Nghiên cứu về giâm cành chè

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến chọn lọc tại phú hộ phú thọ (Trang 32 - 35)

Phương pháp giâm cành là một tiến bộ trong sản xuất giống chè. Giâm cành được tiến hành nghiên cứu ở Trung Quốc từ năm 1900, ở Ấn Độ năm 1911, Gruzia năm 1928, Srilanka năm 1938 đến nay được phổ biến rộng rãi trên thế giới.

Ở Nhật Bản giống Yabukita trồng bằng cành giâm chiếm 55,4% diện tích, Bangladesh trồng chè giâm cành từ những năm 1970; Indonexia bắt đầu phổ biến từ năm 1988 (Trần Thị Lư và Nguyễn Văn Niệm, 1998)

Nghiên cứu môi trường cắm hom các nhà khoa học Liên Xô (cũ), Ấn Độ, Srilanca, Đông Phi đều cho rằng: cắm hom vào túi PE không ảnh hưởng tới sự ra rễ của hom chè. Việc giâm cành vào túi PE giá thành lại cao do tăng chi phí túi bầu và công đóng bầu, nên để giảm giá thành sản xuất cây con giống mà vẫn đảm bảo cây giống tốt các nhà khoa học Nhật Bản, Trung Quốc đã nghiên cứu giâm cành trực tiếp trên nền đất hoặc giá thể dinh dưỡng.

Để giâm hom chè đạt kết quả tốt cần thực hiện đầy đủ các yếu tố kỹ thuật.

Theo Hartmen và Kester (1988) cho biết, có 3 yếu tố chính ảnh hưởng tới kết quả giâm hom: giống, kỹ thuật xử lý hom và môi trường giâm.

Theo Anon (1986) nghiên cứu ở Kenya cho biết để có hom giống tốt cần phải chăm sóc vườn cây mẹ chu đáo như chế độ bón phân đặc biệt, đốn nhiều lần trong năm. Hom giống tốt có chiều dài 3 – 4 cm, nếu ngắn hơn 3 cm phải bỏ bớt 1 lá để đảm bảo độ dài của hom.

Theo nghiên cứu môi trường pH giâm hom giống chè Ấn Độ của Chakravartee et al. (1996), cho biết độ pH dưới 5 thì hom ra rễ tốt nhất, tác giả cũng kết luận túi bầu có kích thước đường kính 8 cm và chiều cao 28 cm, luống không rộng hơn 1,5 m cho kết quả tốt.

Nghiên cứu lựa chọn kích thước túi bầu, tác giả Denis Bonheure (1990) kết luận kích thước túi bầu có đường kính 8 – 10 cm và chiều cao túi 25 – 28 cm, túi dày 60 – 100 micron cho kết quả tốt, đặc biệt túi có đường kính 12 – 15 cm cho phép cây sinh trưởng tốt hơn nhưng chi phí đắt hơn. Với túi có đường kính 8 cm cho số lượng tương đương 100 bầu/m2 (khoảng 600.000 bầu/ha), mặt luống cao 10 – 20 cm, rãnh luống rộng 40 – 60 cm cho kết quả tốt nhất.

Tác giả Patarava (1987) nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến vườn chè giâm hom cho thấy: nhiệt độ dưới 50C hoặc trên 450C thì hom chè bị chết; nhiệt độ dưới 150C và trên 350C thì hom chè sinh trưởng chậm; nhiệt độ thích hợp cho hom chè sinh trưởng và phát triển tốt là từ 25 – 300C.

2.6.2. Nghiên cứu ở trong nước

Nghiên cứu về giâm cành đã được các tác giả Đỗ Ngọc Quỹ và Nguyễn Văn Niệm (1979) đưa ra qui trình kỹ thuật giâm cành chè và được Bộ nông nghiệp ban hành. Khi giống chè mới PH1 được chọn lọc dòng thì biện pháp giâm cành mới sử dụng phổ biến trong sản xuất.

Nguyễn Văn Niệm và cs. (1994) nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống chè 1A. Với nội dung là ảnh hưởng của thời vụ và phân bón tới giâm cành, kết quả cho thấy khi bón đầy đủ N + P+ K + hữu cơ thì cây con khoẻ, tỷ lệ xuất vườn cao. Với thời vụ giâm cành khi xuất vườn cây con 14 tháng tuổi giâm cành vụ thu tỷ lệ cây sống cao hơn vụ xuân.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng, tuổi hom và thời vụ đến sự phát triển của cành chè 1A giâm ở Phú Hộ, cho thấy rằng: hom xanh, giâm cành chè 1A vụ thu cho tỉ lệ xuất vườn cao nhất (Nguyễn Văn Niệm và cs., 1994).

Nghiên cứu tuổi hom, thời vụ giâm cành giống chè 1A, tác giả Đặng Văn Thư (2010) cho thấy hom xanh có tỷ lệ ra rễ tốt hơn hom bánh tẻ và hom 2 lá và thời vụ giâm hom vào vụ hè thu tỷ lệ ra rễ tốt hơn vụ xuân.

Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức nhân giống đến phân bố bộ rễ của cây chè của Nguyễn Đình Vinh (2002) cho kết quả là: trong những năm đầu, cây

chè trồng bằng hạt có bộ rễ sinh trưởng phát triển tốt hơn cây chè trồng bằng cành giâm. Ở các tuổi lớn bộ rễ của cây chè trồng bằng cành phát triển tốt hơn cây chè trồng bằng hạt.

Theo Đỗ Văn Ngọc và cs. (2005), nghiên cứu kỹ thuật giâm cành chè trên nền đất, ở mật độ 250 - 300hom/m2 cây sinh trưởng tốt tương đương với giâm trong bầu, ở tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng, giống chè Shan chất tiền và giống LDP1 đều tốt hơn cả. Biện pháp nhân giống chè theo phương pháp giâm trên nền đất (rễ trần) rất có hiệu quả, giảm được chi phí sản xuất cây giống, từ đó sẽ hạ giá thành cây giống khi xuất vườn.

Nguyễn Văn Tạo và cs (2004) đã xác định được thời vụ để hom thích hợp nhất vào lứa hái chính tháng 8 hàng năm, cắm hom vào tháng 11 – 12, tiêu chuẩn chất lượng hom chè giống quy định có thể sử dụng hom có thân mầu xanh đậm;

hom nửa xanh nửa nâu; hom có mầu nâu sáng để giâm vô tính. Đến hết năm 2004 diện tích hai giống chè lai LDP1 & LDP2 đã trồng được trên 14 ngàn ha, chiếm khoảng 12% diện tích chè cả nước.

Đỗ Văn Ngọc và cs. (2009) đã thực hiện thí nghiệm và kết luận: về thời vụ cắm hom ở miền bắc có 2 thời vụ cắm hom tốt đó là vụ thu cắm hom vào tháng 8 và vụ đông xuân cắm hom vào tháng 11-12, có thể dựa vào thời vụ cắm hom để xác định thời vụ nuôi hom thích hợp trên vườn giống. Tiêu chuẩn hom giống khác nhau trên từng giống: đối với giống Shan Chất Tiền hom loại 1 chiều dài hom 3,5- 4,5cm, đường kính hom 3 - 4mm, hom loại 2 chiều dài hom 3,5- 4,5cm, đường kính hom 2,5-3,0mm. Đối với giống chè chất lượng cao hom loại 1 chiều dài hom 3- 4cm, đường kính hom 2,5-3mm, hom loại 2 chiều dài hom 3- 4cm, đường kính hom 2-2,5mm.

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến chọn lọc tại phú hộ phú thọ (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)