Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học đánh giá hiện trạng và ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe người dân tại tỉnh ninh bình (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp lấy mẫu ngoài thực địa

Quy trình kỹ thuật quan trắc thực hiện theo Thông tƣ số 28/2011/TT- BTNMT ngày 01/08/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn.

Lấy mẫu để quan trắc chất lượng không khí theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5971:1995; TCVN 7725:2007 ; TCVN 5067:1995 ; TCVN 6138:1996.

+ Bụi TSP đƣợc lấy bằng thiết bị lẫy mẫu bụi Staplex (model TFIA-2F, do hãng Staplex của Mỹ sản xuất);

+ Các mẫu khí SO2 và NO2 đƣợc hấp thụ bằng dung dịch hấp thụ đựng trong ống impinger của thiết bị lấy mẫu khí Kimoto (model HS-7 do hãng Kimoto của Nhật Bản sản xuất). Dung dịch hấp thụ khí SO2 là dung dịch TCM (tetraclorua mercurat); dung dịch hấp thụ khí NO2 là dung dịch NaOH. Khí CO đƣợc hấp thụ trong dung dịch PdCl2 đựng trong bình chân không dung tích 500 ml;

 Độ ồn tại các điểm quan trắc đƣợc đo bằng máy đo độ ồn Lutron (model SL4012, dải đo từ 30-130 dB do hãng Lutron của Đài Loan sản xuất).

Mẫu bụi đƣợc cho vào bao kép, đóng nắp bao cẩn thận, xếp vào hộp kín và bảo quản ở điều kiện thường;

Các mẫu khí lấy xong đƣợc bảo quản trong bình lạnh có nhiệt độ 50C và vận chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích;

Khi lấy mẫu bằng ống hấp thụ, lấy mẫu xong rót mẫu vào lọ thủy tinh có nút nhám hoặc ống nghiệm có nút chắc chắn, đặt trong giá đỡ và cho vào bình lạnh vận chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích.

2.4.2. Phương pháp phân tích mẫu khí

Phương pháp phân tích xác định các thông số chất lượng không khí thực hiện

Luận văn thạc sĩ Khoa học

29

theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế đƣợc thực hiện tại phòng Phân tích – Viện Khoa học môi trường và sức khỏe cộng đồng.

- TCVN 5971:1995 (ISO 6767:1990) – Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh điôxit. Phương pháp tetrachloromercurat (TCM)/Pararosanilin [22].

- TCVN 7725:2007 (ISO 4224:2000) – Không khí xung quanh. Xác định cacbon monoxit. Phương pháp đo phổ hồng ngoại không phân tán [24].

- TCVN 5067:1995 – Chất lượng không khí. Phương pháp khối lượng xác định hàm lƣợng bụi [19].

- TCVN 6138:1996 (ISO 7996:1985) – Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối lượng của các nitơ ôxit. Phương pháp quang hóa học [23].

2.4.3. Phương pháp điều tra xã hội học

 Sử dụng mẫu phiếu điều tra xã hội học: “Phiếu điều tra các bệnh thường gặp do ô nhiễm không khí” đối với người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Phát phiếu điều tra xã hội học tại các điểm thu mẫu, dựa vào số liệu tính chỉ số AQI từ số liệu quan trắc năm 2016, nhóm tác giả đã tiến hành phát phiếu điều tra hai đợt (tháng 04/2017 và tháng 11/2017) theo nguyên tắc:

- Các điểm có chỉ số AQI ở mức Tốt và Trung bình phát 02 phiếu/điểm quan trắc;

- Các điểm có chỉ số AQI ở mức Kém phát 04 phiếu/điểm quan trắc;

- Các điểm có chỉ số AQI ở mức Xấu và Nguy hại phát 06 phiếu/điểm quan trắc.

 Sử dụng mẫu phiếu điều tra xã hội học: “Phiếu điều tra các bệnh thường gặp do ô nhiễm không khí” đối với 14 bệnh viện nằm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Đối với những bệnh viện có số liệu thống kê bệnh từ năm 2015 đến năm 2017 sẽ đƣợc phát 03 phiếu điều tra.

Đối với những bệnh viện chỉ có số liệu thống kê bệnh năm 2017 sẽ đƣợc phát 01 phiếu điều tra.

Luận văn thạc sĩ Khoa học

30 2.4.4. Phương pháp phân tích số liệu

2.4.4.1. Tính toán chỉ số chất lượng không khí (AQI)

 Tính toán giá trị AQI theo giờ:

Giá trị AQI theo giờ của từng thông số (AQIhx):

AQIhx =TSx QCx.100

- TSx: Giá trị quan trắc trung bình 1 giờ của thông số X.

- QCx: Giá trị quy chuẩn trung bình 1 giờ của thông số X

- AQIhx: Giá trị AQI theo giờ của thông số X (đƣợc làm tròn thành số nguyên).

 Sau khi đã có giá trị AQI hx theo giờ của mỗi thông số, chọn giá trị AQI lớn nhất của 05 thông số trong cùng một thời gian (01 giờ) để lấy làm giá trị AQI theo giờ.

AQIh = max(AQIhx)

So sánh chỉ số chất lƣợng không khí đã đƣợc tính toán với bảng phân hạng chất lượng không khí của Tổng cục Môi trường ban hành [5].

Bảng 2.3. Bảng phân hạng chất lƣợng không khí theo giá trị AQI (Nguồn: Tổng cục Môi trường 2011 [5]

Khoảng giá trị AQI

Chất lƣợng

không khí Ảnh hưởng tới sức khỏe Màu 0 – 50 Tốt Không ảnh hưởng tới sức khỏe con người Xanh 51 – 100 Trung bình Nhóm nhạy cảm nên hạn chế thời gian ở

bên ngoài Vàng

101 – 200 Kém Nhóm nhạy cảm cần hạn chế thời gian ở

bên ngoài Da cam

201 – 300 Xấu Nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài. Những

người khác hạn chế ở bên ngoài Đỏ Trên 300 Nguy hại Mọi người nên ở trong nhà Nâu

Luận văn thạc sĩ Khoa học

31

So sánh để xác định giá trị AQI tương ứng với các mức cảnh báo chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người, cụ thể như bảng 2.3 2.4.4.2. Phân tích số liệu điều tra xã hội học

Phát tổng số 412 phiếu điều tra xã hội đối với người dân tại 41 điểm quan trắc, mỗi điểm điều tra trong hai đợt là: tháng 04/2017 và tháng 11/2017;

Phát tổng số 20 phiếu điều tra các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí đối với 14 bệnh viện trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có 3 bệnh viện đƣợc phát 03 phiếu là:

bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình, bệnh viện Mắt tỉnh Ninh Bình và bệnh viên Lao phổi tỉnh Ninh Bình, các bệnh viện còn lại mỗi bệnh viện đƣợc phát 01 phiếu điều tra;

Phân tích, tìm hiểu các bệnh thường gặp do ô nhiễm không khí trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Từ đó, đánh giá tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng.

Luận văn thạc sĩ Khoa học

32

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học đánh giá hiện trạng và ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe người dân tại tỉnh ninh bình (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)