Các nhân tố ảnh hưởng khác

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HỒ CHÍ MINH (Trang 28 - 32)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của công ty ngành bất động sản

1.2.9. Các nhân tố ảnh hưởng khác

Với nền kinh tế thị trường cạnh tranh hiện nay thì cấu trúc vốn của doanh nghiệp xây dựng phải gắn liền với dự báo triển vọng của nền kinh tế trong thời gian tới. Do đó doanh nghiệp hoạch định một cấu trúc vốn trong hiện tại và mang tính ổn định trong một giai đoạn. Hơn nữa Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, nên phát sinh nhu cầu cao vềbất động sản công nghiệp, nhiều tập đoàn lớn nước ngoài đang chọn Việt Nam là quốc gia để đặt nhà máy sản xuất và đầu tư dài hạn, trở thành tiền đề và điều kiện để hình thành cầu BĐS công nghiệp.

Lãi cơ bản trên mỗi cổphiếu =

Lợi nhuận sau thuế(MS60) - Cổtứcưuđãi Số lượng cổphiếu đang phát hành

Trường Đại học Kinh tế Huế

b. Cấu trúc tài sản

Cấu trúc tài sản được chia thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Trong thị trường kinh tếcạnh tranh hiện nay thì cấu trúc tài sản của doanh nghiệp sẽ có tác động rất lớn đến cấu trúc vốn. Về mặt lí thuyết, khi tỉ lệtài sản cố định chiếm tỉ trọng lớn, doanh nghiệp có có hội thếchấp các tài sản này để tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài.

Còn khi tỉ lệ tài sản ngắn hạn lớn thì khả năng thanh khoản càng cao, dễdàng chuyển đổi thành tiền giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng thanh toán đối với những khoản nợ ngắn hạn tạođiều kiện đểluân chuyển vốn một cách thuận tiện.

c. Rủi ro kinh doanh

Khi rủi ro kinh doanh càng lớn, niềm tin của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp không cao, vì vậy khả năng tiếp cận các nguồn vốn từbên ngoài thấp.

 Rủi ro chiến lược: Mỗi doanh nghiệp thành công cần phải có một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo. Nhưng thực tế xảy ra là mọi kế hoạch có thể trở nên lạc hậu. Ở đây có thể là do sự rủi ro về công nghệ, do đối thủ cạnh tranh mới đầy tiềm năng bước vào thị trường, do nhu cầu của khách hàng thay đổi, do chi phí nguyên vật liệu thay đổi đột biến hoặc do bất kì thayđổi mang tính quy mô nào khác.

 Rủi ro tuân thủ: Luật pháp (thông tư, nghị định, chính sách ban hành…) thay đổi liên tục và doanh nghiệp luôn phải đối mặt với các luật bổ sung trong tương lai. Khi mở rộng doanh nghiệp, cần tuân theo những quy định mới mà chưa từng áp dụng trước đó. Trong những trường hợp cực đoan, rủi ro tuân thủ có thế ảnh hưởng đến tương lai doanh nghiệp của bạn và biến thành rủi ro chiến lược.

 Rủi ro hoạt động: Thường thì chúng ta chỉ tìm hiểu về những rủi ro do nguyên nhân khách quan nhưng chính nội bộ công ty cũng là một nhân tố rủi ro. Rủi ro hoạt động là lỗi không mong muốn trong hoạt động thường ngày của công ty. Đó có thể là do lỗi kỹ thuật như mất điện hay do nhân công hoặc quy trình sản xuất hay có thể là sai sót trong một quy trình môi giới đất, hay đơn giản là viết sai số ở một tờ sec…

 Rủi ro tài chính: Hầu hết các loại rủi ro đều ảnh hướng về tài chính, chi

Trường Đại học Kinh tế Huế

tiền tệ lưu thông trong doanh nghiệp và khả năng tổn thất tài chính đột ngột. Các khoản nợ cũng làm tăng nguy cơ rủi ro tài chính đặc biệt nếu đó là những khoản nợ ngắn hạn. Nếu lãi suất tăng đột ngột, thay vì phải trả 8% thì bây giờ phải trả tới 15%.

Đó là khoản chi phí phát sinh lớn đối với doanh nghiệpvà đó được coi là một rủi ro tài chính.

 Rủi ro về uy tín: Có rất nhiều loại hình kinh doanh khác nhau nhưng tất cả đều có một điểm chung: dù kinh doanh ở bất kì lĩnh vực nào thì uy tín của doanh nghiệp là thứquan trọng bậc nhất. Một khi uy tín bị tổn hại, doanh thu sẽ bị giảm đi, khách hàng cũng sẽcó cái nhìn cẩn trọng hơn khi làm việc lần sau, có khả năng sẽmất đi nhân viên, các nhà cung cấp sẽgiảm bớt ưu đãi, nhà tài trợ hay đối tác có thểquyết định không hợp tác, ngân hàng sẽ có chính sách thắt chặt hơn trong quá trình cho vay vốn.

d. Cơ hội tăng trưởng

Khi doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng, niềm tin của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp sẽ cao, vì vậy khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài càng lớn, trong khi doanh nghiệp cần nguồn tài trợcho tài sản của mình.

e. Thuếthu nhập công ty

Do lãi vay là yếu tố chi phí trước thuếnên sửdụng nợ giúp công ty sẽtiết kiệm thuế. Tuy nhiên nó lại không có ý nghĩa nữa đối với những công ty được ưu đãi hay vì một lí do gìđó mà thuếsuất thuếthu nhậpởmức thấp hoặc bằng 0.

f. Sựchủ động vềtài chính

Nếu sửdụng nợ sẽgiảm đi sự chủ động về tài chính đồng thời làm xấu đi tình hình của bảng cân đối kế toán khiến cho những nhà cung cấp vốn ngần ngại cho vay hay đầu tư vốn vào công ty.

g. Các yếu tốvĩ mô khác

Các yếu tố vĩ mô khác như lạm phát, thất nghiệp, cung tiền, ngân sách nhà nước, thiên tai…

Trường Đại học Kinh tế Huế

 Cácđềtàiđã nghiên cứu trướcđó:

(1) Nguyễn Thị Thanh Nga, Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết tại sởgiao dịch chứng khoán HồChí Minh.

(2) Lê Thị Kim Thư, Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty ngành bất động sản niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh.

(3) Nguyễn Thị Mai Hương, Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

(4) Nguyễn Thái Hà, Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp nghiên cứu tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán HồChí Minh (5) Lê Thị Thục Oanh, Phân tích cấu trúc vốn công ty nhóm ngành xây dựng niêm

yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bảng 1.1 Các nhân tốmà một số đề tài trước đã nghiên cứu

Nhân tố (1).2010 (2).2012 (3).2013 (4).2014 (5).2015

Quy mô doanh nghiệp X X X X X

Thời gian hoạt động X

Quyếtđịnh của nhà quản trị

Tính thanh khoản X X X

Hiệu quảHĐKD và quản lí tài sản TAT

Hệsốtài trợ X X

Hệsốsinh lời của tài sản ROA X X

Hệsốsinh lời trên vốn chủsởhữu ROE X X Chỉsốthị trường EPS

Trường Đại học Kinh tế Huế

Từbảng trên ta có thểthấyở một số đềtài trước nhân tốquy mô doanh nghiệp luôn được lựa chọn để nghiên cứu độ tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, trong khi đó nhân tốhiệu quảhoạt động kinh doanh và quản lí tài sản TAT và chỉ số thị trường EPS chưa được lựa chọn.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HỒ CHÍ MINH (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)