Các hình thức tín dung: |

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giải pháp tín dụng ngân hàng phát triển ngành nuôi tôm công nghiệp và chế biến thủy hải sản tỉnh sóc trăng (Trang 31 - 35)

CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN SẲN XUẤT TÔM CÔNG NGHIỆP VÀ CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẮN XUẤT KHẨU

1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG

1.1.2.1 Các hình thức tín dung: |

Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú,

trong quan hệ tín dụng tổn tại các hình thức sau đây:

a4) Tín dụng thương mại :

Tín dụng thương mại là hình thức tín dụng mua bán chịu hàng hóa giữa các doanh nghiệp với nhau. Cơ sở pháp lý xác định quan hệ nợ nan của tín dụng thương

mại là giấy nợ. Giấy nợ trong quan hệ tín dụng thương mại được gọi là kỳ phiếu

thương mại hay còn gọi là thương phiếu. Đây là đạng đặc biệt của khế ước dân sự

xác định trái quyển (quyền đòi nợ) của người bán và nghĩa vụ phải trả nợ của người mua khi đến hạn.

Trong quan hệ thương mại có hai loại thương phiếu : Hối phiếu và lệnh phiếu - Hối phiếu là thương phiếu do chú nợ lập ra để ra lệnh cho người thiếu nợ trả

một số tiễn nhất định cho người thụ hưởng khi món nợ đáo hạn.

Người thụ hưởng có thể là chính người phát hành hối phiếu hoặc một người

thứ ba. Người này đóng vai trò chủ nợ của người phát hành hối phiếu, đo anh ta phải

chuyển nhượng trái quyền để cho người này được thụ hưởng món nợ.

- Lệnh phiếu là một thương phiếu đo người thiếu nợ lập ra để cam kết trả một món nợ tiển nhất định khi đến hạn cho chủ nợ (hoặc theo lệnh của người này).

Hoạt động của tín dụng thương mại thông qua công cụ thương phiếu đã đáp ứng nhu cầu giữa các doanh nghiệp với nhau, giải quyết kịp thời cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tín dụng thương mại cũng có những hạn chế nhất định như sau:

Do chênh lệch nhau về chu ky san xuất kinh doanh và chu kỳ tuần hoàn vốn cho nên không khớp nhau về mặt thời gian giữa người đi vay và người cho vay cho nên tín dụng thương mại khó thực hiện.

- Hạn chế về phương hướng: Do đặc thù của tín dụng thương mại là cùng cấp dưới hình thức hàng hóa, cho nên tín dụng chỉ được cung cấp cho một số doanh nghiệp nhất định.

b/ Tín dụng ngân hàng:

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các doanh nghiệp và cá nhân, ngân hàng vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. Khác với tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng cung cấp dưới hình thức tiển tê, bao gém tiễn mặt và bút tệ; nguồn vốn tin dụng là nguồn vốn huy động của

xã hội, của các doanh nghiệp và cá nhân với các thể thức huy động phong phú và đa

đạng, lãi suất hấp dẫn, thời gian phù hợp, nhiều kỳ hạn nhằm tạo nguồn tiền gởi ổn định, từ đó các ngân hàng, tổ chức tín dụng tổ chức khâu cho vay đảm bão về thời gian và khối lượng vốn mà vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản cho người gởi. Trong thời gian vừa qua Quốc Hội đã ban hành luật ngân hàng, luật các tổ chức tín đụng và các qui chế làm hành lang pháp lý trong hoạt động kinh doanh tiền tệ — tín dụng.

Ngoài việc tín nhiệm, ngân hàng còn thẩm định phương án sản xuất kinh doanh khả thi, qui định việc đầm bảo nợ bằng các biện pháp, thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản nhằm đầm bảo khả năng hoàn vốn và dự phòng rủi ro có thể xây ra. Bởi vì, nếu một ngân hàng bị phá sản do không thu hổi được nợ cho vay, không những nguy hại cho các ngân hàng khác mà theo tinh chất phản ứng “dây chuyển” sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh đời sống trật tự an tòan xã hội và phương hại đến

nên kinh tế,

Trong nền kinh tế, tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh

nghiệp và cá nhân để dự trữ vật tư, hàng hóa, chi phí sản xuất, thanh toán các khoản

nợ, xây đựng các công trình hạ tầng cơ sở, cải tiến và đổi mới qui mô sản xuất, đáp

ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Tín dụng ngân hàng với vai trò tích tụ, tập trung vốn

và phân phối lại vốn cho toàn xã hội đồng thời góp phần phát triển kinh tế và điều hòa lưu thông tiễn tệ. Quan hệ chặt chẽ trong thị trường tiền tệ liên ngân hàng là công cụ đắc lực của chương trình điều hành và phát triển nền kinh tế đất nước.

C/ Tín dụng nhà nước:

Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật mà trong đó nhà nước là người di vay (bao gồm nhà nước trung ương và nhà nước

địa phương) người cho vay là đân cư, các tổ chức kinh tế, ngân hàng và nước ngoài..

Công cụ mà nhà nước dùng để vay nợ là trái phiếu hoặc tín phiếu có qui định thời

hạn trả nợ và trả lãi suất hàng năm. Các khoản nợ này được dùng để bù đắp các khoắn thiếu hụt của ngân sách do chỉ tiêu hoặc phục vụ các công trình quốc kế dân sinh như: phát triển sự nghiệp giáo dục, xây dựng cơ sở hạ tầng...

Tín dụng nhà nước được phân ra làm 2 loại:

Tín đụng ngắn hạn: là các khoản vay ngân hàng của tín phiếu kho bạc có thời hạn dưới 12 tháng dùng để bù đấp các khoản thiếu hụt ngân sách, loại tín phiếu nầy phải được thanh toán trong năm tài chính và bằng các khoản thu ngân sách, trong

trường hợp đặc biệt, Chính phủ có thể phát hành tiếp loại kỳ phiếu kho bạc mới để

thanh toán nợ cũ.

Tin dụng đài hạn: là các khoản vay của kho bạc nhà nước có thời hạn từ 5 năm trở lên thông qua việc phát hành công trái, nguồn trả nợ là phần thặng dư ngân sách hoặc có thể phát hành loại công trái mới để trả nợ công trái cũ. Công trái được phát hành để thu hút vốn thực hiện các công trình kinh tế - xã hội lớn của nhà nước.

10

1.1.2.2 Phân loại tín dụng:

*/ Căn cứ vào thời hạn tín dụng:

a/ Tin dung ngdn han:

Tín dụng ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng và thường được sử dụng để cho vay bổ sung vốn lưu động để phục vụ sản xuất và nhu cầu đời sống.

b) Tín dụng trung hạn:

Tín dụng trung hạn là các khoản vay có thời hạn trên 12 thắng đến 60 tháng

và thường được sử dụng để cho vay mua sắm tài sản cố định, đổi mới kỹ thuật, mở

rộng và xây dựng các công trình nhỏ.

c) Tin dung dai han:

Tín dụng đài hạn là các khoản vay có thời hạn từ ó0 tháng trở lên và thường được sử dụng để đầu tư các công trình lớn, cải tiến và mở rộng qui mô sản xuất lớn.

*/ Đối tượng tín dụng:

Căn cứ vào đối tượng thì tín dụng được chia ra làm hai loại a). Tín dụng vốn lưu động :

Tín dụng vốn lưu động là loại tín dụng được cho vay để hình thành vốn lưu động, các khoản chi phí, dự trữ vật tư hàng hoá, cho vay để thanh toán các khoản nợ, và được hoàn trả sau chu kỳ sẵn xuất kinh đoanh.

b). Tín dụng vốn cố định :

Tín dụng vốn cố định là loại tín dụng được cho vay để hình thành nên tài sản cố định bao gồm các việc mua sắm tài sản cố định, cải tiến, đổi mới kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các xí nghiệp mới, mở rộng sản xuất, được hoàn trả bằng nguồn vốn khấu hao và tích lũy lợi nhuận qua từng chu kỳ sản xuất kinh doanh hoac hang nam.

li

*/ Căn cứ vào mục đích sử dụng:

a). Tín dụng tiêu dùng -

Tín dụng tiêu dùng là loại tín dụng được cho vay để các cá nhân mua sắm các loại hàng hoá tiêu dùng nhằm phục vụ đời sống như: Mua xe, xây cất nhà ở, các thiết bị điện gia dụng...

Đây là loại tín dụng mà các tổ chức tín dụng đang thực hiện nhiều trong thời

gian vừa qua, đo sự kích câu của Chính phủ trong nền kinh tế.

b). Tín dụng sẵn xuất và lưu thông hàng hoá :

Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá là loại tín dụng được cho vay để mua sắm vật tư hàng hoá, các chi phí và thanh toán mua bán hàng hoá để các doanh nghiệp và cá nhân phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh [7].

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giải pháp tín dụng ngân hàng phát triển ngành nuôi tôm công nghiệp và chế biến thủy hải sản tỉnh sóc trăng (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)