XUẤT TÔM CÔNG NGHIỆP VÀ CHẾ BIẾN THUY HAI SAN
1.2.1. Vai trò của tín đụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế
1.2.1.1 Tín dụng ngân hàng thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi và phân phối vốn có hiệu quả cho nền kinh tế. |
Do đặc điểm tuần hoàn vốn giữa các chủ thể kinh tế, tình trạng thừa và thiếu vốn luôn xây ra, tin dung có chức năng điều chỉnh và phân phối lại một cách hợp lý và hiệu quả với đặc trưng cơ bản là việc hoàn trả có thời hạn, nguồn vốn của ngân hàng được thu hồi sau mỗi kỳ sẵn xuất kinh doanh với lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu, tiếp tục đùng lượng giá lớn hơn để phân phối cho các chủ thể khác, phục vụ cho hoạt động trong nền kinh tế. Qua việc phân phối vốn tín dụng đã góp phân vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả kinh doanh. Mặt khác, tiết kiệm được chỉ phí phát hành tiền vào lưu thông cũng như đảm bảo thanh khoản
„ > a A a” .. Aa ˆ `
cho các chủ thể cần vốn cũng như bản thân của ngân hàng.
13
1.2.1.2 Tín dụng ngân hàng góp phần khai thác có hiện quả tiểm năng về lao động, đất đai và tài nguyên thiên nhiên.
Trong những năm gần đây Dang ta chú trương tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phát triển lực lượng sản xuất gắn với xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, dựa vào lợi thế, tiểm năng, phát huy cao độ nội lực, cùng với tích cực tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển nhanh và bền vững, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa tính thần của nhân dân, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội.
Để biến tiểm năng tài nguyên trở thành hiện thực cần phải có lao động, tiền vốn và khoa học kỹ thuật, với chức năng tập trung phân phối vốn trong xã hội, ngân
hàng đã góp phấn khai thác một cách có hiệu quả tiểm năng, thế mạnh và tài
nguyên của quốc gia góp phân phát triển kinh tế, ổn định đời sống xã hội và tích lũy vốn cho nền kinh tế. Nguồn lao động trong vùng nông thôn rất đổi đào nhưng đa số là lao động thủ công, ngân hàng đâu tư tín dụng để mua sắm thiết bị, mấy móc để
trang bị cho các đối tượng làm tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Qua đó sẽ góp phần khai thác các tiểm năng về mặt nước, đất nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp để nâng cao hiệu quả, phục vụ đời sống nhân dân.
1.2.1.3 Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao trình độ dân trí và cải thiện đời sống nhân dân.
Chiến lược của công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải có đầu tư
vốn lớn nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng cho nên kinh tế, cải tiến đổi mới công nghệ,
đổi mới phương pháp quản lý. Ở nước ta, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước được xác định là quá trình chuyển từ tình trạng công nghệ lạc hậu với năng
14
suất lao động và hiệu quả thấp lên trình độ công nghệ tiên tiến hiện đại với năng suất lao động và hiệu quả cao.
Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn cải thiện đời sống và nâng cao dân trí của nhân dân, Việc xây dựng cơ sở bạ tang tot sẽ thúc đẩy việc giao lưu hàng hóa, việc đi lại, học hành, sinh hoạt, làm ăn của nhân dân là cơ sở
để tạo tiên để làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tiếp thu nhanh những tiến bộ của khoa học kỹ thuật áp dụng vào đời sống và sản xuất, giảm dân khoảng cách chênh lệch giàu, nghèo giữa nông thôn và thành thi. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng thật sự mang lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội đã góp phân nâng cao dân trí và thực
hiện chiến lược phát triển quốc gia về giáo dục, mặt bằng dan tri được nâng lên, bên cạnh đó nhu cầu văn hóa ngày càng được đáp ứng.
1.2.1.4 Tín dụng ngân hàng góp phần tác động đến việc tăng cường
chế độ hạch toán kế toán, điều tiết sản xuất.
Đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có lợi tức, nhờ vậy mà hoạt động của tín dụng đã kích thích đoanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả. Để quản lý an toàn tài sản trong hoạt động kinh doanh của các đơn vị, tổ chức kinh tế, Bộ Tài Chính đã ban hành hệ thống tài khoản kế toán. Bất kỳ đơn vị nào cũng thực hiện thống nhất theo chỉ đạo của Bộ tài chính. Vì vậy, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được hạch toán và phản ánh đây đủ vào bảng cân đối tài khoản, kể cả các khoản tiền gửi, tiền vay các loại của ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Thông qua công cụ kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, cán bộ tín dụng ngân hàng sẽ kiểm tra việc sử dụng vốn của các doanh nghiệp. Bằng các tác động như vậy đồi hỏi xí nghiệp phẩi quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay của vốn, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng thời tăng cường chế độ hạch toán kế toán của doanh nghiệp, thúc đẩy
15
quá trình tăng trưởng sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính tạo hiệu quả ngày càng cao cho các doanh nghiệp.
1.2.1.5 Tín dụng ngân hàng góp phần thực hiện các chính sách xã
Bất kỳ một xã hội nào mục tiêu chung nhất là phải thực hiện cho được việc dân giầu nước mạnh, nhưng trước mắt là công tác xóa đói giảm nghèo, góp phần cùng xã hội thực hiện việc giảm thấp tỉ lệ hộ nghèo. Đất nước ta hiện nay còn một bộ phận nhân dân có mức thu nhập thấp, nhằm tạo điều kiện cho họ vươn lên trên
cuộc sống, nhà nước cần phải đáp ứng bằng nguồn vốn tài trợ có hòan lại thông qua
con đường tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội. Thông qua phương thức tài trợ này các mục tiêu chính sách được đáp ứng một cách chủ động và có hiệu quả, buộc các đối tượng chính sách phải quan tâm đến hiệu quả đồng vốn, ổn định tài chính và giúp cho họ có thể tổn tại độc lập với nguồn vốn chính sách này. Sau khi
thóat nghèo họ sẽ là khách hàng tiểm năng trong tương lai của doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh kể cả ngân hàng.
1.2.2 Vai trò tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển sản xuất tôm công nghiệp và chế biến thủy hải sẵn.
1.2.2.1 Sản xuất tôm công nghiệp và sự cần thiết phát triển công
nghiệp chế biến thủy hải sản.
Nuôi trồng thủy hải sẵn phát triển mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây. Nhưng thời kỳ bản lề cho việc chuyển đối diện tích lớn từ quảng canh sang nuôi trồng có hiệu quả từ năm 2000 đến nay, khi giá thủy sản trên thị trường thế giới có hiện tượng tăng đột biến. Trong khi đó một số nông sản khác để xuất khẩu của Việt Nam đang
bị giám. Từ đó Chính Phủ đã cho phép chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp
với nghị quyết 09 ngày 15/06/2000. Nhiều mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ
16
nuôi công nghiệp đã được áp dung. Mot số vùng nuôi tôm mang tính chất sản xuất
hàng hóa lớn đã hình thành. Một bộ phận dân cư vùng biển đã giầu lên nhanh chóng.
Nhiều hộ nông dân đã thóat khỏi đói nghèo nhờ nuôi trồng thủy sản, con tôm được coi là đối tượng nuôi chú lực có sức hấp dẫn. Tôm được nuôi khắp ở các tỉnh ven
biển trong cả nước, nhất là tôm Sú. Sản lượng thủy sản nuôi chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng sản lượng, đặc biệt tôm nuôi bắt đầu chiếm ưu thế trong nguyên liệu tôm xuất khẩu vì có lợi thế về chất lượng hơn tôm khai thác. Nghề nuôi tôm công nghiệp còn giải quyết việc làm và thu nhập cho hàng triệu người. Nuôi tôm công nghiệp cũng đã phát triển tới các vùng sâu, vùng xa, vừa là nguồn cung cấp định dưỡng vừa là điểu kiện để góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân, trong đó có đồng đồng bào dân tộc, nhiều hộ giàu lên nhờ nuôi tôm công nghiệp.
Nhiễu mô hình trang trại chuyên canh hoặc canh tác tổng hợp, lấy nuôi tôm làm chủ
yếu đã và đang hình thành, phát triển khắp nơi góp phần vào việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Nhu cầu tôm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu ngày càng tăng, do giá trị và giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn thực phẩm được xuất khẩu vào các thị trường như: Nhật, Mỹ, EU,.... Để nâng giá trị con tôm lên cao, cần phải qua khâu chế biến, không xuất thô, đòi hỏi tiêu chuẩn vệ sinh và chất lượng cao phù hợp với tiêu chuẩn thế giới về vi lượng kháng sinh. Vì vậy chế biến thủy sản đông lạnh là lọai hình chế biến công nghiệp đang là đại diện chính làm thước đo cho phát triển năng lực, trình độ, qui mô chế biến thủy san Ở nước ta, Thiết bị và công nghệ chú yếu được nhập của các nước như Nhật Bản, Na Uy, Ý, Đan Mạch... Thiết bị và công nghệ ngày càng được hiện đại hóa, đa dạng về chúng lọai để chế biến các mặt hàng tôm đồng
A A A al na Z w ằ + ~ ^^“
lạnh như: tôm đông, khô tấm, luộc, cán, hấp,... nhắm tạo ra nhiều mẫu mã, cơ cấu
17
mặt hàng. Với nhiều mặt hàng được chế biến theo qui trình mới, công nghệ cao nên
ngày càng có nhiễu đơn đặt hàng và người tiêu dùng tín nhiệm.
1.2.2.2 Vai trò họat động TDNH với sự phát triển sẩn xuất tôm công nghiệp và chế biến thủy hải san.
Tiến trình để ngành thủy hải sản thực hiện được công nghiệp hóa và hiện đại hóa phụ thuộc vào các yếu tế như: lao động, tiễn vốn, công nghệ và thị trường, trong đó vấn để quan trọng là tiền vốn. Nhưng không thể một cá nhân ngành nào đều có
thể tự lực được nguồn vốn để phát triển mà cần phải có sự hổ trợ từ bên ngoài bằng tài trợ của Nhà nước, vay vốn nước ngoài và vay vốn trong nước. Nhưng việc Vay
vốn của nước ngoài không phải dễ, nguồn vốn tài trợ từ ngân sách nhà nước có hạn, thị trường vốn tiễn tệ trong nước chưa phát triển, khả năng phát hành trái phiếu và cổ phiếu còn hạn chế, cho nên nguồn vốn tín dụng ngân hàng là nguồn tài trợ đáng kể. Tín dụng ngân hàng thực sự là đòn bẩy kinh tế, là động lực thúc đẩy sản xuất,
kinh doanh chế biến ngành thủy hải sẵn nói chung và sản xuất tôm công nghiệp, chế biến thủy hải sản nói riêng, tạo khả năng tăng trưởng kinh tế, góp phần chuyển đổi
cơ cấu nuôi trồng thủy sản từ tự cung tự cấp lên sản xuất hàng hóa. Đối với lĩnh vực nuôi tôm công nghiệp và chế biến thủy hải sản, tín dụng ngân hàng được coi là yếu tố không thể thiếu, có vai trò quan trọng trong việc kích thích việc sử dụng vốn có
hiệu quả đảm bảo người vay hòan tra vốn vay ngân hàng. Tín dụng ngân hàng đã tập trung huy động mọi nguồn vốn nhàn rối trong mọi tâng lớp dân cư và tất cả các thành phần kinh tế để đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả của
việc nuôi tôm công nghiệp và chế biến thủy hải sản, không ngừng mở rộng sản xuất
kinh doanh, tích lũy vốn và tái đầu tư ngày càng qui mô và hiện đại hơn.
18