Biện pháp quản lý khách hàng và thu hồi nợ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giải pháp tín dụng ngân hàng phát triển ngành nuôi tôm công nghiệp và chế biến thủy hải sản tỉnh sóc trăng (Trang 95 - 98)

TRIỂN NGÀNH NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP VÀ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VA TIEU THU THUY HAI SAN

3.2.2. Các giải pháp về nghiệp vụ tín dụng

3.2.2.4 Biện pháp quản lý khách hàng và thu hồi nợ

Hiện trạng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân thường là món nhỏ, khách hàng đông, địa bàn dân cư rộng cho nên dẫn đến quá tải

đối với cán bộ tín dụng, nên chăng ngân hàng cần qui định một khối lượng khách

hàng nhất định trong khu vực nông thôn cho một cán bộ tín dụng, có thể 500 khách hàng/1 cán bộ tín dụng, thì cán bộ tín dụng sẽ dễ dàng thẩm định, lập hồ sơ, kiểm tra và quản lý món vay, so với hiện nay bình quan mỗi cán bộ tín dụng của Sóc Trăng quản lý hơn 800 khách hàng/l cán bộ tín dụng, thậm chí cán bộ tín dụng NHNo &

PTNT Tỉnh Sóc Trăng quản lý trên 1.000 khách hàng/ cán bệ tín dụng. Bố trí cho

cán bộ tín dụng máy vi tính và lấp đặt phần mền quản lý trên máy, để khi cần thiết thì truy cập hoặc bổ sung hàng ngày các thông tin cần thiết như:

+ Lý lich cá nhân.

+ Đối tượng dau tu.

+ Diện tích.

+ Tai san dam bảo.

+ Số lao động.

+ Tình hình tài chính.

+ Các nhu cầu về dịch vụ.

72

+ Quan hệ vay, trả tốt-xấu, có hoặc không có nợ quá hạn...

Để cán bộ tín dụng đễ dang quản lý, phục vụ cho phân tích, nghiên cứu và quyết định tín dụng đối với khách hàng.

- Thu hồi nợ: Đây là khâu quan trọng trong qui trình tín dụng của ngân hàng.

Vì vậy các ngân hàng cần có biện pháp phân loại và phân tích nợ theo các tiêu chí do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qui định trên cơ sở đó để ra giải pháp thu hồi như:

+ Những món nợ có khả năng thu hồi ngay.

+ Những món nợ người vay đang gặp khó khăn cần có thời gian mới trả được thì cho gia hạn vào thời điểm có nguồn thu để thu nợ, nếu quá khó khăn thì thu gốc trước, thu lãi sau, hoặc xét giảm miễn lãi theo đúng qui định.

+ Các khoản nợ người vay có khả năng nhưng kỳ kèo cố tình không trả, thì

phối hợp cùng chính quyền địa phương xử lý, nếu không trả lập đủ hỗ sơ khởi kiện đến tòa án để xử lý tài sản thế chấp thu hổi nợ.

+ Các khoản nợ người vay trốn, mất tích, chết thì lập hồ sơ xử lý rủi ro từ quỹ dự phòng rủi ro theo quyết định 488 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Phân loại khách hàng: Căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính và uy tín của khách hàng trong quan hệ tín dụng, và việc chấp hành pháp luật, cán bộ tín dụng phân thành 3 loại khách hàng như sau:

+ Khách hàng loại A: là khách hàng đạt hiệu quả SX kinh doanh cao, năng lực tài chính đảm bảo, quan hệ vay mượn sòng phẳng. Ngân hàng ưu tiên đối với khách hàng loại À này.

+ Khách hàng loại B: là loại khách hàng sản xuất kinh doanh hiệu quả, có uy tín, nhưng khả năng tài chính có hạn. Ngân hàng cần nghiên cứu hỗ trợ khách hàng

này ở mức độ vừa phải, đảm bảo tuân thủ các qui trình về thủ tục hỗ sơ vay vốn. Cán

73

bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn của các loại khách hàng này.

+ Khách hàng loại C: Hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp hoặc thua lỗ, tài chính không lành mạnh, vay trả không sòng phẳng. Ngân hàng nên tiến hành thu nợ và

không đâu tư với khách hàng này.

3.2.2.5. Về khách hàng.

Trên cơ sở phân loại khách hàng, ngân hàng tiến hành có đối sách cho từng loại khách hàng. Mở rộng tín dụng với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, cá nhân có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu

tín dụng để các doanh nghiệp sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ thủy hải sản.

Tập trung nguồn vốn cho các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ

thuật, trang bị máy móc và xây dựng các công trình nhà xưởng phục vụ công tác chế biến đạt tiêu chuẩn vệ sinh để thâm nhập các thị trường khó tính như: EU, Nhật và Mỹ.

Phát triển quan hệ với mọi khách hàng hội đủ điều kiện và đem lại lợi ích cho ngân hàng, cần có chính sách đối với :

- Khách hàng quen thuộc.

- Khách hàng hấp dẫn.

- Khách hàng tiểm năng.

Khách hàng thuộc khối doanh nghiệp cần phân tích doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Khách hàng thuộc khối hộ sản xuất và cá nhân cần phân tích hộ sản xuất nông nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp kiêm ngành nghề, cá nhân ở khu vực được

chia theo O5 nhóm thu nhập (dưới nghèo, nghèo, trung bình, khá, giàu).

74

Khách hàng các tổ chức tài chính trong nước, quốc tế như : Kho bạc, quỹ hỗ trợ đầu tư, ngân hàng chính sách, bảo hiểm.

- Đại đa số khách hàng của ngân hàng là hộ sản xuất, đây là khách hàng quen

thuộc và truyền thống, mặc dù đối với loại khách hàng này năng lực tài chính yếu, kỹ năng sản xuất kinh doanh không cao và có rủi ro cao nhất là lĩnh vực nông - ngư nghiệp, nhưng qua nhiều năm quan hệ tín dụng, ngân hàng nhận định bà con nông

dân phân đông họ trọng chữ tín, vay trả sòng phẳng, vì vậy ngân hàng cần có biện

pháp tín đụng phù hợp, ưu đãi, để đối sách và hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

- Đối với khách hàng trong lĩnh vực sắn xuất và chế biến thuỷ hải sản, nên hướng vào đầu tư theo dự án khép kín từ sản xuất con giống, nuôi trồng, thu hoạch, chế biến đã ký kết các hợp đồng bao tiêu sản phẩm, như vậy việc sử dụng vốn vay

sẽ đúng mục đích, trong sản xuất sẽ giảm được chỉ phí, tăng lợi nhuận cho hộ vay, là

nguồn thu nợ bến vững cho ngân hàng.

- Tăng cường nguồn vốn đầu tư cho các doanh nghiệp chế biến, để hình thành nên những cơ sở sản xuất, chế biến thuỷ hải sản trong vùng nguyên liệu, bên cạnh đó đầu tư tín dụng cho những ngành nghề phụ vừa là vệ tỉnh, vừa là công đoạn hỗ trợ cho ngành chế biến để sản xuất hàng hoá xuất khẩu.

- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác cho vay và thu hồi nợ, xử lý tốt mối quan hệ hài hoà giữa ngân hàng và cơ quan đoàn thể, kết hợp giữa các tổ chức khuyến ngư, trạm kiểm dịch của Sở Thuỷ sản thông qua báo, đài tuyên truyền rộng rãi việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật cho nồng dân cũng như xây dựng các mô hình làm ăn có hiệu quả, biểu dương khen thưởng kịp

thời các cá nhân điển hình tiên tiến trong sản xuất kinh doanh và quan hệ ngân

hàng.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giải pháp tín dụng ngân hàng phát triển ngành nuôi tôm công nghiệp và chế biến thủy hải sản tỉnh sóc trăng (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)