Xuất phương án phối trộn

Một phần của tài liệu Khả năng phối trộn ethanol vào các loại xăng nhằm cải thiện chỉ số octan, đáp ứng tiêu chuẩn việt nam của xăng không chì (TCVN 67762005) và giảm ô nhiễm môi trường (Trang 78 - 79)

Việc pha trộn ethanol vào xăng không những giải quyết được vấn đề năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt mà còn đáp ứng được vấn đề môi trường đang rất ô nhiễm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào bản chất của từng loại xăng ban đầu: chỉ số octan, hàm lượng oxy… mà ta có các phương án phối trộn khác nhau:

 Đối với MO92 trên thị trường hiện nay, để cải thiện chỉ số octan người ta đã pha vào xăng các phụ gia chứa oxy như MTBE, nên hàm lượng oxy trong xăng cao, chỉ cho phép pha thêm một lượng ethanol nhỏ, khoảng 4%. Trong tương lai, khi sản phẩm xăng MO92 của nhà máy lọc dầu Dung Quất được đưa ra thị trường thì có thể cho phép hàm lượng ethanol pha vào cao hơn do trong xăng này không có các các phụ gia chứa oxy. Vì vậy lượng ethanol pha vào có thể lớn hơn 5% thể tích.

 Đối với xăng MO90 cũng tùy thuộc vào hàm lượng oxy ban đầu mà cho phép phối trộn ethanol vào xăng với các hàm lượng khác nhau. Trong giai đoạn hiện tại, nguồn xăng MO90 được phối trộn từ xăng MO92 có trên thị trường với xăng MO83 của nhà máy lọc dầu Cát Lái. Do đó tùy thuộc vào nguồn phối trộn mà hàm lượng oxy của MO90 sẽ khác nhau. Theo kết quả thí nghiệm, do hàm lượng oxy trong các mẫu gốc cao, nên lượng ethanol cho phép pha vào khoảng từ 3 ÷ 6,5% thể tích.

Trong tương lai, nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ cho ra 3 loại xăng MO90, 92, 95 nhưng trên thị trường chỉ cho phép lưu hành xăng MO92 và MO95. Do đó để giải quyết MO90 có thể sử dụng một trong hai phương án sau:

+ Phương án 1: nhà nước cho lưu hành xăng 90

+ Phương án 2: nâng cao chỉ số octan của xăng 90 thành 92

Trong 2 phương án trên, phương án 2 tối ưu hơn. Có nhiều cách để nâng cao chỉ số octan như: dùng phụ gia cơ kim của sắt, mangan, các hợp chất oxygenat như MTBE, TAME, ETBE, methanol, ethanol…nhưng trong đó dùng phụ gia ethanol là tối ưu do tính sẵn dùng và cải thiện môi trường. Và vấn đề đặt ra là thêm bao nhiêu ethanol vào để vừa nâng chỉ số octan và vừa đảm bảo hàm lượng oxy theo TCVN.

Qua quá trình thực nghiệm trên 3 mẫu xăng 90 ta có kết quả sau: Mẫu RON gốc %kl O ban

đầu %v EtOH %kl O RON (%vEtOH) 1 90 1,4 3 2,329 91,1 3 90 1,199 4 2,468 91,5 6 90,1 0,401 6 2,368 92,2

Trong đó, mẫu 6 có hàm lượng oxy ban đầu thấp nhất, lượng ethanol pha vào cao nhất nên được lựa chọn để dự đoán hàm lượng ethanol cho phép đưa vào xăng MO90 của Dung Quất. Theo dự đoán, có thể đưa vào MO90 của Dung Quất đến 7,127% khối lượng ethanol tương ứng với 7,7% thể tích. Và khi đó chỉ số Octan có thể tăng từ 90 lên đến 92,77.

Một phần của tài liệu Khả năng phối trộn ethanol vào các loại xăng nhằm cải thiện chỉ số octan, đáp ứng tiêu chuẩn việt nam của xăng không chì (TCVN 67762005) và giảm ô nhiễm môi trường (Trang 78 - 79)