CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình
1.2.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Ninh Bình
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Ninh Bình là tỉnh ở phía nam của vùng đồng bằng Bắc Bộ, cách Hà Nội hơn 90 km về phía Nam, nằm trên tuyến giao thông quan trọng nhất của đất nước (tuyến Bắc – Nam). Ninh Bình nằm ở vị trí từ 19o50 đến 20o26 vĩ độ Bắc và từ 105o32 đến 106o20 kinh độ Đông, ranh giới của tỉnh đƣợc xác định nhƣ sau:
+ Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam;
+ Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Nam Định;
Luận văn thạc sĩ Khoa học
15 + Phía Đông Nam giáp biển Đông;
+ Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hoá;
+ Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Hoà Bình [18].
Hình 1.7. Vị trí hành chính tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình có vị trí địa lý lý tưởng để phát triển kinh tế - xã hội do thuộc khu vực kinh tế trọng điểm của đồng bằng Bắc Bộ và liền kề với tam giác phát triển kinh tế là: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
1.2.1.2. Địa hình
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.391 km2. Tỉnh Ninh Bình có 08 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành phố Ninh Bình, thành phố Tam Điệp, huyện Kim Sơn, huyện Yên Khánh, huyện Yên Mô, huyện Hoa Lƣ, huyện Gia Viễn và huyện Nho Quan. Tỉnh có địa hình khá đa dạng với 03 loại địa hình chính là: địa hình đồi núi ở phía Tây, Tây Nam, địa hình đồng bằng trũng xen kẽ núi đá vôi ở khu vực trung tâm, địa hình hình đồng bằng phì nhiêu phía Đông Nam và bãi bồi ven biển [18].
Luận văn thạc sĩ Khoa học
16 1.2.1.3. Khí hậu
Ninh Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết hàng năm chia thành 4 mùa rõ rệt là: xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C. Số lƣợng giờ nắng trong năm trung bình trên 1.100 giờ. Lƣợng mƣa trung bình năm đạt 1.800mm [18].
1.2.1.4. Giao thông
Ninh Bình là một điểm nút giao thông quan trọng từ miền Bắc vào miền Trung và miền Nam.
- Đường bộ: Trên địa bàn tỉnh có: quốc lộ 1A, cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, quốc lộ 10, quốc lộ 12A, 12B, 59A;
- Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc- Nam chạy qua tỉnh Ninh Bình có chiều dài 19 km với 04 ga là: ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Ghềnh và ga Đồng Giao, thuận tiện trong vận chuyển hành khách, hàng hoá và vật liệu xây dựng;
- Đường thuỷ: Tỉnh Ninh Bình có hệ thống giao thông thuỷ rất thuận lợi do có nhiều con sông lớn nhƣ: sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, sông Vân và sông Lạng.
Ngoài ra, tỉnh còn có các cảng lớn nhƣ: cảng Ninh Phúc, cảng Ninh Bình, cảng Kim Sơn, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh [18].
1.2.1.5. Thủy văn
Hệ thống sông ngòi ở Ninh Bình bao gồm: hệ thống sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bôi, sông Ân, sông Vạc, sông Lạng và sông Vân Sàng, với tổng chiều dài 496km, phân bố rộng khắp trong toàn tỉnh. Mật độ sông suối bình quân 0,5km/km2, các sông thường chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đổ ra biển Đông [18].
1.2.1.6. Tài nguyên a. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.390km2 với các loại đất phù sa, đất Feralitic [18].
b. Tài nguyên nước
Bao gồm tài nguyên nước mặt và tài nguyên nước ngầm
Luận văn thạc sĩ Khoa học
17
- Tài nguyên nước mặt: Khá dồi dào, thuận lợi cho việc tưới tiêu, phát triển sản xuất nông nghiệp và dịch vụ giao thông vận tải thuỷ. Ninh Bình có mật độ các hệ thống sông, suối ở mức trung bình với tổng chiều dài các con sông chính là trên 496km, chiếm diện tích 3.401ha, mật độ đạt 0,5km/km2. Bên cạnh đó, trong tỉnh còn có 21 hồ chứa nước lớn, chiếm diện tích là 1.270ha, với dung tích là 14,5 triệu m3 nước, có năng lực tưới cho 4.438 ha.
- Nguồn nước ngầm: nước ngầm ở Ninh Bình chủ yếu thuộc địa bàn huyện Nho Quan và thị xã Tam Điệp. Tổng lượng nước ngầm khu vực Rịa (Nho Quan) đạt 361.391m3/ngày, khu vực Tam Điệp đạt 112.183m3/ngày.
c. Tài nguyên rừng
So với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình là tỉnh có diện tích rừng lớn nhất với khoảng 19.033ha, chiếm 23,5% diện tích rừng của vùng, chiếm 13,3%
diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
- Rừng tự nhiên: tổng diện tích là 13.633,2ha, trữ lƣợng gỗ 1,1 triệu m3, tập trung chủ yếu ở huyện Nho Quan. Trong đó rừng nguyên sinh Cúc Phương thuộc loại rừng nhiệt đới điển hình, động thực vật đa dạng, phong phú.
- Rừng trồng: diện tích đạt 5.387ha, tập trung ở huyện Nho Quan, Hoa Lƣ, Kim Sơn và thành phố Tam Điệp, với các cây trồng chủ yếu là thông nhựa, keo, bạch đàn, cây ngập mặn (vẹt và sậy).
d. Tài nguyên biển
Bờ biển Ninh Bình dài trên 18km với hàng nghìn hecta bãi bồi. Cửa Đáy là cửa lớn nhất, có độ sâu khá lớn, đảm bảo cho tàu thuyền có trọng tải hàng ngàn tấn ra vào thuận tiện.
Vùng biển Ninh Bình có tiểm năng nuôi trồng, khai thác, đánh bắt nguồn lợi hải sản với sản lƣợng từ 2.000 - 2.500tấn/năm.
e. Tài nguyên khoáng sản
- Đá vôi: đá vôi là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của Ninh Bình. Với những dãy núi đá vôi khá lớn, chạy từ Hoà Bình, theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, qua Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lƣ, thị xã Tam Điệp, Yên Mô, kéo dài ra tới tận biển Đông, dài hơn 40 km, diện tích trên 12.000 ha, trữ lƣợng hàng chục tỷ mét khối đá
Luận văn thạc sĩ Khoa học
18
vôi và hàng chục triệu tấn Đolomit. Đây là nguồn nguyên liệu lớn để sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng và một số hóa chất khác.
- Đất sét: phân bố rải rác ở các vùng đồi núi thấp thuộc: xã Yên Sơn, Yên Bình (thị xã Tam Điệp), huyện Gia Viễn và huyện Yên Mô, dùng để sản xuất gạch ngói và nguyên liệu ngành đúc.
- Nước khoáng: nước khoáng của Ninh Bình có chất lượng tốt, tập trung chủ yếu ở Cúc Phương (Nho Quan) và Kênh Gà (Gia Viễn), có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và du lịch với trữ lượng lớn. Đặc biệt nước khoáng Kênh Gà có độ mặn và thường xuyên có độ nóng vào khoảng 53 - 540C. Nước khoáng Cúc Phương có thành phần Magie bicarbonat cao, có thể sử dụng làm nước giải khát và chữa bệnh.
- Than bùn: trữ lƣợng nhỏ, khoảng trên 2 triệu tấn, phân bố ở các xã: Gia Sơn, Sơn Hà (Nho Quan), Quang Sơn (thành phố Tam Điệp), có thể sử dụng để sản xuất phân vi sinh, phục vụ sản xuất nông nghiệp.