Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Thực trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người dân
3.4.4. Cách thức quản lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật
Việc sử dụng hóa chất nông nghiệp sau khi sử dụng như: bao bì các hóa chất như túi nilon, chai nhựa, chai thuỷ tinh đựng HCBVTV... được thải bỏ và trở thànhchất thải. Khối lượng chất thải rắn này có thể là nhỏ so với các loại chất thải rắnnông nghiệp khác (như rơm rạ, vỏ trấu...) nhưng đây là loại chất thải nguy hại, có khả năng gây ảnh hưởng xấu và lâu dài đối với môi trường và sức khoẻ của cộngđồng dân cư xung quanh.
Trong quá trình khảo sát thực tế tại huyện Hatsayfong, tại cácthôn được lựa chọn phỏng vấn ngẫu nhiên. Kết quả được thống kê như bảng sau:
Bảng 3.15: Cách xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng
STT Vị trí Số phiếu
phỏng vấn
Kết quả
điều tra Tỷ lệ (%)
1 Bỏ tại nơi sử dụng, vườn 90 49 54,44
2 Bỏ vào nơi đổ rác trên đường về 90 8 8,89
3 Bỏ vào bể thu gom đặc ngoài đồng 90 10 11,11 4 Vứt ra sông, ao, hồ, kênh, mương 90 20 22,22
5 Tự trộn, đốt trong vườn 90 3 3,33
Tổng 90 100
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2018)
Hình 3.10: Cách xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng
Qua bảng số liệu cho thấy 54,44% người dân vứt bao bì tại nơi sử dụng, vườn; 22,22% người dân trả lời là vứt ra sông, ao, hồ, kênh, mương; 11,11% người dân trả lời là bỏ vào bể thu gom đặc ngoài đồng; 8.89% người dân trả lời là bỏ vào nơi đổ rác trên đường về; 3,33% người dân trả lời là tự trộn, đốt trong vườn.
Quá trình xử lý bình phun thuốc của người dân lại là một vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn nữa khi toàn bộ số hộ được phỏng vấn đều cho rằng họ xử lý bình sau khi phun thuốc bằng cách rửa và đổ trực tiếp ra kênh mương, ao hồ hoặc đổ vào nền đất bên trên. Điều này cho thấy việc xử lý của người dân đối với vỏ, chai, lọ thuốc trừ sâu và bình phun thuốc là chưa đúng cách không chỉ gây hại tới môi trường mà còn tác động trực tiếp tới hệ thuỷ sinh vật sống trong kênh mương,
ao, hồ, cuối cùng ảnh hưởng tới sức khoẻ con người khi sử dụng nguồn nước và nguồn thực phẩm từ kênh mương, ao hồ đó.
Để tăng cường nhận thức và kiến thức cho người dân khi sử dụng HCBVTV, các ban ngành chức năng đã tổ chức các buổi họp, giao lưu, hội nghị để tuyên truyền và hướng dẫn người dân. Sự tham gia của người dân được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 3.16: Mức độ tham gia các buổi tập huấn sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người dân.
TT Các hoạt động Số phiếu
phỏng vấn
Kết quả
điều tra Tỷ lệ (%) Có Không Có Không 1 Thảo luận, trao đổi kinh nghiệm
sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật 90 69 21 76,67 23,33 2
Cán bộ khuyến nông hướng dấn nông dân sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật
90 78 12 86,67 13,33
3 Tham gia các chương trình bảo vệ
môi trường 90 53 37 58,89 41,11
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2018)
Hình 3.11: Sự tham gia các lớp tập huấn sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường
Việc tập huấn kĩ thuật sử dụng thuốc BVTV cho bà con là một hoạt động cần thiết, giữa người sản xuất và chính quyền địa phương cần có sự liên kết chặt
chẽ.Người sản xuất nông nghiệp hiện nay đa phần dân trí chưa cao nên khả năng tiếp cận thông tin còn hạn chế sẽ không nắm được tình hình nông vụ và các giai đoạn sâu bệnh bùng phát mạnh để có phương án phòng chống kịp thời và hợp lí.
Các khóa tập huấn của địa phương sẽ giúp người sản xuất áp dụng đúng thuốc đúng đối tượng và biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thuốc BVTV.
Phần lớn người dân cũng đã có một số hiểu biết về thuốc BVTV, tuy nhiên những hiểu biết đó không đầy đủ. Đại đa số người dân phỏng vấn đều xác nhận là có biết việc sử dụng thuốc BVTV nhiều lần và không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng tới con người và môi trường sống, tuy nhiên những ảnh hưởng như thế nào và cụ thể ra sao thì không hề nắm bắt được. Cũng xuất phát từ những lợi ích kinh tế trước mắt mà người dân đều không quan tâm đến những ảnh hưởng mà thuốc BVTV cóthể gây ra, miễn sao sản phẩm của họ khi ra thị trường mẫu mã đẹp mắt, được nhiềungười mua. Còn khi sử dụng làm thực phẩm trong gia đình thì họ sẽ có cách trồng riêng không cần đẹp mắt và sử dụng rất ít thuốc BVTV. Người dân tham gia vào các buổi trao đổi kinh nghiệm sử dụng HCBVTV do các cơ quan chức năng tổ chức hoặc một nhóm nhỏ tự trao đổi với nhau 76,67%; tham gia vào các buổi hướng dẫn của cán bộ khuyến nông 86,67%; để tích lũy thêm kiến thức cho bản thân khi sử dụng hóa chất, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình, người xung quanh và môi trường. Tuy vậy số người dân được hỏi có quan tâm tới việc bảo vệ môi trường haykhông, chỉ có 58,89% tham gia các chương trình giáo dục môi trường do xã hoặc các tổ chức khác thực hiện (Ví dụ: Hội thảo, tập huấn, họp mặt... về hoạt động BVMT và thiên nhiên). Số người dân quan tâm tới việc bảo vệ môi trường ít hơn quan tâm tới sử dụng HCBVTV là do người dân vẫn nghĩ môi trường không tác động ngay tới cuộc sống của họ, còn sử dụng tốt hoá chất sẽ đem lại cho họ năng suất nông sản lớn. Tuy nhiên hai lĩnh vực này liên quan chặt chẽ với nhau. Do vậy, các buổi tuyên truyền, hội nghị, các buổi hướng dẫn sử dụng HCBVTV thì nên bổ sung thêm nội dung BVMT để nâng cao kiến thức bảo vệ môi trường, giúp người dân hiểu rõ thêm vai trò của môi trường đối với cuộc sống của
họ cũng như cuộc sống tương lai của con em họ. Hướng tới phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
Qua điều tra ý kiến người dân địa phương về việc sử dụng các loại HCBVTV và cách xử lý bao bì hoá chất sau khi sử dụng có thể nhận thấy mức độ nhận thức của người dân về các vấn đề trên còn có nhiều cung bậc khác nhau.
Được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 3.17: Nhận thức của người dân về mức độ nguy hiểm của hóa chất bảo vệ thực vật
STT Mức độ nguy hiểm Số phiếu phỏng vấn
Kết quả
điều tra Tỷ lệ (%)
1 Không nguy hiểm 90 6 6,67
2 ít nguy hiểm 90 14 15,56
3 Mức trung bình 90 21 23,33
4 Khá nguy hiểm 90 31 34,44
5 Nguy hiểm 90 16 17,78
6 Không biết 90 2 2,22
Tông 90 100
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2018)
Hình 3.12: Nhận thức của người dân về mức độ nguy hiểm của hóa chất bảo vệ thực vật
Khi đuợc hỏi về quan điểm của những người nông dân về mức độ nguy hiểm của thuốc BVTV đố với sức khỏe đời sống con người và môi trường. Kết quả bảng số liệu cho rằng sử dụng thuốc BVTV không hề nguy hiểm là 6,67%; nó ít nguy
hiểm là 15,56%; nó ở mức độ trung bình23,33%; khá nguy hiểm là 34,44%; nguy hiểm là 17,78%; họ không biết mức độ nguy hiểm khi sử dụng thuốc BVTV là 2,22%.
Nhận thức về mức độ nguy hiểm của thuốc BVTV của người dân là còn thấp.
Chủ yếu người dân cho rằng chúng khá nguy hiểm. Trong khi đó họ không biết rằng thuốc BVTV có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của mình.
Bảng 3.18: Nhận thức của người dân đối với việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật
STT Phương án Số phiếu
phỏng vấn
Kết quả
điều tra Tỷ lệ (%)
1 Cần thiết phải thay đổi 90 34 37,78
2 Không cần thiết phải thay đổi 90 56 62,22
Tổng 90 100
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2018)
Hình 3.13: Nhận thức của người dân đối với việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật
Như vậy chỉ có 37,78% người dân cho rằng cần thiết phải thay đổi cách sử dụng và xử lý bao bì đựng hoá chất sau khi sử dụng thay cho cách làm hiện nay của địa phương để bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm. Còn lại 62,22% người dân cho rằng nếu không sử dụng sẽ làm năng xuất sản phẩm thấp nên không cần thiết phải thay đổi. Một bộ phận lớn người dân chưa nhận thức rõ tác hại của HCBVTV nếu không được sử dụng và thải bỏ một cách hợp lý. Có thể nói đây là một lỗ hổng lớn trong công tác truyền thông về môi trường tại địa phương, và qua đây ta cũng nhận thấy sự hợp tác giữa các ban ngành còn hạn chế. Vì vậy cần có sự liên hệ chặt
chẽ hơn nữa trong nội bộ các nhà lãnh đạo, các ban ngành bắt tay với nhau cùng tìm ra hướng giải quyết cho vấn nạn này.
3.4.5. Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến môi trường và sức khỏe người dân khu vực sản xuất rau ở địa phương.
3.4.5.1. Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến sức khỏe người dân Qua điều tra phỏng vấn, hầu hết người dân đều cho rằng sử dụng thuốc BVTVcó gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, họ thường gặp phải các biểu hiện về dị ứng về da,mẩn ngứa, đau đầu...sau khi tiếp xúc với thuốc BVTV.
Bảng 3.19: Biểu hiện của người dân khi tiếp xúc với hóa chất bảo vệ thực vật STT Nội dung Số phiếu
phỏng vấn
Kết quả điều tra Tỷ lệ (%) Có Không Có Không
1 Hoa mắt, chóng mặt 90 72 18 80 20
2 Mệt mổi, khó chịu 90 78 12 86,67 13,33
3 Đau đầu 90 76 14 84,44 15,56
4 Uể oải 90 27 63 30 70
5 Cháy nước mặt 90 74 16 82,22 17,78
6 Run tay, chân 90 11 79 12,22 87,78
7 Khô hỏng 90 35 55 38,89 61,11
8 Tăng tiết nước bọt 90 70 20 77,78 22,22
9 Ho 90 37 53 41,11 58,89
10 Buồn nôn 90 41 49 45,56 54,44
11 Nhình mờ 90 33 57 36,67 63,33
12 Mất ngủ 90 26 64 28,89 71,11
13 Ngứa da 90 49 41 54,44 45,56
14 Yếu cơ 90 8 82 8,89 91,11
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2018) Bảng số liệu cho thấy, đa số người dân được phỏng vấn đều gặp phải các triệutrứng đau mỏi chân tay, mẩn ngứa, đau đầu, bởi vì khi tiếp xúc trực tiếp với thuốc BVTV mà không có các dụng cụ bảo hộ đầy đủ thuốc dễ tiếp xúc với da trước tiêngây các biểu hiện dị ứng sau đó thuốc sẽ tác động đến hệ thần kinh trung ương gây cảm giác đau đầu, đau mỏi cơ bắp. Còn lại các tiệu trứng mờ mắt, tức ngực, nônmửa thì ít gặp hơn, những triệu trứng này xuất hiện khi với những người tiếp xúcquá lâu và nhiều lần hơn với thuốc BVTV.
Trong nghiên cứu của đề tài các dấu hiệu nhiễm độc ở người thường xuyên sử dụng HCBVTV chiếm một tỷ lệ khá cao. Các biểu hiện cao là mệt mỏi là 86,67%, đau đầu là 84,44%; hoa mắt chóng mặt80%; chảy nước mắt82,22%; tăng tiết nước bọt 77,78%; ngứa da 54,44%; buồn nôn 45,56%; ho 41,11%; khô họng 38,89%; nhìn mờ 36,67%; uể oải 30%; mất ngủ 28,89%; run tay, chân 12,22% và yếu cơ chỉ còn 8,89%.
Qua nghiên cứu về việc sử dụng an toàn HCBVTV nhận thấy người dân tuân thủ các quy tắc an toàn khi sử dụng HCBVTV còn chưa tốt. Việc bảo quản và sử dụng HCBVTV, sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, xử lý bao bì HCBVTV sau khi sử dụng còn nhiều bất cập. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng tới sức khỏe con người.Phần lớn người dân cũng đã có một số hiểu biết về thuốc BVTV, tuy nhiên những hiểu biết đó không đầy đủ. Đại đa số người dân phỏng vấn đều xác nhận là có biết việc sử dụng thuốc BVTV nhiều lần và không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng tới con người và môi trường sống, tuy nhiên những ảnh hưởng như thế nào và cụ thể ra sao thì không hề lâu dài để nắmbắt được. Kết quả này chỉ là những nhận định tại thời điểm trước mắt còn những tác động đến sức khỏe thì chưa thể đánh giá. Cũng xuất phát từ những lợi ích kinh tế trước mắt mà người dân đều không quan tâm đến những ảnh hưởng mà thuốc BVTV có thể gây ra, miễn sao sản phẩm của họ khi ra thị trường mẫu mã đẹp mắt, được nhiều người mua. Còn khi sử dụng làm thực phẩm trong gia đình thì họ sẽ có cách trồng riêng không cần đẹp mắt và sử dụng rất ít thuốc BVTV.
Sử dụng thuốc BVTV quá nhiều và không đúng cách đã gây ra những hậu quả nhất định đối với người sản xuất. Tuy nhiên kết quả này chỉ là những nhận định tại thời điểm trước mắt còn những tác động lâu dài đến sức khỏe thì chưa thể đánh giá. Để có được cái nhìn chi tiết hơn cần có những đánh giá chuyên sâu về vấn đề này để thấy được mức độ nguy hiểm thực sự của thuốc BVTV đến sức khỏe con người.
3.4.5.2. Tác động đến môi trường của việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật Việc sử dụng thuốc BVTV không đứng nguyên tắc, kỹ thuật vừa gây lãng phí vừa gây ô nhiêm môi trường. Theo kết quả quan sát thực tế cho thấy ở những vùng sản xuất rau của vùng nghiên cứu đều có dấu hiệu ô nhiễm. Việc ô nhiễm này
là do nhiều nguyên nhân khác nhau vì trên địa bàn ba xã này hầu hết những vùng đất canh tác sản xuất nông nghiệp là có từ lâu đời nên sinh hoạt của người dân ảnh hưởng đến môi trường của tự nhiên. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác gây ảnh hưởng đến môi trường ở đây. Do đó việc đánh giá tác động của thuốc BVTV đến môi trường ở khu vực này là rất khó và cần có những nghiên cứu sâu hơn, đòi hỏi trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để có đánh giá chính xác nhất.
Tuy nhiên, theo đánh giá trực quan của chúng tôi cho thấy việc sử dụng thuốc BVTV cũng góp phần gây ô nhiễm cho môi trường ở khu vực này. Tiến hành phỏng vấn nông hộ kết quả thu được như sau:
Bảng 3.20. Tỷ lệ người dân cho rằng môi trường ở địa phương họ có sự ô nhiễm do việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
STT Nội dung Số phiếu
phỏng vấn
Kết quả điều tra Tỷ lệ (%) Có Không Có Không
1 Môi trường đất 90 38 52 42,22 57,78
2 Môi trường nước 90 31 59 34,44 65,56
3 Môi trường không khí 90 65 25 72,22 27,78
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2018)
Hình 3.14: Tỷ lệ người dân cho rằng môi trường ở địa phương họ có sự ô nhiễm do việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Theo kết quả phỏng vấn các hộ nông dân có 72,22% cho rằng có hiện tượng ô nhiễm ô nhiễm không khí; 42,22% cho rằng có hiện tượng tượng ô nhiễm đất;
34,44% cho rằng có hiện hiện tượng tượng ô nhiễm nước.
Kết quả này cũng một phần cho thấy việc dùng HCBVTV quá nhiều và không đúng cách đã gây ra những hậu quả nhất định và có ảnh hưởng xấu đến môi trường đến môi trường. Và nó cũng cho thấy người dân đã có được một vài hiểu biết về tác động của việc sử dụng HCBVTV đến môi trường. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau và đặc biệt là vì lợi nhuận mà người dân vẫn sử dụng HCBVTV ngày càng nhiều bất chấp tác động của nó đến môi trường sống của họ. Để có được một môi trường sản xuất trong lành và bền vững hơn thì người dân cần chú ý nhiều hơn đến việc sử dụng HCBVTV sao cho thật hợp lý và có hiệu quả.
3.5. Dƣ lƣợng một số hóa chất bảo vệ thực vật trong rau và đất tại vùng trồng rau ở huyện Hatsayfong, thủ đô Viêng Chăn, Lào.
Bảng 3.21: Kết quả phân tích dư lượng một số hóa chất bảo vệ thực vật trong rau Thông số Rau
thơm
Rau xà
lách Rau cải MRL Quy chuẩn Cypermethrin 0,64 0,15 0,38 0,05 QTTN/KT3 067:2013 Chlorpyrifos E 1,48 KPHĐ 0,18 0,01 QTTN/KT3 080:2014 Imidacloprid KPHĐ KPHĐ KPHĐ 0,01 QTTN/KT3 066:2013 Difenoconazole 0,73 1,97 0,12 0,01 QTTN/KT3 080:2014 Permethrin KPHĐ KPHĐ KPHĐ 0,05 QTTN/KT3 067:2013 Lambda cyhalothrin KPHĐ KPHĐ KPHĐ 0,05 QTTN/KT3 067:2013 Bảng 3.22: Kết quả phân tích dư lượng một sốhóa chất bảo vệ thực vật trong đất
Thông số Đơi vị QCVN 15:2008
Rau thơm
Rau xà
lách Rau cải
Cypermethrin mg/kg - KPHĐ KPHĐ KPHĐ
Chlorpyrifos mg/kg 0,05 KPHĐ KPHĐ 0,18
Imidacloprid mg/kg - KPHĐ KPHĐ KPHĐ
Difenoconazole mg/kg - KPHĐ KPHĐ KPHĐ
Permethrin mg/kg - KPHĐ KPHĐ KPHĐ
Lambda cyhalothrin mg/kg - KPHĐ KPHĐ KPHĐ
Ghi ch : KPHĐ – Không phát hiện được Đơn vị: mg/kg
Từ kết quả trên các mẫu đã phát hiện dư lượng hóa chất Cypermethrin trong rau thơm là 0,64 mg/kg; rau xà lách là 0,15 mg/kg; rau cải là 0,38 mg/kg;
Chlorpyrifos trong rau thơm là 1,48 mg/kg; rau cải là 0,18 mg/kg; còn rau xà lách là không phát hiện được; Difenoconazole trong rau thơm là 0,73 mg/kg; rau xà lách là 1,97 mg/kg; rau cải là 0,12 mg/kg. Còn các hóa chất Imidacloprid;
Permethrin; Lambda cyhalothrin là không phát hiện được dư lượng hóa chất BVTV trong tất cả các mẫu rau đã phân tích. Vì quá trình pha thuốc và sử dụng các hóa chất BVTV này của người nhân đã hợp lý, đúng theo quy trình sản xuất rau an toàn, đảm bảo chất lượng rau. Đồng thời trong tất cả mẫu đất chỉ có một mẫu rau cải đã phát hiện được dư lượng hóa chất Chlorpyrifos là 0,18 mg/kg. Còn lại các mẫu rau xà lách và rau thơm không phát hiện được dư lượng.
Nhình chung, hầu hết các chất phát hiện trong các thông số được sử dụng để phân tích dư lượng thuốc BVTV trong mẫu rau và đất đều vượt qua quy chẩn tối đa cho phép. Điều này cho thấy, rau tại khu vực sản xuất ở huyện Hatsayfong, thủ đô Viêng Chăn, Lào là đang đáng báo động, nguy cơ ngộ độc thực phẩm, mất an toàn sức khỏe là rất cao. Nếu ăn phải các loại rau nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu cao trong thời gian dài thì có nguy cơ bệnh ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác.
Chính vì vậy việc tìm hiểu cách loại bỏ thuốc BVTV trong sản xuất rau là điều rất cần thiết để tránh những rủi ro mất an toàn thực phẩm và những rủi ro sức khỏe.
Do vật, hết sức cần thiết có những biệt pháp quản lý sử dụng hóa chất BVTV, đồng thời có những chính sách và phương pháp thích hợp để ngừi dân sử dụng hóa chất BVTV hợp lý, dúng theo quy trình sản xuất rau an toàn, đảm bảo chất lượng rau cũng như sức kheo người tiêu dùng.