Nghiên cứu về chất lượng của các dòng chè đột biến chọn lọc

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến chọn lọc tại phú hộ phú thọ (Trang 64 - 76)

Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh hại và chất lượng của các dòng chè đột biến chọn lọc

4.3.2. Nghiên cứu về chất lượng của các dòng chè đột biến chọn lọc

Trong nghiên cứu sinh trưởng chè có thuật ngữ búp tôm và búp mù xòe.

Búp tôm là búp chè có phần trên đỉnh sinh trưởng của búp kéo dài, có thể quan sát rất rõ. Búp tôm có biểu hiện sức sinh trưởng mạnh mẽ và búp chè có tôm thường có biểu hiện non hơn, nội chất tốt hơn búp mù xòe. Búp mù xòe là búp có phần đỉnh búp ngắn (hoặc là búp không có tôm) và có hiểu hiện sức sinh trưởng yếu, các bộ phận của búp già, chất lượng kém hơn búp tôm. Nguyên nhân hình thành búp mù xòe theo Baxtacze (1949) thì do sau một thời gian sinh trưởng búp chè bước vào ngừng nghỉ ngắn, giữa hai đợt sinh trưởng mạnh có xen kẽ thời gian ngừng nghỉ tạo ra búp mù, cũng có thể do yếu tố bất thuận của thời tiết, do yếu tố không đáp ứng về dinh dưỡng... Trong chế biến chè nhìn chung nguyên liệu chè có nhiều búp mù thường coi là nguyên liệu có chất lượng thấp, tạo ra chất lượng sản phẩm kém.

Theo dõi tỷ lệ mù xòe của các dòng chè nghiên cứu tại 3 vụ xuân, hè, thu cho kết quả như sau:

Bảng 4.14. Tỷ lệ mù xòe của các dòng chè nghiên cứu (%) Thời vụ

Tên dòng Vụ xuân Vụ hè Vụ thu TB cả năm

ĐB K1 68,85 6,40 14,20 29,82

ĐB K2 65,15 8,35 13,65 29,05

ĐB K5 54,68 6,80 12,65 24,71

ĐB K6 75,21 8,12 14,20 32,51

ĐB K11 55,78 6,25 11,56 24,53

ĐB K12 44,65 7,15 16,35 22,05

ĐB K23 56,45 7,42 20,48 28,12

ĐB K25 60,24 6,78 18,56 28,53

KT (đ/c) 68,34 6,12 15,62 30,03

Kết quả theo dõi cho thấy: Các dòng, giống chè khác nhau thì có tỷ lệ búp mù xòe khác nhau và trên tất cả các dòng nghiên cứu tỷ lệ búp mù xòe tại vụ xuân rất cao, tiếp đến vụ thu và thấp nhất ở vụ hè. Có hiện tượng đó là do vụ xuân cây chè mới đốn, tầng tán mỏng, các lá mới chưa được hình thành nên khả năng quang hợp kém thêm vào đó thời tiết vụ xuân có nhiệt độ thấp, lượng ánh sáng ít do đó ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và quang hợp của cây làm búp sinh trưởng kém, tỷ lệ mù xòe cao và búp sớm bị mù xòe. Vụ thu có nhiệt độ cao hơn, ánh sáng mạnh hơn vụ xuân nhưng thấp hơn vụ hè vì vậy vụ này tỷ lệ mù xòe cao hơn vụ xuân và thấp hơn vụ hè. Vào vụ hè, cây chè đã phục hồi sau đốn và các điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn vì vậy tỷ lệ búp mù xòe là thấp nhất.

Trong cả 3 vụ thì dòng chè ĐB K12 có tỷ lệ búp mù xòe thấp nhất, vào vụ hè chỉ có 7,15%, trung bình cả năm đạt 22,05%, tiếp đó là dòng ĐB K11 đạt trung bình 24,53%, cao nhất là dòng ĐB K6 có tỷ lệ mù xòe đạt 32,51%. Đặc biệt tại vụ xuân, dòng ĐB K6 có tỷ lệ búp mù xòe rất cao, lên đến 75,21%. Dòng ĐB K6 cũng là dòng chè duy nhất có tỷ lệ mù xòe cao hơn đối chứng Kim Tuyên (trung bình 30,03 %), còn lại các dòng khác đều thấp hơn hoặc tương đương. Có thể giải thích rằng, dòng ĐB K6 là dòng sinh trưởng mạnh, do sinh trưởng mạnh vào một thời gian, mà giữa hai thời gian sinh trưởng mạnh cần có giai đoạn ngừng nghỉ ngắn và chính khi ngừng nghỉ ngắn đã tạo nhiều búp mù xòe.

Kết quả đánh giá tỷ lệ búp mù xòe cho thấy, dòng ĐB K12, ĐB K11 và ĐB K5 có chất lượng nguyên liệu tốt hơn giống Kim Tuyên; các dòng ĐB K1, ĐB K2,

ĐB K23 và ĐB K25 thì tương đương đối chứng; còn dòng ĐB K6 thì chắc chắn có chất lượng nguyên liệu kém hơn, búp già hơn. Vì vậy, đối với dòng chè ĐB K6, để tăng chất lượng nguyên liệu búp có thể tiến hành thu hái sớm hơn các dòng khác.

Thực vật nói chung thường có diễn biến sinh trưởng về giải phẫu tế bào giống nhau, đó là khi còn non và khi có hàm lượng nước trong tế bào nhiềuthì hóa gỗ ít (chất xơ ít), các chất kiến tạo và dinh dưỡng nhiều.

Thành phần cơ giới búp là khái niệm được đề cập nhiều trong nghiên cứu thành phần nguyên liệu chè, đó là tỷ lệ phần trăm khối lượng của từng bộ phận (tôm, lá 1, lá 2, lá 3, cuộng) so với khối lượng của cả búp chè.

Nghiên cứu thành phần cơ giới búp chè tôm 3 lá của các dòng chè đột biến chọn lọc cho kết quả như sau:

Bảng 4.15. Thành phần cơ giới búp chè tôm 3 lá của các dòng chè nghiên cứu

TP

CT Lá 3 (%) Lá 2(%) Lá 1(%) Tôm (%) Cuộng(%)

ĐB K1 33,21 19,72 8,31 7,20 31,56

ĐB K2 32,15 19,35 9,23 7,21 32,06

ĐB K5 32,54 18,27 8,78 7,95 32,46

ĐB K6 33,4 17,67 8,25 8,25 32,43

ĐB K11 31,95 17,25 9,87 9,15 31,78

ĐB K12 31,34 17,56 9,74 8,95 32,41

ĐB K23 32,87 19,16 8,75 8,19 31,03

ĐB K25 33,2 17,56 8,67 9,12 31,45

KT (đ/c) 32,17 19,42 8,96 8,21 31,24

Trong nghiên cứu thành phần nguyên liệu chè thì thành phần cơ giới búp là chỉ tiêu quan trọng phản ánh mức độ non già của búp chè, phản ánh tỷ lệ thủy phần trong nguyên liệu và dự báo lựa chọn áp dụng công nghệ thích hợp trong chế biến về mặt hàng chè thành phẩm. Chẳng hạn búp chè có tỷ lệ tôm cao có thể dùng chế biến chè dạng Kim Ngân, búp có tỷ lệ tôm và lá 1 cao có thể chế biến chè xanh chất lượng cao, búp có tỷ lệ lá 2, lá 3 cao có thể dùng chế biến chè đen, chè vàng, chè phổ nhĩ,... Tùy vào mục đích chế biến loại chè gì mà người ta hái chè nguyên liệu non hay già.

Kết quả ở bảng 4.15 cho thấy: Tỷ lệ tôm dao động từ 7,20 – 9,15 %. Dòng ĐB K11 có tỷ lệ tôm cao nhất đạt 9,5%, tiếp đó là dòng ĐB K25 đạt 9,12%, dòng ĐB K12 đạt 8,95% đây là hai dòng có tỷ lệ tôm đạt cao hơn giống đối chứng.

Các dòng chè ĐB K6, ĐB K23 có tỷ lệ tôm tương đương đối chứng, các dòng chè còn lại có tỷ lệ tôm thấp hơn đối chứng trong đó thấp nhất là dòng ĐB K1 chỉ đạt 7,20%.

Tỷ lệ lá 1 cao nhất trên dòng ĐB K11 đạt 9,87%, tiếp theo là dòng ĐB K12 đạt 9,74%, ĐB K2 là 9,23%.Đây là 3 dòng chè có tỷ lệ lá 1 cao hơn đối chứng kim Tuyên, thấp nhất là dòng chè ĐB K1 tỷ lệ lá 1 chỉ đạt 8,31%.

Về tỷ lệ lá 2 của các dòng cho thấy: Dòng ĐB K11 có tỷ lệ lá 2 thấp nhất (17,25%) và lớn nhất là dòng ĐB K1 (19,72%). Hầu hết các dòng đều có tỷ lệ lá 2 thấp hơn đối chứng Kim Tuyên, riêng dòng ĐB K1 cao hơn đối chứng.

Về tỷ lệ lá 3 và tỷ lệ cuộng của các dòng cho thấy: Tỷ lệ lá 3 cao nhất là dòng ĐB K6 và thấp nhất là dòng ĐB K12. Các dòng ĐB K12, ĐB K11 và ĐB K2 có tỷ lệ lá 3 thấp hơn đối chứng. Trong khi đó, tất cả các dòng đều có tỷ lệ cuộng cao hơn đối chứng và cao nhất là dòng ĐB K5, tiếp theo là dòng ĐB K6 và dòng ĐB K12.

Nghiên cứu thành phần cơ giới của các dòng, giống chè cho thấy: Dòng ĐB K11 và ĐB K12 có tỷ lệ tôm và lá 1 cao nhất, dòng ĐB K5 và ĐB K6 có tỷ lệ lá 3 và cuộng lớn, dòng ĐB K6 có tỷ lệ tôm và lá 1 thấp, tỷ lệ cuộng cao. Như vậy,căn cứ vào thành phần cơ giới có thể đánh giá các dòng ĐB K5 và ĐB K6 khi chế biến cho ngoại hình không đẹp, cánh thô, lộ cẫng, trong khi đó các dòng ĐB K11 và ĐB K12 khi chế biến sẽ có ngoại hình đẹp hơn.

Đánh giá chất lượng các dòng chè nghiên cứu bằng phân tích thành phần hóa sinh và thử nếm cảm quan cho kết quả thể hiện bảng 4.16, 4.17, 4.18 như sau:

- Hàm lượng tanin: Hàm lượng tanin trong búp chè không chỉ có vai trò quan trọng trọng quá trình sinh trưởng cũng như trong chất lượng sản phẩm, Tanin có thể được sử dụng như một loại nguyên liệu hô hấp, thực hiện vai trò sản phẩm trung gian trong quá trình oxy hóa khử. Theo Vũ Thị Thư và cs. (2001) cho biết trong búp chè hàm lượng tanin chiếm khoảng 30% khối lượng chất khô.

Sản phẩm chè đen hàm lượng tanin chiếm khoảng 15 - 18%, chè xanh hàm lượng tanin chiếm khoảng 20 - 30%. Hàm lượng tanin phụ thuộc rất nhiều vào giống, điều kiện khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác. Tanin có vị chát, chúng có thể bị enzyme oxy hoá thành các chất có màu đỏ hoặc nâu. Đó là hai đặc điểm quan trọng nhất được tận dụng trong việc chế biến chè. Tất cả các thuộc tính cơ bản của nước chè như màu, mùi, vị đều liên quan ít nhiều đến tanin và các dẫn suất của tanin.

Bảng 4.16. Kết quả phân tích sinh hoá của các dòng chè (năm 2016)

Tên dòng Tanin

(%)

CHT (%)

Axít amin(%)

Cathechin ( mg/g)

HLđường ( %)

HC thơm*

ĐB K1

Vụ xuân 24,32 41,76 2,45 118,34 3,12 47,98

Vụ hè 27,24 43,54 2,09 130,25 2,54 45,09

Vụ thu 26,10 42,95 2,17 126,87 2,78 45,87

TB 25,89 42,75 2,24 125,15 2,81 46,31

ĐB K2

Vụ xuân 24,87 41,87 2,88 125,86 3,90 49,89

Vụ hè 25,95 42,98 2,27 142,78 3,23 47,23

Vụ thu 25,11 42,34 2,39 136,24 3,76 48,14

TB 25,31 42,40 2,51 134,96 3,63 48,42

ĐB K5

Vụ xuân 26,78 43,26 2,35 137,95 3,67 47,85

Vụ hè 30,44 47,86 1,98 152,18 2,98 45,76

Vụ thu 27,87 46,59 2,15 146,87 3,26 45,98

TB 28,36 45,90 2,16 145,67 3,30 46,53

ĐB K6

Vụ xuân 25,78 42,79 2,54 132,89 3,46 50,21

Vụ hè 29,76 44,68 2,12 148,65 2,97 45,42

Vụ thu 28,12 43,54 2,38 143,45 3,13 47,90

TB 27,89 43,67 2,35 141,66 3,19 47,84

ĐB K11

Vụ xuân 25,18 42,78 3,32 136,34 3,57 50,17

Vụ hè 32,09 47,21 2,87 149,78 3,12 47,36

Vụ thu 28,67 43,66 3,15 145,21 3,41 49,98

TB 28,65 44,55 3,11 143,78 3,37 49,17

ĐB K12

Vụ xuân 24,23 42,56 3,42 137,89 3,26 51,15

Vụ hè 30,89 44,21 2,90 143,56 2,83 45,57

Vụ thu 27,01 42,90 3,12 140,15 3,00 50,21

TB 27,38 43,22 3,15 140,53 3,03 49,64

ĐB K23

Vụ xuân 25,65 43,20 2,91 139,87 2,87 45,21

Vụ hè 31,90 44,56 2,45 156,23 2,35 41,76

Vụ thu 27,58 44,98 2,78 143,46 2,54 42,23

TB 28,38 44,25 2,73 146,52 2,59 43,07

ĐB K25

Vụ xuân 28,45 42,32 2,50 141,56 2,76 42,78

Vụ hè 31,54 44,59 2,24 153,78 2,45 40,56

Vụ thu 29,78 42,98 2,37 146,32 2,62 43,61

TB 29,92 43,30 2,37 147,22 2,61 42,98

KT (đ/c)

Vụ xuân 27,23 42,67 2,76 126,56 3,42 46,98

Vụ hè 31,90 44,24 2,15 146,34 2,95 43,86

Vụ thu 28,87 43,12 2,27 145,95 3,29 45,67

TB 29,33 43,34 2,39 139,62 3,22 45,50

*: ml KMnO4 0,02N/100g

Nguồn: Phòng Phân tích đất và nông sản, Viện KHKT NLN miền núi phía Bắc (2016)

Kết quả phân tích ở bảng trên cho thấy: Nhìn chung, các dòng, giống chè nghiên cứu đều có hàm lượng tanin thấp dưới 30%, và thấp hơn giống đối chứng, ngoại trừ dòng ĐB K25 có hàm lượng tanin cao hơn đối chứng và đạt cao nhất, trung bình cả năm đạt 29,92%. Dòng ĐB K2 có hàm lượng tanin thấp nhất chỉ đạt 25,31%. Giữa các thời vụ nghiên cứu, hàm lượng tanin của các dòng, giống chè đạt cao nhất ở vụ hè, sau đó đến vụ thu và thấp nhất ở vụ xuân. Điều này cho thấy, hàm lượng tanin trong búp chè phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên như:

nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa,… Ở vụ hè, do có nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh, lượng mưa lớn, cây sinh trưởng phát triển mạnh khả năng tổng hợp và tích lũy tanin cao hơn các vụ khác trong năm. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy: tất cả các dòng, giống chè nghiên cứu có hàm lượng tanin thấp, thích hợp cho chế biến các loại chè xanh chất lượng cao và chè Olong, có vị dịu, ít chát, đó cũng là xu hướng chọn tạo giống chè thế giới hiện nay.

- Chất hoà tan: Là phần chất khô của lá chè được hoà tan trong nước có chứa những chất có ảnh hưởng tốt đến chất lượng và giá trị sinh học của nước chè. Hàm lượng chất hoà tan luôn phụ thuộc vào mức độ thành thục của lá, giống chè và biện pháp canh tác. Chất hoà tan trong lá chè thường chiếm khoảng 50%

khối lượng chất khô, bao gồm tất cả các chất tan trong nước sôi, mà chủ yếu là hợp chất phenol – chiếm từ 25-30% khối lượng chất khô. Ngoài ra còn có các chất như caffeine, tinh dầu thơm, các axit amin, pectin và các khoáng chất,…cho nên chè là sản phẩm đồ uống có giá trị dinh dưỡng cao. Trong chè chứa chất hoà tan càng cao thì chất lượng chè càng tốt và giá trị dinh dưỡng càng cao. Hàm lượng chất hoà tan là chỉ số tổng hợp của chất lượng nguyên liệu và giá trị của chè sản phẩm. Chất hoà tan trong nguyên liệu chè thường chiếm từ 43 đến 48%

chất khô. Trong búp chè, tôm và lá thứ nhất có hàm lượng chất hoà tan cao hơn lá thứ hai, lá thứ ba.

Trong các thời vụ phân tích cho thấy: Hàm lượng chất hòa tan của vụ hè cao hơn vụ thu và vụ thu cao hơn vụ xuân, điều này diễn ra ở tất cả các dòng, giống chè nghiên cứu do vụ hè có nhiệt độ, ánh sáng và lượng mưa cao, sự tích lũy các hợp chất nói chung cao hơn các vụ khác.

So sánh hàm lượng chất hòa tan giữa các dòng, giống chè cho thấy: Hàm lượng chất hòa tan của các dòng, giống chè nghiên cứu dao động không lớn, từ 42,40 – 45,90%. Trong đó dòng ĐB K5 có hàm lượng chất hòa tan cao nhất, tiếp theo đến dòng ĐB K11, rồi đến dòng ĐB K23,… thấp nhất là dòng ĐB K2.

- Catechin: Catechin trong chè có tác dụng chống oxy hoá, kìm hãm sự

phát triển của khối u, chống phóng xạ và một số bệnh ung thư rất tốt. Catechin trong chè là một chất không độc và chiếm tỷ lệ cao trong nhóm polyphenol (chiếm khoảng 15-20% chất khô và trên 70% tổng lượng polyphenol của lá chè).

Đồng thời catechin còn có tác dụng quyết định hương thơm, vị và màu nước chè.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hàm lượng Catechin của các dòng, giống chè nghiên cứu dao động từ 125,15 – 146,52 mg/g chất khô. Trong đó các dòng ĐB K23, ĐB K25, ĐB K6 và ĐB K12 có hàm lượng Catechin cao hơn đối chứng, còn lại các dòng khác đều thấp hơn đối chứng.

Nhìn chung các kết quả nghiên cứu trong nước và thế giới đều thống nhất rằng, axit amin và đường, đặc biệt là axit amin có vai trò rất quan trọng đối với chất lượng chè. Axit amin và đường tham gia vào quá trình tạo hương và điều hoà vị chè. Bản chất của quá trình này là phản ứng hoá học diễn ra giữa đường khử với axit amin và tanin, catechin trong quá trình chế biến chè. Trong quá trình chế biến chè, đường kết hợp với axit amin để tạo nên hương thơm đặc trưng với cường độ mạnh, yếu phụ thuộc vào hàm lượng axit amin và đường khử trong chè nhiều hay ít. Mặt khác, chè có hậu vị tốt hay không phụ thuộc và hàm lượng đường hoà tan trong sản phẩm cao hay thấp. Chính vì vậy, để có các sản phẩm chè xanh và chè Olong tốt, chúng phải được chế biến từ nguyên liệu các giống chè có hàm lượng axit amin và đường hoà tan cao. Hàm lượng axit amin và đường hoà tan trong búp chè phụ thuộc vào giống chè, điều kiện canh tác và mùa vụ. Thực tế cho thấy, các giống chè Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản có hàm lượng axit amin và đường khử cao hơn các giống chè Việt Nam. Các giống này trong điều kiện Việt Nam đa phần có hàm lượng đường khử từ 2,4 - 3%. Điều này có liên quan đến tiêu chí trong quá trình chọn giống ở các quốc gia. Các nước sản xuất chè xanh và chè Olong trong khu vực, đều gắn rất chặt chẽ quan hệ giữa nghiên cứu sinh hoá chè với công tác chọn tạo giống và coi axit amin là chỉ tiêu hàng đầu trong chọn tạo giống tốt. Nhiều ý kiến cho rằng, chè Việt Nam muốn có được bộ giống tốt cho chế biến chè xanh chất lượng cao và chè Olong cần phải tập trung chọn tạo giống trong nước theo tiêu chí có hàm lượng axit amin và đường khử cao. Tiêu chí này cho các giống được chọn cần phải đạt: axit min > 2,5% và đường hoà tan > 3 % (tương đương với các giống tốt nhất của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản trồng trong điều kiện Việt Nam). Nghiên cứu hàm lượng axit amin và đường hòa tan của các dòng, giống chè cho thấy:

- Hàm lượng axit amin: Các dòng chè có hàm lượng axit amin dao động khá lớn, từ 2,16-3,15%. Trong đó, dòng ĐB K12 có hàm lượng axit amin cao

nhất đạt 3,15%, tiếp đó là dòng ĐB K11 đạt 3,11%,… giống đối chứng Kim Tuyên đạt 2,37%. Thấp nhất là dòng ĐB K5 có hàm lượng axit amin chỉ đạt 2,16%. Như vậy, dòng ĐB K12, ĐB K11, ĐB K23 và ĐB K2 có hàm lượng axit amin cao hơn đối chứng và hàm lượng này thích hợp cho chế biến chè xanh cao cấp. Các dòng chè còn lại có hàm lượng axit amin thấp hơn đối chứng Kim Tuyên nhưng vẫn thuộc loại khá.

- Đường hòa tan: Nhìn chung các dòng chè nghiên cứu có hàm lượng đường hòa tan khá cao, đa số đều cao hơn 3,0%, trừ dòng ĐB K1, ĐB K23 và DDB K25 có hàm lượng đường hòa tan thấp hơn. Hàm lượng đường hòa tan cao nhất trên dòng ĐB K2 đạt 3,63%, tiếp theo là dòng ĐB K11 (3,37%), ĐB K5 (3,30%), dòng đối chứng Kim Tuyên coa hàm lượng đường đạt 3,22%, các dòng chè còn lại thấp hơn đối chứng.

Bên cạnh đó, Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng, ở các thời vụ khác nhau thì các dòng chè nghiên cứu có hàm lượng axit amin và đường hòa tan khác nhau. Cả hai chất này đều đạt hàm lượng cao nhất vào vụ xuân, giảm dần ở vụ hè và đến vụ thu lại tăng dần. Như vậy, hàm lượng axit amin của các dòng chè đạt cao nhất ở vụ xuân, tiếp theo đến vụ thu và thấp đạt thấp nhất vào vụ hè. Điều này cho thấy, yếu tố nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh không có lợi cho quá trình tổng hợp và tích lũy axit amin và đường khử.

- Hợp chất thơm: Là hỗn hợp phức tạp của nhiều loại hợp chất aldehyd, ceton, acid hữu cơ, phenol, rượu bay hơi và dễ bay hơi tạo hương thơm cho chè.

Trong chè thành phẩm có trên 30 loại tinh dầu, Trong quá trình chế biến tinh dầu bị mất đi tới 70-80%, tuy vậy lượng còn lại hết sức quan trọng. Chè được ưa thích chính là vì hương thơm của tinh dầu. Mỗi loại tinh dầu có mùi hương thơm đặc trưng, có khi có mùi hương hoa hồng, vani, mật ong,…Sự phối hợp hài hoà các tinh dầu với nhau có thể tạo ra hàng trăm loại chè có hương thơm khác nhau.

Kết quả ở bảng 15 cho thấy: Hàm lượng chất thơm của các dòng nghiên cứu cũng thay đổi theo thời vụ, đạt cao nhất ở vụ xuân, tiếp theo đến vụ thu và thấp nhất ở vụ hè. Hầu hết các dòng đều có hợp chất thơm cao hơn đối chứng, trừ dòng ĐB K25 và ĐB K23 là thấp hơn. Hợp chất thơm đạt cao nhất là dòng ĐB K12 (49,64 ml KMnO4 0,02N/100g) cho thấy đây là dòng chè có hương thơm rất mạnh, tiếp theo là dòng ĐB K11, ĐB K2… thấp nhất là dòng ĐB K25.

Đánh giá thử nếm cảm quan chất lượng chè xanh của các dòng chè nghiên cứu trên 4 tiêu chí: ngoại hình, màu nước, mùi và vị cho kết quả như sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến chọn lọc tại phú hộ phú thọ (Trang 64 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)