Nghiên cứu khả năng sinh trưởng búp của các dòng chè đột biến chọn lọc

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến chọn lọc tại phú hộ phú thọ (Trang 54 - 62)

Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng suất của các dòng chèđột biến chọn lọc

4.2.2. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng búp của các dòng chè đột biến chọn lọc

sẽ tăng lứa hái, tạo ra năng suất cao. Điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ, số giờ chiếu sáng ảnh hưởng đến thời gian hình thành búp. Các mùa vụ khác nhau sẽ có thời gian hình thành búp khác nhau. Thời gian mỗi đợt sinh trưởng phụ thuộc vào giống, chế độ dinh dưỡng và điều kiện khí hậu. Trong điều kiện thí nghiệm thì sự khác nhau này chủ yếu phụ thuộc vào giống.

Trong điều kiện vụ xuân, thời gian hoàn thành đợt búp có 1 tôm 5 lá của Các dòng chè nghiên cứu hầu hết là dài hơn so với giống Kim Tuyên ngoại trừ dòng ĐB K23, trong đó dòng ĐB K11 là lâu nhất (41,7 ngày), tiếp theo là dòng ĐB K2 (41,4 ngày), ĐB K25 (39,8 ngày), dòng ĐB K23 có thời gian ngắn nhất (35,3 ngày).

Bảng 4.8. Đợt sinh trưởng và thời gian sinh trưởng của các dòng chè nghiên cứu (năm 2016)

Tên dòng

Thời gian hoàn thành búp tôm 5 lá

vụ xuân (ngày)

Số đợt sinh trưởng tự nhiên trong năm (đợt)

Thời gian sinh trưởng (ngày) Bắt đầu

sinh trưởng

Kết thúc sinh trưởng

Số ngày

ĐB K1 38,5 6-7 10/2 22/10 256

ĐB K2 41,4 6-7 09/2 19/10 254

ĐB K5 38,6 7-8 08/2 29/10 265

ĐB K6 37,7 6-7 07/2 28/10 267

ĐB K11 41,5 6-7 09/2 25/10 262

ĐB K12 39,7 6-7 12/2 29/10 262

ĐB K23 35,3 6-7 15/2 27/10 257

ĐB K25 39,8 7-8 06/2 30/10 269

KT (đ/c) 36,7 6-7 09/2 18/10 254

Chè là cây cho sản phẩm thu hoạch là búp non và lá non vì vậy thời gian sinh trưởng búp trong năm càng dài , thời gian cho thu hoạch lớn đó là cơ sở để cho năng suất cao. Đồng thời chè là cây trồng thích nghi với ánh sáng tán xạ, cường độ ánh sáng nhẹ, biên độ ngày đêm lớn là các điều kiện tạo nên chất lượng chè tốt. Vì vậy các giống sinh trưởng búp sớm và ngừng sinh trưởng muộn có chất lượng nguyên liệu tốt có khả năng chế biến được các loại chè đặc sản, giá trị cao và sẽ có hiệu quả cao trong sản xuất.

Trong số các dòng chè nghiên cứu, những dòng bắt đầu sinh trưởng sớm là dòng ĐB K25 và ĐB K6, dòng ĐB K23 bắt đầu sinh trưởng muộn nhất. Trong thời gian làm thí nghiệm chúng tôi nhận thấy thời tiết cuối năm 2016 rất khô hạn,

các dòng chè sinh trưởng kém vào cuối năm và kết thúc sinh trưởng sớm hơn các năm trước từ 20-30 ngày. Thời gian kết thúc sinh trưởng của các dòng chè nghiên cứu từ 18 tháng 10 đến 30 tháng 10. Như vậy là so với các năm trước thời gian kết thúc sinh trưởng sớm từ 20-30 ngày. Các dòng kết thúc sinh trưởng muộn gồm dòng ĐB K25, dòng ĐB K5 và dòng ĐB K6. Như vậy, dòng ĐB K25 bắt đầu sinh trưởng sớm và kết thúc sinh trưởng muộn, còn dòng chè ĐB K23 bắt đầu sinh trưởng muộn và kết thúc sinh trưởng cũng muộn. Thời gian sinh trưởng búp của dòng ĐB K25 dài nhất đạt 269 ngày, tiếp theo là dòng ĐB K6 dài 267 ngày. Dòng ĐB K2 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là 254 ngày tương đương giống Kim Tuyên đối chứng.

Trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên không đốn hái thì đa số các dòng chè đều có 6 – 7 đợt sinh trưởng, riêng dòng ĐB K25 và ĐB K5 có số đợt sinh trưởng tự nhiên là 7 – 8 đợt.

Như vậy, Qua theo dõi thời gian sinh trưởng của các dòng chè nghiên cứu thì có thể thấy dòng chè ĐB K25 là dòng có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, sinh trưởng sớm và kết thúc sinh trưởng muộn, thời gian hoàn thành búp không dài, có cơ sở tạo năng suất cao nhất.

Bảng 4.9: Động thái tăng trưởng chiều dài búp tôm 5 lá của các dòng chè nghiên cứu (vụ xuân 2016)

Đơn vị tính: cm T.gian

Dòng

Ngày 12/2

Ngày 17/2

Ngày 22/2

Ngày 27/2

Ngày 03/3

Ngày 08/3

Ngày 13/3

Ngày 18/3

Ngày 23/3

Ngày 28/3 ĐB K1 0,62 0,95 1,67 3,24 4,12 5,36 7,62 9,67 11,45 12,78 ĐB K2 0,65 0,93 1,96 3,56 5,45 6,95 8,13 10,12 12,92 13,15 ĐB K5 0,70 1,23 2,05 3,78 5,65 6,26 9,45 11,56 13,14 15,16 ĐB K6 0,68 1,45 2,35 3,87 6,24 8,13 10,47 13,09 15,87 17,12 ĐB K11 0,51 0,93 1,46 2,95 4,08 4,85 6,88 9,15 11,27 12,54 ĐB K12 0,67 1,35 2,25 4,11 5,35 7,46 9,12 12,36 14,48 16,27 ĐB K23 0,55 0,98 1,75 3,12 4,10 5,21 7,45 9,54 11,36 12,45 ĐB K25 0,70 1,67 2,56 4,10 6,87 8,11 11,32 13,66 16,45 17,84 KT (đ/c) 0,64 1,14 2,35 3,85 4,37 5,12 7,46 9,69 10,54 12,58

Hình 4.1. Tốc độ tăng trưởng búp của các dòng chè trong vụ xuân 2016 Dựa vào bảng 4.9 và hình 4.1 cho thấy: Dòng chè ĐB K23 có chiều dài búp nhỏ hơn các dòng khác, trong khi đó dòng ĐB K25 có chiều dài búp lớn nhất. Ngay tại thời điểm đầu theo dõi, các dòng chè có chiều dài mầm không chênh lệch nhau nhiều. Nhìn chung, trong 5 ngày sinh trưởng đầu tiên, các dòng chè đều sinh trưởng búp chậm; sau 10 ngày sinh trưởng, chiều dài búp của các dòng bắt đầu có sự khác biệt. Sau 25 ngày, hầu hết các dòng đều có sự tăng trưởng mạnh về chiều dài búp, đặc biệt dòng ĐB K25 có sự tăng trưởng búp mạnh hơn hẳn so với các dòng khác. Từ ngày 08/3 đến ngày 13/3, dòng ĐB K25 có sự tăng trưởng búp từ 8,11 – 11,32 cm, tương ứng với tốc độ tăng trưởng 3,21cm/5ngày. Dòng ĐB K23 và ĐB K11 có chiều dài búp kém nhất trong tất cả các lần theo dõi. Tại thời điểm cuối cùng theo dõi, dòng ĐB K25 vẫn có chiều dài búp đạt lớn nhất, hai dòng ĐB K23 và DDB K11 có chiều dài búp thấp hơn giống Kim Tuyên, còn lại các dòng khác đều cao hơn.

Song song với quá trình sinh trưởng của búp chè là quá trình hình thành lá trên búp chè. Quá trình hình thành lá nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều yếu tố như đặc điểm của giống, điều kiện thời tiết khí hậu, chế độ canh tác. Trong cùng điều kiện thí nghiệm thì quá trình hình thành lá phụ thuộc vào giống chè. Những dòng chè chọn lọc khác nhau có thời gian hình thành lá khác nhau, các lá ở trên búp cũng có thời gian sinh trưởng dài ngắn khác nhau. Khi búp chè có đủ 5 lá thật (vụ xuân), 4 lá thật (vụ hè) chúng ta tiến hành hái búp 1 tôm + 3 lá, chừa 2 lá vụ xuân và chừa 1 lá ở vụ hè. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào yêu cầu của

0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5

từ 00- 05 ngày

từ 05- 10 ngày

từ 10- 15 ngày

từ 15- 20 ngày

từ 20- 25 ngày

từ 25- 30 ngày

từ 30- 35 ngày

từ 35- 40 ngày

từ 40- 45 ngày

từ 45- 50 ngày

Dòng ĐB K1 ĐB K2 ĐB K5 ĐB K6 ĐB K11 ĐB K12 ĐB K23 ĐB K25 KT (đ/c)

từng loại sản phẩm để hái theo tiêu chuẩn búp khác nhau. Ví dụ, đối với sản phẩm chè xanh chất lượng cao hay chè dẹt thì yêu cầu nguyên liệu búp chè càng non càng tốt, thông thường hái búp chè tôm 1, 2 lá khi cành chè còn non sinh trưởng được 4, 5 lá. Đối với sản phẩm chè Olong, yêu cầu nguyên liệu búp tôm 3 lá khi cành chè sinh trưởng được 5 lá.

Như vậy, theo dõi thời gian hình thành lá của các dòng, giống chè cũng có ý nghĩa quan trọng, kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng 4.10.

Để hình thành lá thứ nhất, dòng ĐB K1 cần ít thời gian nhất là 14 ngày, tiếp theo là dòng ĐB K23 cần 14,4 ngày, dòng ĐB K6 cần 14,5 ngày, … dòng ĐB K11 cần thời gian dài nhất đến 17,4 ngày, trong khi đó giống Kim Tuyên (đối chứng) chỉ mất thời gian 15,9ngày.

Bảng 4.10. Thời gian hình thành lá của các dòng chè nghiên cứu (vụ xuân 2016)

Đơn vị tính: ngày

Tên dòng Thời gian hình thành lá của các dòng chè

Lá 1 Lá 2 Lá 3 Lá 4 Lá 5

ĐB K1 14,0 18,2 25,2 33,5 38,5

ĐB K2 16,8 23,3 29,2 36,8 41,4

ĐB K5 15,3 20,5 25,6 32,0 38,6

ĐB K6 14,5 21,2 25,6 32,7 37,7

ĐB K11 17,4 25,2 31,6 36,8 41,5

ĐB K12 15,2 21,6 26,7 32,8 39,7

ĐB K23 14,4 19,5 24,7 30,4 35,3

ĐB K25 15,6 22,8 28,5 33,7 39,8

KT (đ/c) 15,9 20,9 26,5 32,8 36,7

Với thời gian hình thành lá thứ hai, dòng ĐB K11 vẫn cần thời gian dài nhất là 25,2 ngày, tiếp theo là dòng ĐB K2 cần 23,3 ngày, dòng ĐB K25 cần 22,8 ngày. Ba dòng chè ĐB K23, ĐB K1 và ĐB K5 có thời gian hoàn thành búp2 nhanh hơn đối chứng Kim Tuyên (20,9 ngày). Dòng ĐB K1 vẫn cần thời gian ngắn nhất là 18,2 ngày.

Để hình thành lá thứ ba, thì dòng ĐB K23 cần thời gian ngắn nhất là 24,7 ngày, tiếp theo là dòng ĐB K1 cần 25,2 ngày và lâu nhất vẫn là dòng ĐB K11 (cần 31,6 ngày).Thời gian hình thành lá thứ 5 của dòng ĐB K23 lại ngắn nhất,

chỉ cần có 35,3 ngày, trong khi đó dòng ĐB K2cần 41,4 ngày và dòng ĐB K11 cần thời gian lâu nhất là 44,5 ngày. Như vậy, từ sau khi lá thứ 3 hình thành trở đi thì thời gian để hình thành lá 4, 5 của dòng ĐB K1 dài hơn các dòng khác, mất thêm 13,3 ngày để hoàn thành 5 lá, trong khi đó, dòng ĐB K11 cần thêm thời gian ít nhất là 9,9 ngày.

Có thể căn cứ vào thời gian hình thành lá 1, lá 2, lá 3,… lá 5 của từng giống để xác định thời gian thu hái của từng giống chè phù hợp với yêu cầu về chất lượng nguyên liệu cho từng loại sản phẩm.

4.2.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng chè đột biến chọn lọc

Năng suất chè là mục tiêu quan trọng của các nhà chọn tạo giống và người trồng chè. Cùng với chất lượng sản phẩm, năng suất là chỉ tiêu quyết định giá trị kinh tế của cây chè.

Bảng 4.11. Năng suất cá thể của các dòng chè nghiên cứu (tuổi 2)

Dòng Số lứa hái/năm (lứa)

Năng suất cá thể (g/cây)

Năng suất thực thu (tấn/ha)

ĐB K1 8 104,09 2,29

ĐB K2 8 106,82 2,35

ĐB K5 9 123,64 2,72

ĐB K6 9 121,82 2,68

ĐB K11 8 106,36 2,34

ĐB K12 8 108,18 2,38

ĐB K23 8 103,18 2,27

ĐB K25 9 130,91 2,88

KT (đ/c) 8 104,55 2,30

Số lứa hái trong năm phản ánh sức sinh trưởng búp và thời gian sinh trưởng của cây chè. Các giống chè có thời gian sinh trưởng trong năm dài, tốc độ sinh trưởng búp nhanh thì có nhiều lứa hái và đạt năng suất cao. Qua theo dõi cho thấy : Các dòng, giống chè nghiên cứu có từ 8-9 lứa hái/năm, trong đó, dòng ĐB K25, ĐB K5 và ĐB K6 có số lứa hái nhiều nhất là 9 lứa, các dòng còn lại đều có 8 lứa hái/năm.

Năng suất cá thể là chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến năng suất. Các dòng, giống chè có năng suất cá thể dao động từ 104,09 – 130,91g/cây. Trong đó, ba

dòng chè sinh trưởng khỏe ĐB K25, ĐB K5 và ĐB K6 đạt năng suất cá thể cao hơn hẳn so với đối chứng Kim Tuyên. Trừ dòng chè ĐB K23 các dòng chè còn lại năng suất cá thể đều cao hơn đối chứng Kim Tuyên nhưng chênh lệch nhau không nhiều.

Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng chè nghiên cứu cho kết quả thể hiện trong bảng 4.12.

Theo Tanton (1981): Mật độ búp và khối lượng búp là hai yếu tố có tác động qua lại lẫn nhau quyết định sản lượng chè, trong đó mật độ búp quyết định tới 89%, và khối lượng búp quyết định 11%. Thường thì giống có mật độ búp cao thì khối lượng búp nhỏ và ngược lại vì vậy đều gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chè. Nếu như búp quá nhỏ có thể làm giảm năng suất, còn búp quá to thì tỷ lệ cuộng cao khi chế biến ảnh hưởng đến ngoại hình sản phẩm và tỷ lệ mặt hàng cấp cao giảm. Do vậy những giống có mật độ búp và khối lượng búp hài hòa với nhau thường cho năng suất cao và chất lượng tốt.

Bảng 4.12. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng chè nghiên cứu (tuổi 2)

Chỉ tiêu Tên dòng

Số búp/cây (búp/cây)

Khối lượng búp (g/búp)

NS lý thuyết (tấn/ha)

Năng suất thực thu (tấn/ha)

ĐB K1 189,48bc 0,65c 2,71cd 2,29b

ĐB K2 183,86c 0,67c 2,71cd 2,35b

ĐB K5 189,57bc 0,78ab 3,25ab 2,72ab

ĐB K6 183,56c 0,76b 3,07bc 2,68ab

ĐB K11 194,50ab 0,65c 2,78bcd 2,34b

ĐB K12 200,57a 0,67c 2,96bcd 2,38b

ĐB K23 173,19d 0,67c 2,55d 2,27b

ĐB K25 187,35bc 0,85a 3,50a 2,88a

KT (đ/c) 196,28ab 0,66c 2,85bcd 2,30b

CV% 5,70 5,40 7,30 8,20

LSD0.05 8,83 0,07 0,47 0,48

Các dòng chè khác nhau có số búp trên cây khác nhau ở mức ý nghĩa 95%. Số búp trên cây của các dòng nghiên cứu dao động từ 173,19 – 200,57 búp/cây. Trong đó cao nhất là số búp trên dòng ĐB K12 đạt 200,57 búp/ cây, tiếp đến là giống Kim Tuyên (196,28 búp/cây), ĐB K11 (194,50 búp/cây), ba dòng chè này có sự sai khác không có ý nghĩa về số búp. Các dòng chè ĐB K1, ĐB

K5, ĐB K25, ĐB K2 và ĐB K6 có số búp trên cây nhỏ hơn 190 búp/cây. Dòng chè ĐB K23 mật độ búp thấp nhất chỉ đạt 173,19 búp/cây (sai khác có ý nghĩa với tất cả các dòng chè khác).

Khối lượng búp của các dòng cũng có sự biến động rất lớn từ 0,65 – 0,85 g/búp. Có thể chia búp các dòng dòng chè nghiên cứu thành ba mức: ĐB K25 có khối lượng búp lớn nhất đạt 0,85g/búp, hai dòng ĐB K5 và ĐB K6 có khối lượng búp ở mức trung bình từ 0,76-0,78g/búp, các dòng chè còn lại có khối lượng búp nhỏ và sai khác không có ý nghĩa so với giống đối chứng Kim Tuyên (0,66g/búp). Các kết luận có độ tin cậy ở mức ý nghĩa 95%.

Năng suất lý thuyết được tính dựa vào các yếu tố cấu thành năng suất, giúp chúng ta dự đoán năng suất chè. Kết quả theo dõi cho thấy: năng suất lý thuyết của các dòng chè nghiên cứu dao động từ 2,55-3,50tấn/ha. Dòng ĐB K25 cho năng suất cao nhất (3,50tấn/ha) và sai khác không có ý nghĩa với dòng chè ĐB K5 (3,25tấn/ha); tiếp theo làdòng chè ĐB K6 đạt 3,07tấn/ha, ... thấp nhất là dòng ĐB K23 chỉ đạt 2,55 tấn/ha. Trong các dòng chè nghiên cứu có dòng ĐB K25, ĐB K5 và ĐB K6 có năng suất lý thuyết cao hơn đối chứng, dòng ĐB K11 và ĐB K12 có năng suất tương đương đối chứng, các dòng chè còn lại cho năng suất thấp hơn đối chứng.

Hình 4.2. Năng suất thực thu của các dòng chè 0

0.5 1 1.5 2 2.5 3

tấn/ha

ĐB K1ĐB K2 ĐB K5ĐB K6 ĐB K11

ĐB K12

ĐB K23

ĐB K25

KT

(đ/c) tên dòng

Năng suất thực thu của các dòng chè qua theo dõi cho thấy: các dòng chè nghiên cứu có năng suất thực thu dao động từ 2,27 – 2,88 tấn/ha được chia thành 3 nhóm như sau: Dòng ĐB K25 đạt năng suất ở mức cao nhất (2,88 tấn/ha), sai khác có ý nghĩa với giống đối chứng Kim Tuyên. Hai dòng chè ĐB K5 và ĐB K6 có năng suất đạt 2,68-2,73 tấn/ha và sai khác không có ý nghĩa với các dòng chè khác. Nhóm các dòng chè còn lại có năng suất thấp hơn 2,4 tấn/ha và không sai khác so với giống đối chứng Kim Tuyên (2,30 tấn/ha) trong đó thấp nhất là dòng ĐB K23 chỉ đạt 2,27 tấn/ha.

Như vậy dòng chè ĐB K25 và ĐB K5 có các chỉ tiêu về sinh trưởng tốt nhất, năng suất lý thuyết dự báo lớn nhất và cũng đạt năng suất thực thu cao nhất.

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng chè đột biến chọn lọc tại phú hộ phú thọ (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)