẻ em không

được đi phun 90 81 9 90 10

3 Khám sức khỏe định kỳ 90 23 67 25,56 74,44

4 Không phun theo thời gian

quá 2 giờ/ngày, 2 tuần/đượt 90 20 70 22,22 77,78

5 Biết đầy đủ 90 33 57 36,67 63,33

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, đề tài thực hiện, 2018)

Hình 3.8: Hiểu biết về điều kiện đảm bảo sức khỏe khi phun

Kết quả số liệu cho thấy hiểu biết đầy đủ về điều kiện đảm bảosức khỏe khi phun thuốc của người dân còn ở mức thấp 36,67%. Đại đa số người dân được hỏi

trả lời rằng khi có bệnh, mang thai vàcho con bú không nên đi phun HCBVTV tỷ lệ này chiếm 87,78%, tỷ lệ người dân đồng ý với việc người già, trẻ em không được đi phun thuốc chiếm 90%. Vẫn còn người dân cho rằng khi có bệnh, mang thai, cho con bú hay người già và trẻ em có thể đi phun HCBVTV được là do họ chưa hoàn toàn nhận thức đúng, đầy đủ mức độ nguy hại của hóa chất bảo vệ thực vật (chiếm 10%), hoặc một số gia đình do không còn ngườiđi phun nên bản thân họ là lao động chính vẫn phải đi phun khi mà biết sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe bản thân. Tỷ lệ người dân cho rằng cần phải đi khám sức khỏe định kỳ và không phun thuốc thời gian quá 2 giờ/ngày, 2 tuần/đợt còn thấp(chiếm 22,22%). Như vậy khoảng 77% người dân không biết phải đi khám định kỳ là cần thiết hay phun thuốc trong thời gian bao lâu thì phải nghỉ ngơi để tránh ngộ độc.

Bảng 3.14: Sử dụng bảo hộ lao động của người dân khi phun hóa chất bảo vệ thực vật

STT Điều kiện đảm bảo sức khỏe khi phu

Số phiếu phỏng

vấn

Kết quả điều

tra Tỷ lệ (%) Có Không Không

1 Giày, ủng 90 18 72 20 80

2 Mũ 90 87 3 96,67 3,33

3 Kính 90 9 81 10 90

4 Khẩu trang 90 18 72 20 80

5 Áo dài,áo mưa 90 78 12 86,67 13,33

6 Quần dài, quần mưa 90 63 27 70 30

7 Găng tay 90 18 72 20 80

8 sử dụng đầy đủ bảo hộ lao động 90 8 82 8,89 91,11 (Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, đề tài thực hiện, 2018)

Kết quả ở bảng 3.14 cho thấy tỷ lệ sử dụng các bảo hộ lao động, mũ là 96,67%, áo dài hoặc áo mưa 86,67% và quàn dài hoặc quàn mưa 70%. Ngoài ra các dụng cụ bảo hộ khác như giày, kính, khẩu trang, găng tay còn rất thấp chỉ có

20% dùng giày, ủng, 10% dùng kính, 20% dùng khẩu trang và 20% dùng găng tay.

Đặc biệt ở địa bàn nghiên cứu vẫn còn có nhiều trường hợp người dân không sử dụng bất cứ một loại bảo hộ lao động nào khi phun thuốc mà chỉ mặc quần đùi, áo cộc khi phun thuốc. Điều này cho thấy nhận thức của người nông dân về mức độ nguy hiểm của thuốc BVTV là rất thấp. Trong quá trình được phỏng vấn chỉ có 8,89% người dân kể ra và sử dụng đầy đủ bảo hộ lao động khi tiến hành phun thuốc. Để thấy rõ hơn về vấn đề này ta có biểu đồ sau:

Hình 3.9: Thực trạng sử dụng bảo hộ lao động của người dân

Một phần của tài liệu Vấn đề sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất rau ở huyện hatsayfong thủ đô viêng chăn lào (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)