Cồn có thể gây hư hại và ăn mòn các chi tiết của động cơ. Tuy nhiên, với kết quả khi khảo sát tính chất ăn mòn mảnh đồng ở 50oC, 3h trong tất cả các mẫu xăng gốc và các mẫu khi pha ethanol vào từ 1 - 10 % thể tích đều cho ăn mòn mảnh đồng loại 1, thỏa mãn TCVN 2694 : 2000 (ASTM D 130).
Như vậy, khi pha thêm ethanol vào xăng trong phạm vi thí nghiệm vẫn đảm bảo ít gây hư hại và ăn mòn các chi tiết của động cơ.
2.2.3.4 Hàm lượng lưu huỳnh
Kết quả đo hàm lượng lưu huỳnh (ppm) trong các mẫu xăng được thể hiện ở bảng 2.8
Lô
Mẫu (MO 90)1 (MO 83)2 (MO 90)3 (MO 92)4 (MO 83)5 (MO 90)6
0 147 235 180 144 261 260 1 159 284 189 151 280 251 2 171 288 200 165 305 239 3 184 293 204 172 323 231 4 189 298 215 187 337 226 5 195 308 223 194 349 220 6 200 318 247 205 367 215 7 207 327 257 216 379 211 8 213 332 261 233 389 208 9 220 341 278 241 390 205 10 226 293 261 394 202
Bảng 2.8 – Hàm lượng lưu huỳnh các mẫu xăng gốc và xăng pha ethanol
Biễu diễn các số liệu trên theo đồ thị 2.8
Đồ thị 2.8 – Sự phụ thuộc của hàm lượng lưu huỳnh theo % thể tích ethanol
Nhận xét:
Khi pha ethanol vào xăng, tùy thuộc vào hàm lượng S trong ethanol mà ta thu được các kết quả khác nhau:
- Đối với các mẫu từ MO90 (1) đến MO83 (5), do hàm lượng S trong ethanol cao hơn trong xăng nên khi % thể tích ethanol trong xăng càng cao, hàm lượng S trong các mẫu càng cao.
- Đối với mẫu MO90 (6), hàm lượng S trong ethanol thấp hơn trong xăng nên khi % thể tích ethanol trong xăng tăng, hàm lượng S trong các mẫu càng giảm.
Tuy nhiên, hàm lượng S trong mẫu xăng gốc thấp nên hàm lượng S trong các mẫu xăng pha ethanol đều có hàm lượng S nhỏ hơn 500 ppm, thỏa mãn TCVN 6776:2005.