Đặc điểm về sử dụng thuốc trong đơn thuốc

Một phần của tài liệu Phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc trong điều trị đái tháo đường típ 2 ở bệnh nhân ngoại trú bệnh viện thanh nhàn (Trang 49 - 54)

CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Mô tả các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc

3.2.1. Đặc điểm về sử dụng thuốc trong đơn thuốc

Đái tháo đường là một bệnh mạn tính do đó việc sử dụng thuốc sẽ gắn bó với bệnh nhân gần như cả đời, và thường mắc kèm với 2 căn bệnh phổ biến là tăng huyết áp và rối loạn lipid máu. Cả 3 bệnh từ lâu đã được phát hiện, nghiên cứu nên có rất nhiều nhóm thuốc cũng như các hoạt chất để điều trị. Chúng tôi thống kê các thuốc được kê đơn và sử dụng trong quá trình nghiên cứu trên 495 bệnh nhân, tỷ lệ dùng thuốc được tổng hợp trong các bảng 3.4.

Bảng 3.4. Bảng thống kê tỷ lệ dùng thuốc

Số lượng Tỷ lệ

Dùng thuốc ĐTĐ (n=495) 495 100%

Dùng thuốc THA (n=273) 229 83,9%

Dùng thuốc điều chỉnh RLLM (n=476) 174 36,6%

Số thuốc trung bình/đơn 3,92 ±1,28

- 1 đến 4 thuốc/đơn 347 70,1%

- ≥ 5 thuốc/đơn 148 29,9%

Khoảng dao động (min – max) 1 - 7

- Mode: 4 thuốc 162 32,7%

Có 44 bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp nhưng chưa được điều trị (chiếm 16,1%), tỷ lệ này tương đương với nhóm bệnh nhân được chẩn đoán các bệnh tim mạch và bệnh khác. Đặc biệt, số bệnh nhân được dùng thuốc điều trị rối loạn lipid máu là 174 trong tổng 476 bệnh nhân được chẩn đoán chiến 36,6%.

Số thuốc trung bình mỗi bệnh nhân được kê là 3,92 ±1,28 thuốc, với số lượng thuốc dao động trong khoảng từ 1 đến 7 thuốc, trong đó có 29,9% bệnh nhân được kê dùng 5 thuốc trở lên. Tỉ lệ lớn bệnh nhân được sử dụng phối lợp 4 thuốc trong đơn chiếm 32,7%.

40

Thuốc và phác đồ điều trị đái tháo đường.

Bảng 3.5. Đặc điểm dùng thuốc điều trị tiểu đường

Các loại thuốc tiểu đường được dùng Số lượng Tỷ lệ (N=495)

1. Insulin 180 36,4%

- Nhanh, ngắn 68 37,8%

- Trung bình, trung gian 46 25,6%

- Chậm, kéo dài 66 36,7%

- Trộn, hỗn hợp 114 63,3%

2. Sulfonylure 294 59,4%

3. Metformin 400 80,8%

- Metformin đơn thuần 385 96,25%

- Metformin + DPP4 9 2,25%

- Metformin + Sulfonylure 8 2,00%

4. SGLT2 14 2,8%

Trong mẫu nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận 4 nhóm thuốc kiểm soát đường huyết được kê đơn gồm: 3 nhóm thuốc uống là Biguanid, Sulfonylure và ức chế kênh đồng vận chuyển natri-glucose 2 (SGLT2), 1 nhóm thuốc tiêm là Insulin. Phần lớn bệnh nhân được sử dụng Biguanid (Metformin) trong điều trị đái tháo đường với 400 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 80,8%. Ngoài ra, tỷ lệ bệnh nhân được kê đơn dùng Sulfonylure và Insulin cũng khá cao lần lượt chiếm 59,4% và 46,5% bệnh nhân. Nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển natri-glucose 2 (SGLT2) chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhỏ 2,8%.

Từ danh mục thống kê trên, chúng tôi thống kê phác đồ sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Phác đồ sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết đang được áp dụng

Loại phác đồ Nhóm thuốc n (%)

Phác đồ đơn

Tổng 91 (18,4%)

o Insulin 37 (7,5%)

o Sulfonylure 27 (5,5%)

o Metformin 27 (5,5%)

Phác đồ đôi

Tổng 302 (61,0%)

o Metformin + Sulfonylure 206 (41,7%)

o Metformin + Insulin 64 (12,9%)

o 2 Insulin 23 (4,6%)

41

o Insulin + Sulfonylure 5 (1,0%)

o Sulfonylure + SGLT2 1 (0,2%)

o Metformin + SGLT2 2 (0,4%)

o Insulin + SGLT2 1 (0,2%)

Phác đồ ba

Tổng 95 (19,2%)

o Insulin + Sulfonylure + Metformin 51 (10,3%)

o 2 Insulin + Metformin 41 (8,3%)

o Metformin + Sulfonylure + SGLT2 2 (0,4%)

o 2 Insulin + SGLT2 1 (0,2%)

Phác đồ bốn

Tổng 7 (1,4%)

o 2 Insulin + Metformin + SGLT2 5 (1,0%) o Insulin + Metformin + Sulfonylure +

SGLT2

2 (0,4%)

Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, phác đồ điều trị đái tháo đường khá đa dạng, có 4 phác đồ được sử dụng. Trong đó có 91 bệnh nhân sử dụng phác đồ đơn (18,4%), 302 bệnh nhân sử dụng phác đồ đôi (61,0%), 95 bệnh nhân được chỉ định phác đồ ba thuốc (19,2%), và 7 bệnh nhân sử dụng phác đồ 4 thuốc (1,4%). Phác đồ đôi được phối hợp sử dụng cho bệnh nhân nhiều nhất, trong đó chủ yếu là Biguanid (Metformin) kết hợp với Sulfonylure chiếm 41,6%, cùng đó tỷ lệ Biguanid dùng cùng Insulin cũng tương đối cao chiến 12,9%. Theo sau là phác đồ 3 thuốc, chủ yếu bệnh nhân được chỉ định sử dụng nhóm thuốc Insulin, Sulfonylure và Biguanid. Đáng chú ý, trong phác đồ đơn trị liệu xuất hiện 3 nhóm thuốc Insulin, Biguanid và Sulfonylure được sử dụng khá đồng đều, Insulin là phác đồ đơn trị liệu được sử dụng nhiều nhất, không thấy sự xuất hiện của nhóm ức chế SGLT2 trong phác đồ này.

Bảng 3.7. Bảng thống kê việc sử dụng Metformin theo eGFR eGFR

(ml/phút/1.73 m²) Không Met Có Met Tổng

1 ≥ 90 10 28 38

2 60 - < 90 18 167 185

3 45 - < 60 12 33 45

4 30 - < 45 10 4 14

5 15 - < 30 4 0 4

TỔNG 54 232 286

42

Trong số 286 bệnh nhân được làm xét nghiệm creatin máu và tính được mức lọc cầu thận thì có 4 bệnh nhân suy thận độ 5 (Có GFR từ 15 - <30 ml/phút/1.73 m²) đều không dùng Metformin, 14 bệnh nhân suy thận độ 4 (GFR từ 30 - <45 ml/phút/1.73 m²) thì có 4 bệnh nhân dùng Metformin, 10 bệnh nhân không dùng.

Bảng 3.8. Bảng thống kê việc sử dụng Glilozin theo eGFR

eGFR Không sử dụng

Forxiga (Dapagliflozin)

10mg

Jardiance (Empagliflozin)

10mg

Tổng

1 ≥ 90 36 0 2 38

2 60-< 90 182 1 2 185

3 45-< 60 44 1 0 45

4 30-< 45 12 0 2 14

5 15-< 30 4 0 0 4

TỔNG 278 2 6 286

Có 14 bệnh nhân dùng SGLT2, nhưng có 6 bệnh nhân (2 bệnh nhân dùng Dapagliflozin + 4 bệnh nhân dùng Empagliflozin) dùng SGLT2 nhưng không có chỉ số xét nghiệm Creatinin (eGFR).

Thuốc điều trị tăng huyết áp

Bảng 3.9. Thuốc sử dụng kiểm soát huyết áp đang được áp dụng

Loại phác đồ Nhóm thuốc n (%)

(N= 229)

Phác đồ đơn Tổng 74 (23,3%)

Đơn trị liệu

Chẹn canxi (Amlodipin) 20 (8,7%) Ức chế thụ thể AT2 (Candesartan,

Losartan) 33 (14,4%)

Chẹn beta (Bisoprolol, Metoprolol) 21 (9,2%) Thuốc phối hợp cố định liều

Phối hợp với Amlodipin

Ức chế men chuyển + Chẹn canxi

(Perindopril + Amlodipin FDC) 59 (25,8%) Lợi tiểu + Chẹn canxi

(Indapamid + Amlodipin FDC) 3 (1,3%)

Ức chế men chuyển + Lợi tiểu

Lisinopril + HCT

31 (13,6%) Enalapril + HCT

43 Phối hợp với các tác nhân

tác động lên hệ thống renin-angiotensin

Ức chế thụ thể + Lợi tiểu

Telmisartan + HCT

86 (37,5%) Valsartan + HCT

Candesartan + HCT

Chẹn beta + Lợi tiểu Bisoprolol + HCT 6 (2,6%)

Ức chế men chuyển + Chẹn canxi + Chẹn beta

Perindopril + Amlodipin FDC +

Bisoprolol 1 (0,4%)

Có 2 dạng thuốc điều trị tăng huyết áp được kê đơn cho bệnh nhân, trong đó thuốc phối hợp cố định liều được sử dụng nhiều hơn dạng thuốc đơn trị liệu, trong đó nhóm ức chế thụ thể phối hợp với lợi tiểu được dùng nhiều nhất là 86 bệnh nhân (37,5%), và ức chế men chuyển kết hợp với chẹn kênh canxi cũng chiếm tỷ lệ tương tự với 59 bệnh nhân (25,8%). Tiếp theo đó là dạng thuốc đơn trị liệu được kê chiếm 23,3%, và một lượng nhỏ khoảng 0,4% bệnh nhân được sử dụng 3 thuốc điều trị tăng huyết áp.

Thuốc và phác đồ điều trị rối loạn lipid máu

Hình 3.2. Phác đồ sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu được áp dụng

Điều trị rối loạn lipid máu có 2 phác đồ đang được áp dụng, trong đó phác đồ 1 thuốc là 53,4% chiếm tỷ lệ cao hơn so với phác đồ 2 thuốc là 46,6%. Statin đơn độc là nhóm thuốc được kê nhiều nhất với 90 bệnh nhân (51,7%), bên cạnh đó, sự phối hợp của nhóm statin (Atorvastatine) và nhóm ezetrol (Ezetimibe) cũng được sử dụng khá nhiều trong tổng số bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc điều trị.

44

Một phần của tài liệu Phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc trong điều trị đái tháo đường típ 2 ở bệnh nhân ngoại trú bệnh viện thanh nhàn (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)