Tác động của các yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô lên cấu trúc vốn của các Công

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HỒ CHÍ MINH (Trang 48 - 53)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC VỐN VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TẠI SỞ GDCK TP.HỒ CHÍ MINH

2.3. Tác động của các yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô lên cấu trúc vốn của các Công

2.3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Thực tếtại Việt Nam trong những năm 2011 –2017 tình hình tăng trưởng GDP được thểhiện qua bảng sau:

(Nguồn: vietnamnet.vn) Biểu đồ2.1 Tình hình tăng trưởng GDP giai đoạn 2011- 2017

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhìn vào biểu đồta có thểthấy được năm 2017 có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất 6,81%. Đây là một dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế, là cơ hội cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành Bất động sản nói riêng phát triển mở rộng quy mô doanh nghiệp. Bên cạnh đó, năm 2017 là sự “nổi dậy” của nhiều nhà đầu tư lớn vào ngành Bất động sản, nên có thể nhận định tốc độ tăng trưởng của GDP ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, đến quyết định của nhà đầu tư.

Tổng cục Thống kê (Bộ Kếhoạch và Đầu tư) vừa công bốbáo cáo kinh tế - xã hội năm 2017. Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2017 ước tính tăng 6,81% so với năm 2016, trong đó quý 1 tăng 5,15%; quý 2 tăng 6,28%; quý 3 tăng 7,46%; quý 4 tăng 7,65%[27]

Tổng cục Thống kê cho rằng, đây là dấu hiệu của một nền kinh tế tăng trưởng tích cực với xu hướng chuyển đổi cơ cấu sản phẩm trong nội bộ ngành theo hướng đầu tư vào những sản phẩm có giá trị kinh tế cao đã mang lại hiệu quả. Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, nên phát sinh nhu cầu cao về bất động sản (BĐS) công nghiệp. Nhiều tập đoàn lớn nước ngoài đang chọn Việt Nam là quốc gia để đặt nhà máy sản xuất và đầu tư dài hạn, trở thành tiền đề và điều kiện để hình thành cầu BĐS công nghiệp.[27]

2.3.2. Sựphát triển của thị trường chứng khoán

(Nguồn: vietnamnet.vn) Biểuđồ 2.2 Sự tăng trưởng của Thị trường chứng khoán Việt Nam 2017

Trường Đại học Kinh tế Huế

Năm 2017 thực sự là một năm đáng nhớ và rất nhiều cảm xúc của TTCK khi hàng loạt con số liên tục “lập đỉnh”.Vào thời điểm cuối năm 2016, đầu năm 2017, nhiều chuyên gia đều nhận định rằng, chỉ số VN-Index sẽ dao động xung quanh mốc 800 điểm, thậm chí những nhận định khảquan nhất cũng chỉ dự báo đạt tới 850 điểm.

Nhưng diễn biến thực tế của chỉ số VN-Index trong năm 2017 quả thực là tích cực vượt ngoài dự báo. Theo số liệu từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến ngày 19/12/2017, chỉsốVN-Index đạt 951,42 điểm, tăng 43% so với cuối năm 2016. Chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 111,61 điểm, tăng 41,5% so với cuối năm 2016. Trước đó, có những thời điểm VN-Index đã vượt mốc 970 điểm - một con sốkỷlục trong gần 10 năm qua và có lẽ người lạc quan nhất cũng chưa từng nghĩ tới vào thời điểm đầu năm.[22]

Năm 2017, làn sóng lên sàn của các “đại gia” và các ngân hàng đã giúp thị trường tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô. Dự báo cho thấy “sức khỏe” của doanh nghiệp thông qua con số lợi nhuận sẽ tăng trưởng ở mức khá so với năm 2016. Cùng với đó, tất cảcác nhóm ngành nghềnói chung và ngành Bấtđộng sản nói riêngđều ghi nhận sự tăng trưởng trong đó, dấu ấn lớn nhất là cổ phiếu đầu ngành. Trong đó, mức tăng nổi bật và đáng chú ý nhất thuộc vềnhóm ngành ngân hàng, bất động sản và thực phẩm tiêu dùng. Hầu hết các nhóm ngành đều ghi nhận 1-2 cổ phiếu đầu ngành vượt trội so với mức tăng chung của thị trường, thậm chí rất nhiều cổ phiếu có mức tăng trưởng vềgiá tính bằng “lần”.

2.3.3. Chính sách tiền tệ

Năm 2017 là năm thành công trong điều hành chính sách tiền tệcủa ngân hàng nhà nước, thể hiện ở hai điểm chính, đó là hài hòa với các mục tiêu vĩ mô và sự ổn định, an toàn trong hệ thống ngân hàng được cải thiện. Điều đó được thể hiện ở biểu đồ dưới đây, ta có thểthấy vào năm 2017 cân đối ngân sách ở ngân hàng nhà nướcổn định, có sự phù hợp giữa thu và chi. Nếu 2016 chênh lệch thu chi đến (258,7 nghìn tỷ đồng) thì năm 2017 chênh lệch thu chi chỉ còn (115,5 nghìn tỷ đồng). Sự yên tâm,ổn định vềchính sách tiền tệcủa nhà nước là động lực cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành Bất động sản nói riêng có cơ hội được phát triển mô hình kinh

Trường Đại học Kinh tế Huế

doanh và tạo được sựtin cậy, ổn định đối với nhà đầu tư. Hơn nữa mô hình ngân sách nhà nước giai đợn 2012- 2017 có thểcho tra niềm tin vềsự ổn định trong tương lai của nền kinh tếmở.

(Nguồn: vietnamnet.vn) Biểuđồ2.3Ngân sách nhà nước giai đoạn 2012- 2017

Ông Eric Sigwick– Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cho rằng: “Tôi nghĩ năm 2017 là năm thành công chung của Chính phủViệt Nam và NHNN. Tốc độ tăng trưởng GDP đang hướng tới mục tiêu 6,7% cho cả năm- mục tiêu mà nhiều năm trước không thể đạt được. Lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, dưới 4%. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 18% có thể đạt được. Thị trường ngoại hối và tỷgiá ổn định. Đặc biệt, NHNN đã rất thành công trong việc tăng dự trữ ngoại hối lên mức kỷlục, trên 46 tỷ USD. Đây sẽlà dựtrữan toàn cho Việt Nam trong tương lai”.[22]

2.3.4. Tình hình lạm phát

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết, năm 2017 được coi là thành công trong việc kiểm soát lạm phát bởi tỷ lệ lạm phát thấp chỉ tăng 3,53%. Trong khi đó thì GDP Việt Nam năm nay ước tính tăng 6,81%, là mức cao

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhất trong 6 năm qua, cả hai chỉ tiêu này điều vượt mục tiêu và mọi dự báo. Đây là một trong những chỉsố ấn tượng vềkết quảtình hình kinh tếxã hội năm 2017 do Tổng cục Thống kê thông báo.

Biểuđồ2.4 Diễn biến chỉsố CPI các năm 2015 –2017

Vềthực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2017, theo sốliệu của Tổng cục Thống kê, CPI bình quân năm 2017 tăng 3,53% so với bình quân năm 2016,CPI bình quân tháng 12-2017 chỉ tăng 2,6% so với tháng 12-2016. Lạm phát cơ bản tháng 12 chỉ tăng 1,29% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát bình quân năm 2017 tăng 1,41%

so với bình quân 2016. Lạm phát tổng thể đạt khoảng 3% so với năm 2016. Đây là năm thứ 4 liên tiếp lạm phát duy trì ở mức thấp dưới 5% và cho thấy nền tảng củaổn định vĩ mô đang được thiếp lập rõ nét. Đây là dấu hiệu tốt cho các ngành kinh tế nói chung và ngành Bất động sản nói riêng. [22]

2.3.5. Một sốtình hình kinh tếvĩ mô khác

Từ việc tìm hiểu một số yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp nói chung và ngành Bất động sản nói riêng, thì ta có thể thấy rằng các yếu tố này có sự ảnh hưởng xuyên suốt trong tiến trình phát triển của doanh nghiệp. Tuy đây là những nhân tốkhông thể đo lường trong phạm vi khóa luận

Trường Đại học Kinh tế Huế

cho phép nhưng cũng có thể giúp ta nhận định được sự ảnh hưởng không hềnhỏ của nó, nhất là trong thời đại kinh tếnhiều biến động trong và ngoài nước như hiện nay.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HỒ CHÍ MINH (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)