CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình
Tính đến tháng 12 năm 2017, dân số toàn tỉnh Ninh Bình là 961.915 người.
Trong đó, dân số thành thị là 201.091 người, dân số nông thôn là 760.824 người.
Mật độ dân số trung bình 694 người/km2, thấp nhất là huyện Nho Quan có mật độ trung bình là 336 người/km2, cao nhất là thành phố Ninh Bình với 2.634 người/km2. Tỷ suất sinh thô là 13,47‰, tỷ suất tử thô là 5,7‰, tỷ lệ tăng tự nhiên là 7,77‰.
Tổng số lao động trên địa bàn toàn tỉnh năm 2017 là 642.900 người.Trong đó, số người tham gia lao động sản xuất phân theo thành phần kinh tế như sau:
- Khu vực Nhà nước: 45.700 người;
- Khu vực ngoài Nhà nước: 532.700 người;
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: 27.500 người.
Năm 2017 tỷ lệ người thất nghiệp trong toàn tỉnh chỉ còn chiếm 1,7% tổng dân số toàn tỉnh [9].
1.2.2.2. Văn hóa - Giáo dục - Y tế:
Tính đến hết năm 2017, trên địa bàn tỉnh có: 01 Trung tâm Văn hóa thông tin cấp tỉnh, 10 Trung tâm Văn hóa thông tin cấp huyện, 8 thƣ viện (có 29.821 đầu sách
Luận văn thạc sĩ Khoa học
19
- bản); có 145 xã, phường, thị trấn được phủ sóng truyền thanh - truyền hình; có 304 di tích lịch sử đƣợc xếp hạng.
Năm 2017 toàn tỉnh có: 151 trường giáo dục mẫu giáo (148 trường công lập, 03 trường ngoài công lập), 319 trường học phổ thông (trong đó, có 150 trường tiểu học, 142 trường trung học cơ sở, 24 trường trung học phổ thông công lập, 03 trường trung học phổ thông ngoài công lập). Số người biết chữ trong toàn tỉnh chiếm 97,9% dân số toàn tỉnh. Đến hết năm 2017, toàn tỉnh có 171 cơ sở y tế, trong đó có:
14 bệnh viện, 12 phòng khám đa khoa khu vực, 145 trạm y tế xã, phường, thị trấn với tổng số 3.020 giường bệnh và 2.815 cán bộ y tế [9].
1.2.2.3. Phát triển kinh tế
Tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2017 (GRDP) theo giá năm 2010 ƣớc đạt 33.762,452 tỷ đồng, tăng 8,2% so với năm 2016, bình quân thu nhập đầu người đạt 44.275.000 đồng/người. Tốc độ tăng trường GRDP trung bình giai đoạn 2010-2017 đạt 7,38%/năm.
Hình 1.8. GRDP của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 -2017 (tính theo giá năm 2010)
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình 2017)[9]
a. Ngành công nghiệp
Tại Ninh Bình công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, xi măng, thép cán là những sản phẩm chủ yếu, chiếm tỷ
19.290
24.172
29.115
33.762
20.534
31.205
23.208 21.598
- 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017 Thời gian (năm)
GRDP (tỷ đồng)
Luận văn thạc sĩ Khoa học
20
trọng lớn. Đây là yếu tố cơ bản tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, làm thay đổi quy mô sản xuất và cơ cấu kinh tế chung của tỉnh.
b. Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề
Trên địa bàn tỉnh có 69 làng nghề chủ yếu là sản xuất cói, mây tre, chế biến thực phẩm và thêu ren…Một số làng nghề truyền thống của tỉnh đã đƣợc khôi phục và phát huy thế mạnh nhƣ nghề thêu ren xuất khẩu ở các xã huyện Hoa Lƣ, dệt cói (Kim Sơn), hàng mộc tinh xảo (xã Ninh Phong), nghề chạm khắc đá (Ninh Vân).
Làng nghề sản xuất thực phẩm của tỉnh Ninh Bình tập trung tại hai huyện Yên Khánh và Yên Mô. Tuy nhiên, loại hình làng nghề này còn rất truyền thống, công nghệ thô sơ. Sản phẩm của làng nghề chủ yếu để phục vụ người dân tại địa phương hoặc được đem đi tiêu thụ ở các khu vực khác trong tỉnh [18].
c. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Do nằm trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy được phù sa bồi đắp, Ninh Bình có nhiều điều kiện để phát triển nông nghiệp. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn tỉnh cả năm 2017 ước đạt 103,4 nghìn ha. Trong đó, diện tích cây lương thực có hạt đạt 83,9 nghìn ha (diện tích cây lúa đạt 77,7 nghìn ha, diện tích cây ngô đạt trên 6,1 nghìn ha). Giá trị sản xuất trên một ha đất canh tác năm 2017 là 110,412 triệu đồng, năng suất lúa đạt 57,5 tạ/ha.
Chăn nuôi phát triển khá toàn diện, tổng đàn gia súc, gia cầm ngày càng tăng, chất lƣợng dần đƣợc nâng cao, dịch bệnh đƣợc kiểm soát. Đã có nhiều trang trại chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp. Tuy nhiên, chất thải của ngành chăn nuôi ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.
Sản xuất thuỷ sản tiếp tục phát triển khá. Năm 2017, diện tích nuôi trồng 10.283 ha, giá trị sản xuất chiếm 13,1% tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản [9].
d. Thương mại - dịch vụ
Mạng lưới các cơ sở kinh doanh thương mại, khách sạn, nhà hàng hoạt động dịch vụ ngày càng được phân bố rộng khắp, trước hết phải kể đến sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các đơn vị tham gia hoạt động thị trường, bao gồm các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và đông đảo hộ kinh doanh cá thể. Mạng lưới
Luận văn thạc sĩ Khoa học
21
chợ, các điểm bán hàng hoá kinh doanh dịch vụ phát triển rộng khắp. Đặc biệt, các loại hình thị trường như trung tâm thương mại, siêu thị và các khách sạn, nhà hàng đạt tiêu chuẩu cao cũng đƣợc hình thành và phát triển.
Năm 2017, du lịch Ninh Bình đón 7.056.340 lƣợt khách, tăng 9,5% so với năm 2016, trong đó khách nội địa là 6.197.327 lƣợt khách, tăng 8,2% so với năm 2016, khách quốc tế là 859.000 lượt khách, tăng 20% so với năm 2016, khách lưu trú qua đêm đạt 1.018.468 ngày khách, tăng 40,9% so với cùng kỳ năm 2016. Doanh thu du lịch đạt 2.524.591 tỷ đồng, đạt 143% so với kế hoạch năm 2017, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2016 [15].
Luận văn thạc sĩ Khoa học
22