Hiện trạng một số bệnh – nhóm bệnh người dân người dân mắc phải liên quan đến ô nhiễm không khí

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học đánh giá hiện trạng và ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe người dân tại tỉnh ninh bình (Trang 80 - 86)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Kết quả điều tra ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe người dân tại tỉnh Ninh Bình

3.3.1. Kết quả điều tra tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

3.3.1.1. Hiện trạng một số bệnh – nhóm bệnh người dân người dân mắc phải liên quan đến ô nhiễm không khí

Tiến hành điều tra, thu thập thông tin về các bệnh liên quan đến ô nhiễm tại 14 bệnh viện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (bảng 2.2). Trong đó, nghiên cứu tập trung vào 3 nhóm bệnh chính về mắt, hô hấp và thính giác.

0 50 100 150 200 250 300 350 400

YM-K1 YM-K2 YM-K3 YM-K4

Điểm quan trắc

G trị AQI

04/2013 11/2013 04/2014 11/2014 04/2015 11/2015 04/2016 11/2016 04/2017 11/2017

Tốt Trung

bình Kém

Xấu Nguy

hại

Luận văn thạc sĩ Khoa học

67 a. Các bệnh-nhóm bệnh về mắt

Tổng hợp thông tin các bệnh về mắt tại các bệnh viện năm 2017, nghiên cứu thu đƣợc các kết quả đƣợc thể hiện qua bảng 3.9.

Bảng 3.9. Số ca bị các bệnh – nhóm bệnh về mắt liên quan đến ô nhiễm không khí tại các bệnh viện của tỉnh Ninh Bình năm 2017

TT Tên bệnh- nhóm bệnh Số ca mắc bệnh

tại phòng khám Số ca điều trị nội trú

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó Nữ

Trẻ em dưới 15 tuổi

Nữ

Trẻ em dưới 15 tuổi

1 Viêm mi mắt 9.400 4.905 1.288 329 199 31

2 Viêm kết mạc, tổn thương

khác của kết mạc 21.436 12.899 5.259 1.245 764 201

3

Viêm giác mạc, tổn thương khác của củng mạc và giác mạc

4.173 2.184 244 1.075 619 61

4 Mắt hột 51 18 33 12 2 9

5 U ác mắt và các phần phụ 287 179 33 15 6 3

Tổng số ca 35.347 20.185 6.857 2.676 1.590 305 Trong tổng số ca bị mắc bệnh - nhóm bệnh về mắt (bao gồm các bệnh – nhóm bệnh trong bảng 3.9, bệnh Glocom, bệnh đục thủy tinh thể, bệnh mù lòa, tật khúc xạ và các bệnh khác) tại các bệnh viện của tỉnh Ninh Bình thì các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí có 35.347 ca. Đây là một số liệu tương đối cao, cho thấy chất lượng môi trường không khí của tỉnh có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ người bị mắc bệnh về mắt.

Số người dân khu vực đồng bằng sông Hồng bị mắc bệnh – nhóm bệnh về mắt chiếm 2,72% dân số của khu vực [7]. Trong khi đó, chỉ riêng số người bị các bệnh về mắt liên quan đến ô nhiễm môi trường không khí của tỉnh Ninh Bình đã

Luận văn thạc sĩ Khoa học

68

chiếm 3,53% dân số toàn tỉnh, điều này cho thấy chất lượng môi trường sống trên địa bàn tỉnh là rất xấu.

Một điều khá đặc biệt là các trường hợp nhóm bệnh u ác mắt và phần phụ vốn rất hiếm gặp tại Việt Nam; tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã có tới 287 ca bị mắc. Trong 287 ca bị mắc nhóm bệnh này thì có 33 ca là trẻ em dưới 15 tuổi (chiếm 5,2% tổng số ca), điều này chứng tỏ số ca bị u ác mắt bẩm sinh là rất nhỏ chủ yếu các ca bị mắc bệnh là do môi trường không khí bị ô nhiễm.

Tổng số ca trẻ em dưới 15 tuổi bị mắc các bệnh về mắt liên quan đến ô nhiễm không khí là 6.857 ca, chiếm tỷ lệ 19,4% tổng số ca, đây là một tỷ lệ khá cao và là một thách thức rất lớn đối với chất lƣợng dân số của tỉnh Ninh Bình trong tương lai.

Số ca bị mắc bệnh mắt hột theo thống kê là 51 ca; tuy nhiên, con số thực tế sẽ cao hơn rất nhiều vì phần lớn người dân bị mắt hột nhưng không đến bệnh viện để khám - điều trị mà tự chữa trị hoặc không chữa trị.

Qua bảng 3.9 cũng có thể thấy số ca phải điều trị nội trú do mắc các bệnh- nhóm bệnh về mắt lên tới 2.676 ca, điều này cho thấy số ca bị bệnh nặng là khá lớn, cho thấy ô nhiễm không khí trên địa bàn tỉnh đã khá nghiêm trọng.

b. Các bệnh – nhóm bệnh về hô hấp

Ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đường hô hấp. Nghiên cứu đã tiến hành điều tra các ca bị mắc bệnh về hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí tại 14 bệnh viện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và thu đƣợc kết quả thể hiện trong bảng 3.10 nhƣ sau:

Nhóm bệnhviêm phế quản và viêm tiểu phế quản cấp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các bệnh hô hấp với 40.116 ca, chiếm 4,17% dân số toàn tỉnh. Đây là con số rất đáng báo động vì tỷ lệ mắc bệnh này trên phạm vi toàn quốc chỉ là 0,30%, còn tại khu vực đồng bằng sông Hồng là 0,29% [7].

Nhóm bệnh viêm họng và viêm amidan cấp có tỷ lệ cao thứ hai với 39.074 ca, chiếm 4,06% dân số toàn tỉnh, trong khi tỷ lệ mắc nhóm bệnh này trên phạm vi toàn quốc chỉ là 0,42% và tại đồng bằng sông Hồng là 0,30% [7].

Nhóm bệnh viêm phế quản tràn khí và các bệnh phổi tắc nghẽn mạn có tỷ lệ cao thứ ba với 2.7585 ca, chiếm 2,87% dân số toàn tỉnh, trong khi tỷ lệ mắc nhóm

Luận văn thạc sĩ Khoa học

69

bệnh này tại khu vực đồng bằng sông Hồng chỉ là 0,11% [7].

Bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ cao thứ tư với 14.306 trường hợp, chiếm 1,49%

dân số toàn tỉnh, trong khi tỷ lệ mắc bệnh này trên phạm vi toàn quốc là 0,50% và tại đông bằng sông Hồng là 0,42%.

Số ca bị các bệnh – nhóm bệnh về hô hấp trên địa bàn tỉnh phải điều trị nội trú là 20.063 ca, điều này cho thấy số ca bị bệnh nặng, phải nằm điều trị trong các bệnh viện là rất lớn.

Tại Ninh Bình có tới 1.479 trường hợp bị mắc u ác phế quản, khí quản hoặc phổi,chiếm 0,15% dân số toàn tỉnh. Đây là một tỷ lệ rất lớn nếu so với 0,05% - tỷ lệ bị bệnh ung thƣ phế quản, khí quản hoặc phổi của Việt Nam [13]. Điều này cho thấy chất lượng môi trường sống của người dân tại tỉnh Ninh Bình có nhiều vấn đề trong đó ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề nổi cộm nhất.

Bảng 3.10. Số ca bị các bệnh – nhóm bệnh về hô hấp liên quan đến ô nhiễm không khí tại các bệnh viện của tỉnh Ninh Bình năm 2017

TT Tên bệnh- nhóm bệnh

Số ca mắc bệnh

tại phòng khám Số ca điều trị nội trú

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó Nữ

Trẻ em dưới 15 tuổi

Nữ

Trẻ em dưới 15 tuổi 1 Viêm họng và viêm

amidan cấp 39.074 22.082 12.729 2.850 1.454 1.727 2 Viêm thanh, khí quản

cấp 1.313 361 741 282 71 213

3 Viêm cấp đường hô

hấp trên khác 15.105 6.656 8.462 4.687 1.783 4.311

4 Cúm 9.198 3.576 1.806 1.021 464 403

5 Các bệnh viêm phổi 14.306 5.481 9.543 11.410 4.839 9.661 6 Viêm phế quản và

viêm tiểu phế quản cấp 40.116 18.211 15.838 6.011 2.655 3.205 7 Viêm xoang mạn tính 1.423 554 275 236 109 66

Luận văn thạc sĩ Khoa học

70 TT Tên bệnh- nhóm

bệnh

Số ca mắc bệnh

tại phòng khám Số ca điều trị nội trú

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó Nữ

Trẻ em dưới 15 tuổi

Nữ

Trẻ em dưới 15 tuổi 8 Bệnh của mũi và các

xoang phụ của mũi 20.670 10.571 8.933 846 449 667 9 Bệnh mạn tính của

amidan và của VA 2.653 753 409 1.449 671 380 10 Bệnh khác đường hô

hấp trên 3.774 1.710 2.857 584 294 448

11

Viêm phế quản tràn khí và các bệnh phổi tắc nghẽn mạn

27.585 11.773 340 3.380 1.120 30

12 Hen 3.213 1.996 281 655 280 345

13 Giãn phế quản 2.473 1.243 409 256 19 76

14 Bệnh phổi không do

phế cầu khuẩn 8.377 2.574 1.086 1.161 454 507 15 Bệnh khác của bộ máy

hô hấp 7.946 5.803 797 881 247 148

16 U ác phế quản, khí

quản và phổi 1.479 379 3 817 186 1

Tổng số ca 19.8705 93.723 64.509 20.063 7.859 2.803

c. Các bệnh - nhóm bệnh về thính giác

Ô nhiễm tiếng ồn là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến mất thính lực, trong khi đó viêm đường hô hấp lại là một nguyên nhân chính dẫn đến viêm tai giữa một căn bệnh rất nguy hiểm, có thể gây thủng màng nhĩ thậm chí gây viêm màng não, nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Luận văn đã tiến hành điều tra các bệnh – nhóm bệnh về tai liên quan đến ô nhiễm môi trường không khí tại các bệnh

Luận văn thạc sĩ Khoa học

71

viện trong tỉnh và thu đƣợc kết quả đƣợc thể hiện qua bảng 3.11.

Bảng 3.11. Số ca bị các bệnh- nhóm, bệnh về tai liên quan đến ô nhiễm không khí tại các bệnh viện của tỉnh Ninh Bình năm 2017

TT Tên bệnh- nhóm bệnh

Số ca mắc bệnh

tại phòng khám Số ca điều trị nội trú

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó Nữ

Trẻ em dưới 15 tuổi

Nữ

Trẻ em dưới 15 tuổi

1

Viêm tai giữa , bệnh khác của tai giữa và xương chũm

7.623 3.092 3.155 1.054 578 275

2 Mất thính giác 7.659 1.212 150 798 450 6 3 Bệnh khác của tai và

xương chũm 11.639 7.837 617 1.648 1.231 94 Tổng số ca 26.921 12.141 3.922 3.500 2.259 375

Qua bảng số liệu 3.11 có thể thấy bệnh viêm tai giữa có số ca bị mắc khá cao đặc biệt bệnh không chỉ có ở trẻ nhỏ mà ở cả người lớn với 4.468 ca (chiếm 58,6%

tổng số ca), điều này cho thấy nguyên nhân của bệnh không phải chỉ do nước vào tai hoặc gây áp lực dẫn đến thủng màng nhĩ mà phần lớn là do ô nhiễm dẫn đến viêm đường hô hấp và gây viêm tai.

Bệnh mất thính giác cũng có số ca mắc lên tới 7.659 ca, điều đặc biệt là có 150 ca là trẻ em dưới 15 tuổi. Như vậy, nguyên nhân không chỉ do lão hóa mà còn do ô nhiễm tiếng ồn, điều này đã đƣợc thể hiện qua kết quả quan trắc tiếng ồn tại các 42 điểm quan trắc, nhiều điểm đã vƣợt quá QCVN về độ ồn.

Một điều rất đang lưu tâm là số bị viêm tai giữa và bị mất thính giác phải điều trị nội trú khá cao, lên tới 1.852 ca (chiếm 12,12% số ca bị mắc), đây là các ca nặng phải ở lại bệnh viện, điều này cho thấy tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe của người dân là rất lớn.

Luận văn thạc sĩ Khoa học

72

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học đánh giá hiện trạng và ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe người dân tại tỉnh ninh bình (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)