CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng môi trường không khí tỉnh Ninh Bình năm 2017
3.1.4. Hiện trạng môi trường không khí huyện Gia Viễn
Trên địa bàn huyện Gia Viễn các nghiên cứu đã tiến hành quan trắc tại 04 điểm là: trung tâm thị trấn Me (GV-K1), khu bảo tồn Vân Long (GV-K2), khu vực KCN Gián Khẩu - cạnh đường quốc lộ 1A (GV-K3), khu vực KCN Gián Khẩu - cạnh nhà máy The Vissai (GV-K4).
3.1.4.1. Hàm lượng bụi TSP
Kết quả quan trắc hàm lƣợng bụi của các điểm quan trắc trên địa bàn huyện Gia Viễn đƣợc thể hiện trong hình 3.13.
Hình 3.13. Hàm lƣợng TSP tại các điểm quan trắc trên địa bàn huyện Gia Viễn Hàm lƣợng bụi TSP tại các điểm quan trắc của huyện Gia Viễn phần lớn đều vƣợt QCVN 05:2013/BTNMT từ 1,4 đến 3,7 lần, duy nhất chỉ có điểm GV-K2 là có hàm lượng bụi nằm dưới QCVN. Đặc biệt, có hai điểm có nồng độ bụi rất cao là GV-K3 và GV-K4. Cả hai điểm quan trắc này đều ở khu vực KCN Gián Khẩu nơi tiếp giáp với các đường giao thông lớn, có mật độ các phương tiện giao thông lớn là quốc lộ 1A và tỉnh lộ 477. Bên cạnh đó, KCN Gián Khẩu còn có nhà máy xi măng
0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2
GV-K1 GV-K2 GV-K3 GV-K4
Điểm quan trắc Hàm lượng bụi TSP (mg/m3 )
04/2017 11/2017
QCVN 05:2013/
BTNMT
Luận văn thạc sĩ Khoa học
44
The Vissai là nguồn gây ô nhiễm bụi rất lớn do quá trình khai thác, vận chuyển đá vôi, phụ gia, than đá về nhà máy cùng quá trình sản xuất và vận chuyển xi măng, clinke đến nơi tiêu thụ.
3.1.4.2. Nồng độ các khí SO2, CO, NO2
Kết quả phân tích các khí: SO2, CO, NO2 trên địa bàn huyện Gia Viễn đƣợc thể hiện qua bảng 3.3 cho thấy nồng độ các khí SO2, CO, NO2 đều nằm trong QCVN.
Bảng 3.3. Nồng độ các khí SO2, CO, NO2 của các điểm quan trắc trên địa bàn huyện Gia Viễn
Nồng độ khí SO2 dao động trong khoảng từ 0,11 mg/m3 đến 0,22 mg/m3, cao nhất là tại điểm GV-K3 vào tháng 11/2017, đây là điểm gần nhà máy xi măng The Vissai, việc sản xuất xi măng sử dụng than đá là một nguyên nhân quan trọng làm gia tăng SO2 trong không khí tại điểm quan trắc này.
Nồng độ khí NO2 dao động trong khoảng từ 0,09 đến 0,25 mg/m3, cao nhất cũng tại điểm GV-K3 với lý do nhƣ trên.
Nồng độ khí CO trên địa bàn huyện dao động trong khoảng từ 2,17 mg/m3 đến 5,58 mg/m3, nhỏ hơn khá nhiều so với QCVN (30 mg/m3).
Thời gian
Thông số
Đơn vị
Điểm quan trắc QCVN
05:2013/
BTNMT GV-K1 GV-K2 GV-K3 GV-K4
Tháng 04/2017
SO2 mg/m3 0,15 0,05 0,21 0,19 0,35
CO mg/m3 5,38 2,17 4,44 4,59 30
NO2 mg/m3 0,09 0,1 0,16 0,21 0,3
Tháng 07/2017
SO2 mg/m3 0,21 0,11 0,27 0,22 0,35
CO mg/m3 4,97 2,63 5,58 4,74 30
NO2 mg/m3 0,15 0,12 0,25 0,17 0,3
Luận văn thạc sĩ Khoa học
45 3.1.4.3. Độ ồn
Độ ồn tại 04 điểm quan trắc trên địa bàn huyện Gia Viễn cao xấp xỉ thậm chí vƣợt QCVN (điểm GV-K4 vào tháng 04/2017), chỉ có điểm GV-K2 tại khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long là có độ ồn thấp. Tuy nhiên, độ ồn tại điểm quan trắc này cũng đang bị ảnh hưởng bởi hoạt động nổ mìn, khai thác, vận chuyển đá tại các khu vực xung quanh, mặc dù đây là khu bảo tồn nghiêm ngặt, nơi bảo tồn các loài chim nước và đặc biệt là loài Voọc mông trắng quý hiếm.
Hình 3.14. Độ ồn tại các điểm quan trắc trên địa bàn huyện Gia Viễn 3.1.4.4. Giá trị AQI
Tiến hành tính toán giá trị AQIhx của từng thông số của các điểm trong hai đợt quan trắc vào tháng 04/2017 và tháng 11/2017 trên địa bàn huyện Gia Viễn, sau đó lấy giá trị AQIhx max để chọn ra AQI của các điểm trong các đợt quan trắc, kết quả đƣợc thể hiện qua hình 3.15.
Dựa vào các kết quả đƣợc thể hiện qua hình 3.15 có thể thấy chỉ có giá trị AQI của điểm GV-K2 là nằm trong mức Trung bình, trong khi đó điểm GV-K4 đã nằm ở mức Nguy hại và điểm GV-K3 nằm ở mức Xấu. Nguyên nhân chính dẫn đến việc AQI của huyện cao có thể là do hoạt động sản xuất của nhà máy xi măng The Vissai (công suất 2,7 triệu tấn/năm) cùng các hoạt động giao thông và khai thác đất đá trên địa bàn huyện.
0 10 20 30 40 50 60 70 80
GV-K1 GV-K2 GV-K3 GV-K4
Điểm quan trắc
Độ ồn (dB)
04/2017 11/2017
QCVN 26:2010/
BTNMT
Luận văn thạc sĩ Khoa học
46