Hiện trạng môi trường không khí thành phố Ninh Bình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học đánh giá hiện trạng và ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe người dân tại tỉnh ninh bình (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng môi trường không khí tỉnh Ninh Bình năm 2017

3.1.1. Hiện trạng môi trường không khí thành phố Ninh Bình

Tại thành phố Ninh Bình nghiên cứu đã tiến hành quan trắc tại 05 điểm là:

nút giao thông cầu Lim (NB-K1), ngã ba Vũng Trắm (NB-K2), đường Hoàng Diệu–

phường Thanh Bình (NB-K3), nút giao thông ngã tư Hoa Đô (NB-K4), ngã ba vào cảng Ninh Phúc (NB-K5) trong tháng 04/2017 và tháng 11/2017.

3.1.1.1. Hàm lượng bụi TSP

Tiến hành quan trắc bụi TSP tại 05 điểm trên địa bàn thành phố Ninh Bình, kết quả quan trắc đƣợc thể hiện trong hình 3.1.

Hình 3.1. Hàm lƣợng bụi TSP tại các điểm quan trắc trên địa bàn thành phố Ninh Bình

Qua hình 3.1 có thể thấy hàm lƣợng bụi TSP tại các điểm đều vƣợt QCVN 05:2013/BTNMT từ 1,8 đến 3,0 lần. Điều này có thể đƣợc giải thích là do các điểm quan trắc đều nằm trên các tuyến đường giao thông huyết mạch, có mật độ các phương tiện tham gia giao thông cao, đặc biệt là sự gia tăng các phương tiện vận tải hạng nặng như: xe tải, xe bồn, xe container... Ngoài ra,công tác quản lý môi trường đô thị còn lỏng lẻo, tình trạng người dân đổ vật liệu xây dựng lấn chiếm lòng hè

0,00 0,10 0,20 0,30 0,40 0,50 0,60 0,70 0,80 0,90 1,00

KK1 KK2 KK3 KK4 KK5

Điểm lấy mẫu Hàmng TSP (mg/m3 )

04/2017 11/2017

QCVN 05:2013/

BTNMT

Luận văn thạc sĩ Khoa học

33

đường, các xe tải trong quá trình vận chuyển rơi vãi đất đá, không phủ kín bạt xảy ra khá phổ biến.

3.1.1.2. Nồng độ các khí SO2, CO, NO2

Tiến hành quan trắc 02 đợt khí SO2 tại 05 điểm quan trắc trên địa bàn thành phố Ninh Bình cho thấy nồng độ SO2 tại tất cả các điểm đều nằm dưới QCVN 05:2013/BTNMT.

Tuy nhiên, nồng độ khí SO2 của các điểm đều tương đối cao dao động trong khoảng từ 0,19 đến 0,32 mg/m3. Điều này có thể đƣợc giải thích là do thành phố Ninh Bình có mật độ dân cư cao (2.588 người/km2) và nằm giữa 03 khu công nghiệp lớn là: khu công nghiệp Gián Khẩu, khu công nghiệp Phúc Sơn và khu công nghiệp Khánh Phú. Bên cạnh đó, một nguồn ô nhiễm rất lớn ảnh hưởng đến nồng độ khí SO2 của thành phố là nhà máy nhiệt điện Ninh Bình. Mặc dù, nhà máy đã có nhiều biện pháp để xử khí thải nhƣng việc đặt một nhà máy nhiệt điện sản xuất điện bằng than đá tại trung tâm của thành phố là một điều bất hợp lý.

Bảng 3.1. Nồng độ các khí SO2, CO, NO2 của các điểm quan trắc trên địa bàn thành phố Ninh Bình

Thời gian

Thông

số Đơn vị

Điểm quan trắc QCVN

05:2013/

BTNMT NB -

K1

NB - K2

NB - K3

NB - K4

NB - K5

Tháng 04/2017

SO2 mg/m3 0,22 0,2 0,19 0,27 0,27 0,35 CO mg/m3 7,12 5,61 7,62 8,46 7,5 30 NO2 mg/m3 0,22 0,12 0,16 0,17 0,2 0,3

Tháng 11/2017

SO2 mg/m3 0,29 0,27 0,23 0,24 0,32 0,35 CO mg/m3 8,9 7,18 9,35 8,72 8,24 30 NO2 mg/m3 0,2 0,15 0,21 0,22 0,24 0,3 Nồng độ khí CO trong hai đợt quan trắc của thành phố dao động trong khoảng từ 5,61 đến 9,3 mg/m3, tuy nhỏ hơn QCVN nhưng là tương đối lớn nếu so

Luận văn thạc sĩ Khoa học

34

với các huyện, thành phố khác trên địa bàn thành phố Ninh Bình.

Nồng độ khí NO2 trong môi trường không khí của thành phố dao động trong khoảng từ 0,12 đến 0,24 mg/m3, cao nhất là tại điểm NB-K5, đây là điểm gần khu công nghiệp Khánh Phú và nằm trên tuyến đường và cảng Ninh Phúc với nhiều phương tiện tham gia giao thông đặc biệt là các xe tải hạng nặng, container.

3.1.1.3. Độ ồn

Tiến hành đo độ ồn tại 05 điểm quan trắc cho thấy độ ồn trên địa bàn thành phố Ninh Bình tương đối lớn dao động trong khoảng từ 64,4 – 72,4 dB, một số vượt đã QCVN về độ ồn nhƣ NB-K2 (đạt 71,2 dB vào tháng 11/2017), NB-K4 (đạt 72,4 dB vào tháng 04/2017 và đạt 70,9 dB vào tháng 11/2017). Điều này là do các điểm đều nằm trên các trục đường lớn, có nhiều phương tiện giao thông đặc biệt là xe container chạy qua như: quốc lộ 1A, đường vào cảng Ninh Phúc một trong cảng lớn của tỉnh Ninh Bình.

Hình 3.2. Độ ồn tại các điểm quan trắc trên địa bànthành phố Ninh Bình 3.1.1.4. Giá trị AQI

Tiến hành tính giá trị AQIh của các điểm của cả hai đợt quan trắc trên địa bàn thành phố Ninh Bình cho kết quả đƣợc thể hiện qua hình 3.3.

Có thể thấy rằng giá trị AQI của các điểm trong cả hai đợt quan trắc phần lớn có giá trị nằm trong ngƣỡng Xấu (AQI từ 200 đến 300), thậm chí có điểm NB-K2 (AQI vào tháng 11/2017 đạt 297) còn xấp xỉ mức Nguy hại (AQI ≥ 300), chỉ có 01

0 10 20 30 40 50 60 70 80

NB-K1 NB-K2 NB-K3 NB-K4 NB-K5

Điểm quan trắc

Đn (dB)

04/2017 11/2017

QCVN 26:2010/

BTNMT

Luận văn thạc sĩ Khoa học

35

điểm quan trắc (điểm NB-K3 đợt tháng 04/2017 đạt AQI = 177) là đạt mức Kém (AQI từ 100 đến 200). Điều này cho thấy chất lƣợng không khí tại các nút giao thông của thành phố Ninh Bình đã ở mức báo động.

Hình 3.3. Giá trị AQI tại các điểm quan trắc trên địa bàn thành phố Ninh Bình Cũng thông qua việc tính toán chỉ số AQI cho thấy AQI tại các điểm quan trắc của thành phố cao là do hàm lƣợng bụi TSP, chỉ số AQI của bụi TSP cao hơn nhiều so với chỉ số AQI của độ ồn và các khí: CO, SO2, NO2.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học đánh giá hiện trạng và ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe người dân tại tỉnh ninh bình (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)