Áp suất hơi bão hòa Reid

Một phần của tài liệu Khả năng phối trộn ethanol vào các loại xăng nhằm cải thiện chỉ số octan, đáp ứng tiêu chuẩn việt nam của xăng không chì (TCVN 67762005) và giảm ô nhiễm môi trường (Trang 57)

a/ Theo tài liệu tham khảo[33]

Áp suất hơi bão hòa của ethanol 99,5% rất thấp (17 KPa), thấp hơn nhiều so với mẫu xăng gốc. Nhưng khi pha ethanol vào xăng thì ethanol lại có tác dụng làm tăng áp suất hơi của xăng lên rõ rệt. Tuy nhiên nó không tăng tuyến tính theo tỷ lệ ethanol thêm vào mà tăng đến giá trị lớn nhất gần 5% thể tích ethanol, và sau đó nó bắt đầu giảm xuống khi tăng nồng độ ethanol. Áp suất hơi hỗn hợp tăng cao trong khoảng nồng độ ethanol từ 0 ÷ 10%, khi nồng độ ethanol vượt quá 10% thì áp suất hơi giảm dần. Điều này được thể hiện trong hình 2.23

Hình 2.23 - Ảnh hưởng của ethanol đến áp suất hơi của hỗn hợp

Đồng thời, xăng có áp suất hơi thấp hơn sẽ tăng áp suất hơi cao hơn so với xăng có áp suất hơi cao. Điều này được trình bày rõ trong hình 2.24

Hình 2.24 - Ảnh hưởng RVP của xăng gốc đến sự tăng RVP khi thêm ethanol vào.

Hình 2.24 cho thấy, khi tăng áp suất đầu của xăng gốc sẽ làm giảm áp suất hơi của hỗn hợp 10% ethanol/xăng.

Qua quá trình thực nghiệm ta thu được kết quả áp suất hơi bão hòa REID (kPa) ở bảng 2.9

Mẫu (MO 90)1 (MO 83)2 (MO 90)3 (MO 92)4 (MO 83)5 (MO 90)6

0 57 55,8 53,5 53,5 55 57 1 62 60 58,5 58,8 61 62 2 62,5 61,2 59 61,2 61,5 63 3 63,5 62 60,5 61,6 61,8 63,5 4 64,8 62,5 60,9 62 62 63,6 5 63,8 63,4 62 62,5 62,4 64,1 6 63 62,2 61,5 62,8 62,7 64,5 7 62,2 61,8 61,2 61,7 63 65 8 62,5 61,6 61 61,2 62,5 64 9 62 61 61,4 60,4 62,8 63,4 10 62 61,1 60 62 62

Bảng 2.9 – Áp suất hơi bão hòa của các mẫu xăng gốc và xăng pha ethanol

Biểu diễn các số liệu trên theo đồ thị

Đồ thị 2.9 – Sự thay đổi của áp suất hơi bão hòa theo hàm lượng ethanol

Nhận xét:

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy khi pha ethanol vào xăng gốc sẽ làm tăng áp suất hơi bão hòa (RVP) của hỗn hợp, áp suất này tăng đến một điểm cực đại rồi

giảm dần theo độ tăng nồng độ ethanol trong xăng. Tuy nhiên kết quả này vẫn đảm bảo TCVN 6776:2005 về xăng không chì (Theo tiêu chuẩn, RVP = 43 ÷ 75 kPa).

Điều này được giải thích là ethanol có tương tác với một vài hydrocacbon trong thành phần của xăng. Cụ thể là ethanol tạo hỗn hợp đẳng phí ở một tỷ lệ nào đó với các hydrocacbon nhẹ như: n-pentan, n-hexan,… Hỗn hợp đẳng phí này có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiệt độ sôi của các cấu tử thành phần. Do vậy khi pha ethanol vào xăng với một tỷ lệ nhất định sẽ làm tăng áp suất hơi bão hòa của hỗn hợp.

Một phần của tài liệu Khả năng phối trộn ethanol vào các loại xăng nhằm cải thiện chỉ số octan, đáp ứng tiêu chuẩn việt nam của xăng không chì (TCVN 67762005) và giảm ô nhiễm môi trường (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w