PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC VỐN VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TẠI SỞ GDCK TP.HỒ CHÍ MINH
2.7. Kết quả nghiên cứu và phân tích kết quả nghiên cứu
2.7.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu vốn các công ty Cổ Cổ phần ngành Bất động sản niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh
a. Doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì càngảnh hưởng và tácđộng đến cấu trúc vốn nhiều hơn các doanh nghiệp nhỏ
Quy mô doanh nghiệp được tính toán qua việc lấy Log cơ số 10 của Tổng tài sản có ảnh hưởng lớn nhất đến cấu trúc vốn trong mô hình với độ tin cậy 95%. Khi quy về cùng một đơn vị, ảnh hưởng của yếu tố quy mô doanh nghiệp cũng cao nhất thông qua chỉ số Beta bằng 0,341, chỉ số này có ý nghĩa nếu tổng tài sản của doanh nghiệp tăng lên 1 đơn vị thì hệsố nợ tăng 0,341lần. Từ con số đó giúp ta có thể thấy được sự tăng lên của mô doanh nghiệp trongđó quy mô và tài sản chiếm vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến chính sách vay nợ của doanh nghiệp,đó là chính sự đảm bảo vềviệc trảnợ được tài trợbảng tài sản của doanh nghiệp.
Đểthấy rõ hơn về mứcđộ ảnh hưởng của quy mô tài sản doanh nghiệp đến hệ sốnợta có bảng phân tổtài sản theo hệsốnợ dưới đây:
Quy mô doanh nghiệp
Thời gian hoạt động
Tính thanh khoản
Hiệu quảhoạt động kinh doanh (ROE)
Nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty Cổphần ngành Bất động sản niêm yết tại
sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh
0.341
0.258
-0.251
0.265
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 2.20 Phân tổhệsốnợ * Phân tổtài sản Crosstabulation
Phân tổtài sản Total
<1000 1000 - 3000 >=3000
Phân tổ hệsốnợ
<0,4
Count 6 6 2 14
% within Phân tổtài sản 54,5% 46,2% 10,0% 31,8%
0,4-0,6
Count 2 4 7 13
% within Phân tổtài sản 18,2% 30,8% 35,0% 29,5%
>0,6
Count 3 3 11 17
% within Phân tổtài sản 27,3% 23,1% 55,0% 38,6%
Total
Count 11 13 20 44
% within Phân tổtài sản 100,0% 100,0% 100,0% 100,0%
(Nguồn: Phân tích dữliệu- Phụlục 3) Nhìn vào bảng 2.20 ta có thểthấy
- Với hệsố nợ <0,4: Thì những doanh nghiệp có quy mô tài sản càng nhỏ thì hệ sốnợcàng thấp, bảng trên cho thấy 6 doanh nghiệp BĐScó quy mô tài sản nhỏ hơn 1000tr thì chiếm đến 54,5% trong mức hệsố nợ và có 2 DN BĐS quy mô tài sản >=3000tr thì chỉchiếm10,0%trong mức hệsốnợ
- Với hệ số nợ >0,6: Thì những doanh nghiệp có quy mô tài sản càng lớn thì hệ sốnợ càng cao, bảng trên cho thấy có 11 doanh nghiệp BĐS có quy mô tài sản lớn >=3000tr thì chiếmđến 55,5% trong mức hệsốnợ.
Kết quả trên cũng là điều dễ hiểu bởi những doanh nghiệp có quy mô tài sản nhỏ thì không có được sự đảm bảo đáng tin cậy từ ngân hàng, tổ chức tín dụng, các nhàđầu tư...Còn các doanh nghiệp có tài sản lớn, thì sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp dễ dàng trong quá trình luân chuyển vốn,đảm bảo cho việc nợvay.Đối với doanh nghiệp ngành Bất động sản là một loại hình kinh doanh thường xuyên có nhu cầu trợ vốn từ
Trường Đại học Kinh tế Huế
bên ngoài dù là từnhàđầu tưhay vay vốn ngân hàng, thì sự đảm bảo bằng tổng tài sản luôn là tiêu chíđầu tiên cho việc trợvốn dễdàng và nhanh chóng nhất có thể.
Một doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ là lợi thế trong thị trường cạnh tranh hiện nay. Những doanh nghiệp có quy mô lớn là kết quả của quá trình phát triển lâu dài, tiềm lực tài chính vững mạnh và tạo được uy tín trên thị trường cạnh tranh hiện nay.
Bên cạnh đó doanh nghiệp càng có quy mô lớn thì có điều kiện tiếp cận thị trường tài chính và các tổchức tài chính tín dụng hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Quy mô doanh nghiệp càng lớn muốn đáp ứng được việc mởrộng trang thiết bị, máy móc, đảm bảo nguồn lực đầu vào…thì doanh nghiệp phải sửdụng các nhiều nguồn vốn vay, theo đặc điểm kinh doanh của ngành Bất động sản thì vốn vay dài được sựquan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Mặt khác, các công ty mới ra đời sau chịu áp lực cạnh tranh nhiều hơn từ các đối thủ trên thị trường cũng như uy tín, do đó sẽ hạn chế hơn trong việc tiếp cận với các tổchức tín dụng.Như vậy, quy mô doanh nghiệp càng lớn thì ảnh hưởng càng nhiềuđến cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
Kết luận này cũng phù hợp với kết quảnghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Nga (2010), Lê Thị Kim Thư (2012), Nguyễn Thị Mai Hương (2013), Nguyễn Thái Hà (2014), Lê Thị Thục Oanh (2015).
b. Doanh nghiệp có số năm hoạt động càng lớn thì khả năng ảnh hưởng đến cấu trúc vốn càng lớn so với các doanh nghiệp có số năm hoạt động ít năm
Thời gian hoạt động của doanh nghiệp chính là thời gian mà doanh nghiệp hình thành và phát triển kể từ ngày đăng kí thành lập doanh nghiệp. Khi quy về cùng một đơn vị, ảnh hưởng của yếu tố quy mô doanh nghiệp cũng khá cao thông qua chỉ số Beta bằng 0,258 đứng sau nhân tố hệsốsinh lời trên vốn chủ sở hữu, chỉ sốnày có ý nghĩa nếu doanh nghiệp tăng thêm 1 năm hoạt động thì hệ số nợ tăng 0,258 lần. Theo kết quả kiểm định mô hình, giả thiết cũng được chấp nhận với mức ý nghĩa 5%. Để thấy rõ hơn vềmứcđộ ảnh hưởng của sốnăm hoạt động doanh nghiệpđến hệsốnợta có bảng phân tổsốnăm theo hệsốnợ dướiđây:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 2.21 Phân tổhệsốnợ* Phân tổsố năm Crosstabulation
Phân tổsố năm Total
<13 13-15 >=16
Phân tổhệ sốnợ
<0,4
Count 8 4 2 14
% within Phân tổsố năm 53,3% 28,6% 13,3% 31,8%
0,4-0,6
Count 3 4 6 13
% within Phân tổsố năm 20,0% 28,6% 40,0% 29,5%
>0,6
Count 4 6 7 17
% within Phân tổsố năm 26,7% 42,9% 46,7% 38,6%
Total
Count 15 14 15 44
% within Phân tổsố năm 100,0% 100,0% 100,0% 100,0%
(Nguồn: Phân tích dữliệu- Phụlục 3) Nhìn vào bảng 2.21 ta có thểthấy
Đối với những doanh nghiệp có sốnăm càng nhỏthì hệsốnợ thường thấp (với 8 doanh nghiệp BĐScó thời gian hoạtđộng nhỏhơn 8 năm thì chiếmđến 53,3% hệsố nợ ở mức <0,4), còn doanh nghiệp có thời gian hoặt động càng lớn thì hệ số nợ càng cao (với 7 doanh nghiệp BĐS có TGHĐ lớn hơn hoặc bằng 16 năm thì chiếm đến 47,7% hệsốnợ ởmức >0,6).
Điều này được giải thích bởi nếu một doanh nghiệp có tuổi đời càng cao thì thường hìnhảnh và thông tin vềdoanh nghiệp tạođược uy tín trên thị trường, chính vì điều này sẽtạo điều kiện thuận lợi đểdễdàng huy động được nguồn vốn . Từkết quả bảng thông sốmô tả2.4 ta có thểthấy thời gian hoạt động của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu 44 doanh nghiệp Bất động sản được phân bổdài từ 6 đến 27 năm và trung bình là hơn 14 năm, nhậnđịnhđược là trung bình thời gian hoạt động DN BĐS khá cao.Đây cũng chính là điểm mạnh của ngành này, có khảnăng thu hút được vốn đầu tư bên ngoài cũng như đảm bảo được sự thếchấp tin cậy đối với các tổ chức tín
Trường Đại học Kinh tế Huế
dụng cho vay. Như vậy, số năm hoạt động của doanh nghiệp càng lớn thìảnh hưởng càng nhiềuđến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Kết luận này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Hương (2013).
c. Doanh nghiệp Bất động sản có khả năng thanh toán ngắn hạn biến động ngược chiềuđến cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
Theo kết quả nghiên cứu, khả năng thanh toán ngắn hạn là nhân tố duy nhất biến động ngược chiều đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Giả thiết cũng được chấp nhận với mức ý nghĩa 5%, chỉ số Beta của yếu tốnày là -0,251, chỉ sốnày có ý nghĩa hệ số thanh toán ngắn hạn tăng lên 1 đơn vị thì hệ số nợ sẽ giảm 0,251 lần. Điều đó cho thấy các công ty có nhiều tài sản thanh khoản có thểsửdụng các tài sản này tài trợ cho các khoản đầu tư của mình thay vì đảm bảo tài sản dài hạn chiếm tỷ lệ quá nhỏ trong tổng tài sản.
Biếnđộngngược chiều này cũng làđiều dễhiểu bởi lẽcác doanh nghiệp ngành Bất động sản là loại hình kinh doanh cần nguồn vốn lớn và ổn định, nguồn vốn ngắn hạn sẽlàm cho doanh nghiệp phải chịu áp lực trảnợ. Khảnăng thanh khoản cao là dấu hiệu tốt của các doanh nghiệp ngành Bất động sản trong việcđảm bảo khảnăng trảnợ cho các nguồnhuy động vốn. Với chiếnlược kinh doanh nhằm tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa doanh nghiệp, thì doanh nghiệp Bất động sản đang tập trung vào các nguồn vốn dài hạn, giảm đi nguồn vốn ngắn hạn để gia tăng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.
Kết luận này cũng phù hợp với kết quảnghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Nga (2010), Nguyễn ThịMai Hương (2013), Lê Thị Thục Oanh (2015).
d. Doanh nghiệp có hệ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu càng cao thì càng ảnh hưởng nhiềuđến cấu trúc vốn.
Khả năng sinh lời được tính toán qua hệsố ROE, ROE đến cấu trúc vốn trong mô hình với độ tin cậy 95%, giả thiết được chấp nhận. Khi quy về cùng một đơn vị, ảnh hưởng của yếu tố quy mô doanh nghiệp cũng cao thứ nhì thông qua chỉ số Beta bằng 0,265, chỉsốnày có ý nghĩa khi hệsốsinh lời vốn chủsở hữu ROE tăng 1đơn vị
Trường Đại học Kinh tế Huế
thì hệ số nợ tương ứng tăng lên 0.265 lần. Để thấy rõ hơn về mức độ ảnh hưởng của ROE đến hệsốnợta có bảng phân tổROE theo hệsốnợ dướiđây:
Bảng 2.22 Phân tổhệsốnợ* Phân tổROE Crosstabulation
Phân tổROE Total
<0,05 0,05-0,15 >0,15
Phân tổhệ sốnợ
<0,4
Count 6 6 2 14
% within Phân tổROE 46,1% 35,3% 14,3% 31,8%
0,4-0,6
Count 2 4 7 13
% within Phân tổROE 15,4% 23,5% 50,0% 29,5%
>0,6
Count 5 7 5 17
% within Phân tổROE 38,5% 41,2% 35,7% 38,6%
Total
Count 13 17 14 44
% within Phân tổROE 100,0% 100,0% 100,0% 100,0%
(Nguồn: Phân tích dữliệu- Phụlục 3) Nhìn vào bảng 2.22 ta có thểthấy
Đối với những doanh nghiệp có hệ số ROE càng nhỏthì hệsố nợ thường thấp (với 6 doanh nghiệp BĐScó ROE nhỏhơn 6 năm thì chiếmđến 46,1% hệsốnợ ở mức
<0,4), còn doanh nghiệp có ROE càng lớn thì hệ sốnợ càng cao (với 5 doanh nghiệp BĐS có ROE lớn thì chiếmđến 47,7% hệsốnợ ở mức >0,6).
Từkết quảcủa bảng thông kếmô tả2.4, ta có thểthấy tỷlệtrung bình của ROE tương đối thấp 0,093, bởi năm 2017 là năm lãi suất tương đối thấp vàổnđinh nên các nhà đầu tư vẫn ưu tiên bỏ tiền vào các tổ chức tín dụng thay vì đầu tư vốn vào các công ty bất động sản.. Tuy nhiên với hệ số Beta cao 0,265, ta có thể thấy đây là một dấu hiệu tốt của các doanh nghiệp Bất động sản chủ yếu tập trung vào các nguốn vốn vay dài hạnđể đảm bảo kinh doanh và chiếnlược phát triển lâu dài. Khi ROE càng cao chứng tỏkhảnăng sinh lời càng cao, doanh nghiệp càngưu tiên việcđi vay nhiều hơn.
Trường Đại học Kinh tế Huế
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Đề đã sử dụng kỹthuật thống kê mô tả, ma trận hệ số tương quan và mô hình ước lượng bình phương bé nhất OLS được xử lý bằng phần mềm SPSS để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần ngành Bất động sản niêm yết trên sở GDCK TP. Hồ Chí Minh. Phép thống kê mô tả cho thấy nhìn chung sự ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp niêm yết vẫn chưa cao. Qua việc phân tích ma trận hệsố tương quan và việc loại lần lượt các biến không đạt yêu cầu, mô hình cuối cùng cho ta thấy được rằng các yếu tố: quy mô vốn doanh nghiệp, thời gian hoạt động, tính thanh khoản, hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROE) và không có hiệntượng tựtương quan giữa các biếnđộc lập.
Điều này chứng tỏ, chính sách vay nợcủa các công ty cổphần ngành Bấtđộng sản phụ thuộc khá nhiều vào các nhân tố trên. Trong đó quy mô vốn doanh nghiệp, thời gian hoạt động, hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROE) có quan hệcùng chiều với hệ số nợ trong khi đó thì tính thanh khoản lại có quan hệ ngược chiều với hệ số nợ.
Các công ty ngành cổ phần Bất động sản thực hiện chính sách vay nợ khá cao và chi phí sửdụng vốn dựa vào vốn góp chủsởhữu cũng khá cáo, phản ánh một cấu trúc vốn đảm bảo tương đối tính tự chủ và hạn chế được tiềm ẩn rủi ro cao. . Tuy nhiên, việc vẫn còn hạn chế trong việchuy động vốn nguồn vốn vay dài hạn là một kênh mà các công ty cổphần ngành Bấtđộng sản cần khai thác.
Việc xác định được cơ cấu vốn tối ưu để công ty hướng tới mới chỉ là bước đầu tiên trong qúa trình xây dựng cơ cấu vốn. Quan trọng hơn là chúng ta làm thế nào để thực hiện cơ cấu vốn này trong thực tế. Việc này cần có thời gian nhất định, không phải ngay một ngày hai là có thểáp dụng được ngay. Cần có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, luôn luôn theo dõi sự biến động của thị trường và tình hình kinh doanh để điều chỉnh cơ cấu vốn cho phù hợp. Hơn nữa để có thể áp dụng thành công cần có sự thống nhất trong toàn bộ công ty, bên cạnh đó không thể không nhắc tới vai trò của nhà nước. Nếu công ty làm tốt được các công tác này việc xây dựng cơ cấu vốn tối ưu sẽ sớm trở thành hiện thực. Vậy giải pháp nào đặc ra cho doanh nghiệp Bất động sản
Trường Đại học Kinh tế Huế