Nghiên cứu trong nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Một phần của tài liệu Vấn đề sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất rau ở huyện hatsayfong thủ đô viêng chăn lào (Trang 40 - 45)

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.5. Kết quả nghiên cứu về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trên rau ở ngoài nước và

1.5.2. Nghiên cứu trong nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Nghiên cứu dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật nhómOrganophosphate và Carbamate trong một số loại rau như: rau dền, hành, rau muống và rau cải bằng phương pháp GT-Test Kit ở làng Sa Vàng, huyện Hatsayfong, thủ đô Viêng Chăn, Lào. Trong số 10 mẫu phát hiện không có dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, 24 mẫu ở mức độ an toàn và 12 mẫu có dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật ở mức độ không an toàn [20].

Nghiên cứu dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật nhóm Orgnochlor epoxide, Enduslfanvà Endrin trong rau cải và xà lách ở làng Xiêng Đa, huyện Hatsayfong, thủ đô Viêng Chăn, Lào. Kết quả phân tích cho thấy [17] :

Xà lỏch: cú DDT 030131 àg /g, Beta BHC 0.0051 àg /g và Heptachlor Epoxide 030021 àg/g.

Rau cải: cú DDT 0301.2 àg /g, Beta BHC 0.0066 àg /g và Heptachlor Epoxide 0300.2àg/g.

Theo Cục Cục trồng trọt đẫ kiểm tra du lượng hóa chất BVTV trong các loại rau và hoa quả tươi 500 mẫu trong giai đoạn năm 2013. Trong đó, 94 mẫu phát hiện thấy dư lượng chất Organophosphate và Carbamate và 14 mẫu có dư lượng chất không đạt mức an toàn. Trong đầu năm 2014, cục nông nghiệp đã thực hiện kiểm tra dư lượng hóa chất trên 450 mẫu và thấy rằng 149 mẫu phát hiện thấy các hóa chất đã nêu trên [30].

Nghiên cứu điều tra ô nhiễm của hoá chất bảo vệ thực vật trong rau ở làng Thìn Phia, huyện Hatsayfong, thủ đô Viêng Chăn, Lào. Trong đó đã nghiên cứu đến các loại, số lượng và cách sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật bao gồm cách bảo vệ bản thân trong quá trình sử dụng và tác động ban đầu của việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật. Trong nghiên cứu đó có 6 loại rau gồm 30 mẫu để phân tích bằng phương pháp GTPesticides testkit. Kết quả phân tích cho thấy trong số 30 mẫu đã có 13 mẫu ở mức độ không an toàn và 17 mẫu ở mức độ an toàn [13].

Nghiên cứu ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật trong rau ở làng Thà Khẹc, huyện Hatsayfong, thủ đô Viêng Chăn, Lào. Kết quả nghiên cứu cho thấy thuốc bảo vệ thực vật người dân sử dụng đều có hướng dẫn trên nhãn thuốc và có nhãn ghi bằng tiếng Thái và sản xuất ở Thái Lan. Người dân có cách bảo vệ bản thân trong quá trình sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật chủ yếu là sử dụng đầy đủ bảo hộ lao động, cách xử lý bao bì HCBVTV sau khi sử dụng là tự chôn và đốt trong vườn.

Tiến hành kiểm tra nhanh dư lượng thuốc BVTV trong 7 loại rau, trong số 30 mẫu đã có 23 mẫu không có độc tính dư lượng và 7 mẫu ở mức độ an toàn [6].

Nghiên cứu hiện trang sử dụng HCBVTV trong sản xuất rau ở Làng Hat Căn Xa và Làng Don Kợt, huyện Hatsayfong, thủ đô Viêng Chăn, Lào. Trong cuộc phỏng vấn với những người làm vườn sử dụng thuốc trừ sâu, 86 người thấy rằng sử dụng thuốc BVTV có gây ảnh hướng tới sức khỏe, họ thường gặp phải các biểu hiện

về đau ngực, đau mắt, đau chân, buồn nôn, ngứa da, chóng mặt, đau đầu và mệt mỏi và mất ngủ. Những triệu chứng này cho thấy độc tính của thuốc BVTV khá tập trung và bạo lực. Vì vậy người làm vườn tìm cách để có được giải pháp ngay từ đầu để có thể tiếp tục làm việc, chẳng hạn như uống nước đun sôi, uống nước dừa, uống nước muối, uống rượu, uống nước cam, dừng hoặc uống thuốc kháng sinh, v.v.

Cách bảo vệ của nông dân khi sử dụng HCBVTV trong số 86 phỏng vấn đã đeo kính, mũ, găng tay, giày ủng, áo dài, quần dài. Kết quả phân tích dư lượng trong 60 mẫu rau đã có 29 mẫu không có chiếm 48,33%, có 26 mẫu ở mức an toàn chiếm 43,33% và có 5 mẫu ở mức không an toàn chiếm 8,33%, có nhiều nhất là 1 mẫu rau mùi, 1 mẫu rau cải, 2 mẫu qủa ớt và 1 mẫu rau húng chó [1].

Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu của Chanthakhoun (2016), cho rằng: Phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu trên 76%, mẫu từ chợ Luangphabang một số rau và hoa qủa bao gồm: cam, táo, cà chua, đậu dài, bắp cái, giá và dưa hấu từ tỉnh khác và nước ngoài (Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan) có rủi ro phụ gia các loài thuốc bảo vệ thực vật [21].

Trong thời gian gần đây, Tổ chức phát triển cộng đồng và bảo tồn môi trường đã báo cáo việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và tác động của nó đối với sức khỏe trong huyện Xăng Thong, thủ đô Viêng Chăn. Nông dân huyện Xăng Thong, đặc biệt làng Àng Ngai, và làng Kốc Hé sử dụng rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật và một số nông đân còn sử dụng một số loài thuốc bảo vệ thực vật bị cấm bao gồm: Palaquat và Matrolme. Diện tích trồng trọt của hai làng khoảng 34 ha. Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật pha loãng với nước được phun khoảng 131,975- 144,682 lít/người/năm của cả hai làng. Trung bình một người sử dụng 4,385-13,198 lít/người/năm và trung bình ngày phun thuốc là 27-28 ngày/người/năm. Loại thực vật được thường xuyên được phun thuốc là: ớt, cà chua, cà, đậu dài… Nhiều nông dân chịu tác động tức thời như: đau đầu, khó hít thở, đau mùi, ngựa mặt. Quan trọng là tổ chức y tế thực hiện kiểm tra máu của nông dân có rủi ro cao tiếp xúc với các hóa chất cả hai làng, mục đích là kiểm tra hóa chất Carlamte và Organophosphate.

Kết quả cho thấy 57% của người tham gia kiểm tra máu (449 người, bao gồm cả trẻ

em, nông dân và người tiêu dùng). Trong máu phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong máu đạt mức không an toàn [24], [25], [26], [27].

Bài nghiên cứu gần đây do trung tâm nghiên cứu chính sách miền Nam thực hiện đã công bố rằng: Vườn trồng chuối của nhà kinh doanh Trung Quốc đã sử dụng rất nhiều hóa chất trong nông nghiệp. Hơn 100 loại hóa chất bao gồm: Phân hóa học, thuốc trừ cỏ, thuốc chống bệnh, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ sâu và chất bảo quản. Các loài hóa chất này đạt mức độ độc hại trung bình đến độc hại cao. Trong đó, còn phát hiện nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bị cấm như: Palaquat, và Matrolme. Bài nghiên cứu còn đề ra sự quan tâm đến môi trường và sức khỏe của con người từ vườn chuối của nhà đầu tư Trung Quốc, lưu trữ các loại hóa chất không hợp lý và xả chất thải không đúng quy luật. Trừng hợp này đã được lên thảo luận trong cuộc họp của hội đồng [31].

Trung tâm bảo vệ thực vật, trạm nghiên cứu thuốc BVTV thủ đô Viêng Chăn (2016) tiến hành kiểm tra nhanh dư lượng thuốc BVTV trong rau bằng phương pháp GT- Tét Kit. Trong số 16 mẫu rau quả các loại ở 3 tỉnh như: tỉnh Attapeu, tỉnh Savanakhet và tỉnh Champasack [3].

Kiểm tra nhanh dư lượng thuốc BVTV trong rau ở tỉnh Savanakhet có 2 huyện như: huyện Xayboury và huyện Champhone trong số 36 mẫu rau quả các loại đã có 16 mẫu phát hiện không có dư lượng chiếm 44,44%, 16 mẫu có dư lượng trong số lượng ít chiếm 44,44% và 4 mẫu ở mức độ không an toàn là cà chua và rau thơm, quả ớt chiếm 11,12%. Ở tỉnh Champasack có 2 huyện như: huyện Paksong và huyện Phonthong tiến hành kiểm tra dư lượng thuốc BVTV trong số 30 mẫu rau quả các loại đã có 12 mẫu phát hiện không có dư lượng chiếm 40%, 9 mẫu có dư lượng trong số lượng ít chiếm 30% và 9 mẫu ở mức độ không an toàn là quả ớt, rau hành, cà chua, rau răm, Cải bắp, rau muống, rau mài tây và rau thơm chiếm 30%. Ở tỉnh Attapeu có 2 huyện như: Huyện Xaysetha và huyện Smakkhyxay đã tiến hành kiểm tra dư lượng thuốc BVTV trong số 30 mẫu rau quả các loại đã có 16 mẫu phát hiện không có dư lượng chiếm 53,33%, 12 mẫu có dư lựng trong số lượng ít chiếm 40% và 2 mẫu ở mức độ không an toàn là rau xà lách và rau thơm chiếm 6,67% [3].

Theo báo cáo Trung tâm bảo vệ thực vật, trạm nghiên cứu thuốc BVTV thủ đô Viêng Chăn (2017) tiến hành kiểm tra nhanh dư lượng thuốc BVTV 2 nhóm như:

nhóm Organophosphate và nhóm Carbamate bằng phương pháp GT- Tét Kit [4].

Kết quả nghiên cứu dư lượng trong đất nước và rau quả các loại trong số 132 mẫu đã lấy tại khu vực sản xuất của nông dân có 107 mẫu phát hiện không có dư lượng chiếm 81,06%, đã có 17 mẫu phát hiện có dư lượng trong số lượng ít chiếm 12,88%, có 8 mẫu ở mức độ không an toàn chiếm 6,06 % trong đó có rau thơm, rau húng chó, rau hành, cà chua và mẫu nước ngầm ở làng Đon Cơt, huyện Hatsayfong, thủ đô Viêng Chăn - Lào [4].

Tiến hành kiểm tra nhanh dư lượng thuốc BVTV trong rau bằng phương pháp GT- Tét Kit. Trong số 81 mẫu rau quả các loại tại chợ rau hữu cơ ở Thủ đô Viêng Chăn đã có 53 mẫu phát hiện không có dư lượng chiếm 77,78%, đã có 14 mẫu phát hiện có dư lượng trong số lượng ít chiễm 17,28%, có 4 mẫu ở mức độ không an toàn là rau cải thảo, rau xà lách, rau hành, rau hành chiếm 4,94 % [4].

Thông qua các cuộc phỏng vấn những người làm vườn tìm thấy hóa chất nông dân sử dụng có 4 nhóm như: thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh và kích thích tăng tưởng. Trong đó có các 22 loài hóa chất trong nhóm organophosphate, carbamate, pyrethroid, Neonicotinoid, Avermectin, Strobilurin, triazole và alkylenebis (dithiocarbamate). Việc sử dụng hóa chất nhiều nhất trong sản xuất là huyện Hatsayfong, sử dụng trung bình là huyện Xaythany và huyện Sikhottabong. Cách xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) sau khi sử dụng của người dân trong địa bàn nghiên cứu cho thấy bỏ tại nơi sử dụng, vườn chiếm 76,7%, Tự chộn, đốt trong vườn chiếm 45,7%. Kết quả của kiểm tra nhanh dư lượng trong số 90 mẫu rau phát hiện không có dư lượng 52 mẫu chiếm 57,77%, đã có 34 mẫu có dư lượng trong mức độ an toàn chiếm 37,77%, có 4 mẫu ở mức độ không an toàn chiếm 4,44%. Trong đó có rau Thơm, rau Cải, rau Mùi và quả Ớt [5].

Một phần của tài liệu Vấn đề sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất rau ở huyện hatsayfong thủ đô viêng chăn lào (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)