Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến chọn lọc tại phú hộ phú thọ (Trang 37 - 42)

Phần 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Để đo đếm, đánh giá được các chỉ tiêu hình thái, sinh trưởng, phát triển chúng tôi tiến hành lấy mẫu mỗi ô lấy 10 cây theo đường chéo góc (trừ các cây nằm ở mép hàng, ô). Kết quả cần tìm ở mỗi ô là giá trị trung bình của các số liệu thu thập được trên 10 cây lấy mẫu đó. (Các chỉ tiêu hình thái được đánh giá theo bộ tiêu chuẩn khảo nghiệm DUS trên chè của Bộ NN&PTNT).

- Hình thái thân cành:

+ Độ cao phân cành (cm): Đo từ mặt đất đến điểm phân cành đầu tiên trên thân chính.

+ Góc độ phân cành cấp 1 (độ): Góc phân cành cấp 1 là góc tạo bởi cành cấp 1 và thân chính của cây chè. (Dùng thước đo độ đo góc tạo bởi các cành cấp 1 trên cây với trục thẳng đứng của thân chính).

+ Số cành cấp 1 (cành/cây): Đếm tổng số cành sinh ra từ thân chính khi chiều cao cây đạt 60cm.

- Hình thái lá:

+ Chiều dài lá và chiều rộng lá (cm):

Mỗi cây lấy 20 lá trưởng thành để đo chiều dài và chiều rộng lá. Đo 5 cây trên 1 ô thí nghiệm. Không lấy lá cá, lá dị hình để đo.

PP đo chiều dài lá: Đo từ cuống lá tới đỉnh lá.

PP đo chiều rộng lá: Đo phần rộng nhất của phiến lá.

+ Diện tích lá (cm2/lá):

Công thức: Diện tích lá (cm2) = Chiều dài x Chiều rộng x 0,7.

Diện tích lá trung bình là số trung bình của 100 lá.

+ Góc đính lá (độ): Góc đính lá là góc tạo bởi cuống lá và cành chè

Lấy mẫu mỗi cây đo 50 lá ngẫu nhiên, một ô thí nghiệm đo 5 cây.

PP: Dùng thước đo độ đo góc tạo bởi các lá trên cành với trục chính của cành.

+ Số đôi gân lá (đôi/lá): Đếm những đôi gân nổi rõ và xuất phát từ gân chính đến mép lá. (Đo 20 lá 1 cây của 5 cây trên 1 ô thí nghiệm).

+ Màu sắc lá: quan sát và mô tả màu sắc của lá chè đã sinh trưởng ổn định.

+ Hình dạng lá: đánh giá theo chỉ tiêu hệ số Dài/rộng của lá:

* dài/rộng < 2,5: hình trứng.

* 2,5 ≤ dài/rộng ≤ 3,0: hình trứng thuôn.

* dài/rộng > 3,0: hình thuôn mũi mác.

- Hình thái búp:

+ Màu sắc búp, quan sát và mô tả màu sắc của búp chè đang sinh trưởng ổn định.

+ Mức độ lông tuyết: Quan sát trên búp chè xem mức độ lông tuyết ít, trung bình hay nhiều.

+ Chiều dài búp 1 tôm 2 lá (cm): Đo từ điểm giữa lá 2 và lá 3 đến đỉnh tôm. Đo liên tiếp 10 búp/cây, mỗi ô thí nghiệm đo 5 cây, rồi lấy trị số trung bình, với 3 lần nhắc lại.

+ Chiều dài búp 1 tôm 3 lá (cm): Đo từ điểm giữa lá 4 và lá 3 đến đỉnh tôm. Đo liên tiếp 10 búp/cây, mỗi ô thí nghiệm đo 5 cây, rồi lấy trị số trung bình, với 3 lần nhắc lại.

+ Khối lượng búp 1 tôm 2 lá (g): Trên 5 điểm đại diện của ô thí nghiệm, mỗi điểm lấy 20 búp 1 tôm 2 lá, cân khối lượng của 100 búp 1 tôm 2 lá và tính ra khối lượng búp trung bình.

+ Khối lượng búp 1 tôm 3 lá (g): Trên 5 điểm đại diện của ô thí nghiệm, mỗi điểm lấy 20 búp 1 tôm 3 lá, cân khối lượng của 100 búp 1 tôm 3 lá và tính ra khối lượng búp trung bình.

+ Đường kính gốc cuống búp: dùng thước panme đo ở gốc cuống búp, đo 10 búp/cây, mỗi ô thí nghiệm đo 5 cây với 3 lần nhắc lại.

- Hình thái hoa:

Phương pháp: Quan sát trực quan và đo đếm bằng thước đo độ dài. Quan

sát và đo đếm lúc hoa nở đầy đủ mỗi dòng 30 hoa rồi lấy trị số trung bình các chỉ tiêu sau:

+ Màu sắc hoa.

+ Đường kính hoa.

+ Chiều dài, chiều rộng cánh hoa.

+ Số Đài hoa: Kí hiệu là P.

+ Số Cánh hoa: Kí hiệu là K.

+ Số Nhị hoa: Kí hiệu là C.

+ Nhụy hoa: Kí hiệu là G.

+ Chiều dài nhị.

+ Chiều dài nhụy.

+ Độ xẻ sâu vòi nhụy.

+ Mức độ lông của bầu nhụy.

3.5.2.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng:

+ Chiều cao cây (cm/cây): Đo từ mặt đất đã được cố định đến đỉnh sinh trưởng (thân chính). Đo toàn bộ số cây trên ô thí nghiệm, 3 lần nhắc.

+ Chiều rộng tán (cm/cây): Đo vị trí rộng nhất của tán cây ở phần giữa tán theo hàng chè. Dùng 2 thước dựng đứng song song hai bên mép tán đo độ rộng giữa hai thước ta được độ rộng tán chè. (Đo toàn bộ số cây trên ô thí nghiệm, 3 lần nhắc).

+ Đường kính gốc: Đo bằng thước panme cách mặt đất 5 cm (Đo toàn bộ số cây trên ô thí nghiệm, 3 lần nhắc).

+ Động thái sinh trưởng búp và cành:

Là chiều dài của cành và búp trong một khoảng thời gian nhất định.

PP xác định: Trên bề mặt tán của mỗi cây chè chọn 5 búp cố định theo đường chéo trên tán để đo chiều dài búp. Chiều dài búp được đo từ nách lá nơi phân cành đến đỉnh sinh trưởng. Mỗi ô thí nghiệm theo dõi 10 cây.

+Thời gian hình thành búp đủ tiêu chuẩn hái (ngày): Tính từ khi bật mầm đến lúc đủ 5 lá thật (vụ xuân) và 4 lá thật (vụ hè). Cố định 5 búp trên 1 cây, mỗi ô thí nghiệm chọn 10 cây theo đường chéo 5 điểm.

+ Đợt sinh trưởng tự nhiên: Cố định cành chè trên cây chè sinh trưởng tự nhiên (không thu hái búp), theo dõi các đợt lộc ra trong 1 năm kể từ khi cây bắt đầu bật mầm đến khi kết thúc sinh trưởng.

+ Thời gian bắt đầu sinh trưởng: Từ khi có 10% cành nảy mầm sau đốn.

+ Thời gian kết thúc sinh trưởng: Khi cành chè ngừng sinh trưởng.

+ Mật độ búp/cây ở các vụ hay lứa hái: Đếm số búp đủ tiêu chuẩn trên cây (theo dõi 5 cây theo đường chéo góc trên mỗi lần nhắc lại).

3.5.2.3. Chỉ tiêu năng suất

- Tổng số búp cho thu hoạch trong 1năm/cây: Tính số búp mỗi lứa hái trong cả năm sau đó lấy tổng để có được tổng số búp cho thu hoạch trong 1năm/cây.

- Khối lượng trung bình 1búp (g/búp):

PP xác định: Trên các ô thí nghiệm hái 100 búp ngẫu nhiên bảo quản riêng trong các túi nilon mang về cân, từ đó tính ra khối lượng trung bình 1 búp. Thực hiện nhắc lại 3 lần rồi lấy giá trị trung bình.

- Năng suất lý thuyết (tấn/ha):

NSlý thuyết = Số búp/cây chè x Khối lượng 1 búp x Mật độ cây/ ha.

- Năng suất thực thu (tấn/ha):

Là khối lượng búp thu hái được của một ô thí nghiệm rồi tính ra ha.

3.5.2.4. Các chỉ tiêu sâu bệnh hại

Theo dõi các chỉ tiêu sâu bệnh trong 3 vụ: vụ xuân (tháng 3), vụ hè (tháng 6) và vụ thu (tháng 9).

+ Rầy xanh (con/khay): dùng khay kích thước 25x35cm, chiều cao khay 5 cm, láng dầu hoả và khay, hứng khay vào mép tán chè, đập 3 đập vào tán chè trên khay. Sau đó đếm số con rầy trong khay (Mỗi ô thí nghiệm theo dõi 5 khay theo đường chéo góc).

+ Nhện đỏ (con/lá): mỗi dòng/giống đếm ngẫu nhiên số nhện trên 30 lá bánh tẻ.

+ Bọ cánh tơ (con trên búp): mỗi giống đếm ngẫu nhiên số con trên 30 búp.

+ Bọ xít muỗi (% búp bị hại): Lấy ngẫu nhiên 100g búp chè, % búp bị hại xác định theo công thức:

X (%) = (B/A).100 Trong đó:

X : là số búp bị hại tính bằng %.

A : là số búp có trong 100 g mẫu.

B : là số búp bị hại trong trong mẫu.

3.5.2.5. Các chỉ tiêu chất lượng

Lấy mẫu đo đếm phân tích ở 3 vụ: vụ xuân (tháng 3) vụ hè (tháng 6) và vụ thu (tháng 9).

- Tỷ lệ búp mù xòe (%): Hái tất cả các búp có trên mặt tán, lấy 100 gam búp ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại. Tiến hành phân loại búp bình thường và búp mù.

Tính tỷ lệ % búp mù và búp bình thường.

- Thành phần cơ giới của búp 1 tôm 2 lá. Thành phần cơ giới (%): mỗi lần nhắc lại cân 100 g búp (P), sau đó tách từng phần lá 1, lá 2, tôm, cuộng cân được các khối lượng P1, P2, P3, P4 sau đó tính ra % từng phần.

- Thành phần sinh hóa: Mỗi vụ lấy 100g búp 1 tôm 2 lá trên mỗi dòng chè.

Phân tích thành phần sinh hóa búp chè 1 tôm 2 lá của các dòng chè với các chỉ tiêu sau:

+ Hàm lượng tanin theo phương pháp Lewelthal với K = 0,582 + Hàm lượng chất hòa tan theo phương pháp Voronxop. V.E (1964).

+ Hàm lượng đường khử theo phương pháp Betrand.

+ Hàm lượng đạm tổng số theo phương pháp Kjeldal với K = 1,42 + Hàm lượng axit amin theo phương pháp V.R.Papova (1966).

+ Hàm lượng Catechin theo phương pháp sắc kí bản mỏng.

- Chất lượng chè thành phẩm: chế biến chè xanh, chè đen ở 3 thời vụ:

xuân, hè, thu, thử nếm bằng phương pháp cảm quan với 4 chỉ tiêu (ngoại hình, màu nước, hương, vị) theo TCVN 3218 – 1993 do hội đồng thử nếm Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đánh giá.

3.5.2.6. Theo dõi giâm hom

- Đánh giá tỷ lệ sống sau giâm: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng (trước khi xuất vườn). Đếm số hom sống trên mỗi công thức trên tổng số hom giâm.

- Đánh giá sinh trưởng cây con xuất vườn: Đo chiều cao cây, số lá, đường kính gốc cây con của các dòng chè sau giâm cành 9 tháng (mỗi lần nhắc đo 30 cây theo đường chéo 5 điểm):

+ Chiều cao cây (cm): Dùng thước đo từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng.

+ Số lá trên cây (lá): Đếm tổng số lá trên cây.

+ Đường kính gốc (cm): Dùng thước kẹp Panme đo đường kính thân tại điểm cách cổ rễ 1-2 cm.

- Tỷ lệ cây con xuất vườn (%): Mỗi lần nhắc chọn N = 100 cây, đếm số cây đủ tiêu chuẩn (cây có chiều cao cây trên 20cm, có từ 6 lá trở lên, đường kính gốc >2mm) được số lượng N1. Tỷ lệ xuất vườn tính bằng công thức

Tỷ lệ cây xuất vườn (%) = (N1/N)*100.

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến chọn lọc tại phú hộ phú thọ (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)