Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Nghiên cứu các đặc điểm về hình thái của các dòng chè đột biến chọn lọc
4.1.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, kích thước lá của các dòng chè đột biến chọn lọc
Lá chè là cơ quan có chức năng dinh dưỡng, tổng hợp chất hữu cơ nuôi cây, đồng thời cũng là bộ phận thu hái trong sản xuất. Các đặc điểm của lá là những tính trạng quan trọng để phân loại giống. Chính vì vậy, nghiên cứu tính trạng lá luôn là công việc mà cácnhà chọn giống rất quan tâm. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về đặc điểm hình thái, kích thước lá của các dòng, giống chè đột biến chọn lọc được thể hiện ở bảng 4.2, 4.3 như sau :
Bảng 4.2. Đặc điểm kích thước lá các dòng chè nghiên cứu Tên dòng Dài lá
(cm)
rộng lá (cm)
Diện tích lá
(cm2) Hệ số d/r Hình dạng lá
ĐB K1 9,12c 4,15c 26,49d 2,20 Hình trứng
ĐB K2 10,85b 3,98d 30,23c 2,73 Trứng thuôn
ĐB K5 11,14ab 4,12c 32,13c 2,70 Trứng thuôn
ĐB K6 11,24ab 4,28bc 33,68b 2,63 Trứng thuôn
ĐB K11 9,26c 3,88d 25,15d 2,39 Hình trứng
ĐB K12 11,16ab 4,07d 31,79c 2,74 Trứng thuôn
ĐB K23 9,93c 4,65ab 32,32c 2,14 Hình trứng
ĐB K25 12,34a 4,48ab 38,70a 2,75 Trứng thuôn
KT (đ/c) 7,57d 3,73d 19,77e 2,03 Hình trứng
CV% 8,10 7,40 5,50
LSD 0,05 1,45 0,37 2,86
Vì lá là bộ phận quang hợp chính của cây và cũng là bộ phận thu hái nên kích thước lá có liên quan đến năng suất. Những giống có kích thước lá to thường có khả năng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao. Ngược lại, trong chế biến chè xanh, các giống có kích thước lá nhỏ và trung bình thường cho chất lượng và ngoại hình tốt hơn. Các dòng chè nghiên cứu khác nhau có kích thước lá khác nhau.
Qua bảng kết quả cho thấy : Chiều dài lá của các dòng chè dao động từ 7,57cm (giống Kim Tuyên) – 12,34cm (dòng ĐB K25). Tất cả các dòng chè nghiên cứu đều có chiều dài lá chè lớn hơn giống đối chứng Kim Tuyên.
Chiều rộng lá dao động từ 3,68 – 4,48 cm. Trong đó, dòng ĐB K25 có chiều rộng lá lớn nhất và giống Kim Tuyên có chiều rộng lá nhỏ nhất. Như vậy tất cả các dòng chè nghiên cứu đều có chiều rộng lá lớn hơn giống đối chứng.
Diện tích lá của các dòng chè dao động từ 19,77 – 38,70 cm2, giống Kim Tuyên có diện tích lá nhỏ (dưới 25 cm2), các dòng chè nghiên cứu đều có diện tích lá thuộc loại trung bình (từ 25 – 40 cm2). Trong đó dòng ĐB K25 có diện tích lá lớn nhất đạt 38,70cm2. Như vậy tất cả các dòng chè nghiên cứu đều có diện tích lá lớn hơn giống đối chứng Kim Tuyên.
Kết quả phân tích thống kê cho thấy các chỉ tiêu chiều dài lá và diện tích lá giữa các dòng chè thí nghiệm có sự sai khác nhau và sai khác so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Bảng 4.3. Đặc điểm hình thái lá của các dòng chè nghiên cứu
Tên dòng
Số đôi gân/lá
Số đôi răng cưa/lá
Màu sắc lá
Bề mặt phiến lá
Răng cưa mép lá
Hình dạng chóp lá
Góc đính lá
(độ) ĐB K1 7,6±0,49 46,3±2,15 Xanh Phẳng nhẵn Nông, sắc Nhọn 52,5 ĐB K2 8,0±0,68 48,2±3,42 Xanh Hơi gồ ghề Nông, không đều Hơi tù 53,4 ĐB K5 7,7±0,98 42,4±3,67 Xanh Gồ ghề Nông, sắc Nhọn 46,9 ĐB K6 6,8±0,77 37,8±2,17 Xanh vàng Hơi gồ ghề Nông, sắc Nhọn 52,6 ĐB K11 7,5±0,96 38,8±3,45 Xanh đậm Nhẵn bóng Sâu, sắc Nhọn 49,6 ĐB K12 7,6±0,57 33,3±2,16 Xanh đậm Nhẵn Nông, sắc Nhọn 47,5 ĐB K23 8,0±1,11 45,3±3,24 Xanh đậm Hơi gồ ghề Nông, sắc Hơi nhọn 53,2 ĐB K25 7,7±0,87 35,4±1,95 Xanh đậm Hơi gồ ghề Nông, sắc Nhọn 52,1 KT (đ/c) 7,3±0,84 36,8±2,11 Xanh đậm Phẳng nhẵn bóng Nông, không đều Hơi nhọn 55,8
Về hình dạng lá: Hình dạng lá của các dòng, giống chè nghiên cứu được chia thành 2 loại: Hình trứng và trứng thuôn. Trong đó, các dòng chè ĐB K1, ĐB K11, ĐB K23 và Kim Tuyên có hệ số d/r dao động từ 2,03-2,39 tương ứng với lá dạng hình trứng. Các dòng ĐB K2, ĐB K5, ĐB K6, ĐB K12 và ĐB K25 có hệ số d/r từ 2,63-2,75 tương ứng với lá dạng hình trứng thuôn. Hình dạng lá là một tính trạng rất quan trọng trong phân loại các giống chè vì đây là tính trạng mang bản chất di truyền, ít bị thay đổi bởi điều kiện ngoại cảnh.
Chỉ tiêu răng cưa và gân lá thường ít được sử dụng để đánh giá sản lượng hay chất lượng chè nhưng có ý nghĩa trong phân loại giống. Các dòng chè nghiên cứu có số đôi gân lá dao động từ 6,8 – 8,0 đôi gân. Trong đó, lớn nhất là dòng ĐB K2 và ĐB K23 cùng có số gân lá là 8 và nhỏ nhất là dòng ĐB K 6 có số gân lá là 6,8. Số đôi răng cưa mép lá của cá dòng chè khác nhau cũng khác nhau rất rõ rệt. Dòng chè ĐB K12 có số đôi răng cưa mép lá thấp nhất là 33,3 đôi. Dòng ĐB K2 có số đôi răng cưa lớn nhất đạt 48,2 đôi.
Lá chè ngoài mối liên quan đến sản lượng, chất lượng của giống nó còn biểu hiện đặc tính di truyền của các giống. Màu sắc lá chè đang trong thời kỳ sinh trưởng của các giống rất khác nhau. Nhiều màu biểu hiện là sự giao thoa giữa các màu. Có mười màu thường gặp ở lá và búp chè như xanh sáng, xanh đậm, xanh vàng sáng, xanh vàng, xanh vàng nhạt, tím nhạt, tím đỏ, tím hồng, xanh nâu nhạt, xanh nâu đậm. Các màu sắc này được xem như đặc tính di truyền của từng giống nó ít bị mất đi ở thế hệ sau. Sự di truyền các alen màu sắc của lá và búp chè đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng các alen màu sắc của lá và búp chè trong một chừng mực nhất định có tương quan với đặc tính sinh lý, sinh hoá và các chỉ tiêu công nghệ.
Các dòng chè nghiên cứu có màu sắc lá gồm 3 loại : xanh đậm, xanh và xanh vàng. Các dòng ĐB K11, ĐB K12, ĐB K23, ĐB K25 và Kim Tuyên có lá màu xanh đậm đặc trưng có lợi cho năng suất. Dòng ĐB K1, ĐB K2 và ĐB K5 có lá màu xanh và Dòng ĐB K6 có lá màu xanh vàng, đặc trưng có lợi về chất lượng.
Về đặc trưng của tính trạng bề mặt lá, độ lồi lõm của phiến lá biểu hiện hình thái, sức sinh trưởng và khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh của các dòng chè. Những giống có bề mặt lá gồ ghề lượn sóng biểu hiện có khả năng cho năng suất cao, những giống lá phẳng láng bóng biểu hiện có khả năng chống chịu tốt.
Nghiên cứu bề mặt phiến lá của các dòng chè cho thấy: Các dòng chè
nghiên cứu có bề mặt lá từ phẳng, nhẵn cho tới hơi gồ ghề, gồghề. Quan sát răng cưa mép lá cho thấy : các dòng chè nghiên cứu có răng cưa nông, sâu không đều cho tới răng cưa sắc. Đây là những đặc trưng cơ bản của giống mà không chịu tác động nhiều của ngoại cảnh môi trường.
Hình dạng của chóp lá là chỉ tiêu có ý nghĩa phân biệt sự khác nhau giữa các dòng, giống chè. Kết quả cho thấy, các dòng, giống chè nghiên cứu có chóp lá hơi tù, hơi nhọn và nhọn.
Góc đính lá là một chỉ tiêu quan trọng, sự phân bố góc lá khác nhau liên quan đến khả năng tiếp nhận ánh sáng mặt trời. Góc đính lá tốt nhất cho quang hợp ở lá chè là 450. Các giống có góc đính lá quá rộng hoặc quá hẹp sẽ không có lợi cho quang hợp. Lá chè có góc đính lá lớn sẽ có lợi trong việc tiếp nhận ánh sáng, nhưng khi cường độ ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, khả năng thoát hơi nước sẽ rất mạnh, hô hấp lớn, tiêu hao nhiều năng lượng. Mặt khác nếu góc đính lá lớn thường xảy ra hiện tượng lá trên che lấp lá phía dưới dẫn đến hiệu suất quang hợp thấp. Các giống có góc đính lá hẹp cho khả năng tiếp nhận ánh sáng ít cũng không có lợi cho năng suất.
Các dòng, giống chè nghiên cứu có góc đính lá dao động từ 46,90 (ĐB K5) đến 55,80 (giống Kim Tuyên). Trong đó, các dòng ĐB K5, ĐB K11 và ĐB K12 có góc đính lá nhỏ hơn 500 , có lợi cho quang hợp. Các dòng còn lại có góc đính lá lớn (>500).