NGÀNH NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ THỦY HÃI
2.2.3.2 Tên tại cần khắc phục và nguyên nhân
a/ Những tôn tại của công tác TDNH trong đầu từ ngành thủy hải san.
Trong những năm qua nguồn vốn huy động có tăng trưởng nhưng chưa đấp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho việc đối mới của nên kinh tế địa phương, trong tổng
dư nợ đầu tư, phân vốn huy động kết cấu chiếm tỷ trọng thấp dao động từ 25 - 30%/tổng nguồn vốn, điều này làm hạn chế cho việc mở rộng đầu tư tín dụng trên địa bàn, nhất là việc cung ứng vốn cho ngành thủy hải sản từ khâu cải tạo nuôi trồng cho đến chế biến và tiêu thụ. Mặt khác vốn huy động trung ~ dài hạn còn thấp, cho
56
nên không đủ vốn để tạo tiền để và làm cơ sở cho việc lắp đặt các thiết bị, nâng cấp máy móc, công nghệ, vật chất trong ngành thủy hải sản.
- Đầu tư ngành thuỷ hải sản chưa tương xứng với tiểm năng về nuôi trồng và khai thác thủy hải sản tại Sóc Trăng cả về diện tích và sản lượng. Mặc dù trong những năm gần đây ngành ngân hàng đã quan tâm đầu tư cho các hộ nông dân nuôi trồng thuỷ sản, nhưng chưa tương xứng với nhu cầu, bởi vì nguồn vốn đáp ứng cho lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sẵn đòi hỏi rất lớn, cu thể, đầu tư 01 hecta nuôi tôm bán thâm canh vốn lưu động 30 triệu/ha ; vốn cố định 5O triệu/ha. Đầu tư O1 hecta nuôi 'tôm công nghiệp vốn lưu động 120 triệu/ha, vốn cố định 140 triệu/ha.
- Đầu tư vốn tín dụng chưa khép kín từ khâu nuôi trồng, chế biến và xuất
khẩu, trong cho vay nuôi tôm công nghiệp đối với bà con nông dân còn đơn lẻ, chưa tạo được sức mạnh đầu tư tổng hợp cho vùng nguyên liệu, cho nên việc thu mua tôm . nguyên liệu của các doanh nghiệp không kịp thời, đặc biệt vào những lúc cuối vụ hoặc giao mùa nguồn nguyên liệu khan hiếm, không đủ cung ứng cho nhà máy, nhà máy không đạt công suất chế biến dẫn đến giá thành cao và trễ hợp đẳng giao hàng với các đối tác.
- Lực lượng cán bộ tín dụng ít, trình độ còn bất cập, địa bàn rộng, suất đầu tư
thấp là những tổn tại làm ảnh hưởng không nhỏ trong công tác đầu tư hỗ trợ vốn cho ngành thủy hải sản phát triển.
- Lĩnh vực nuôi trồng phát triển nhanh, nhưng đa số là do nông dân tự phát, tự xây dựng ao nuôi, chưa học hỏi và nắm bắt qui trình khoa học kỹ thuật, dựa vào kinh nghiệm bản thân và học “lóm” qua các nông dan khác, cho nên hiệu quá không cao, nhất là thiệt hại khi địch bệnh xảy ra. Bên cạnh đó nguồn giống trôi nổi, nhập lậu từ
, ` , ` ` a” a A +. ` A ˆ A
các địa phương khác trần vào rất nhiều khong qua kiểm dịch chuyên môn, cho nên
37
giống mang mầm bệnh là không tránh khỏi đã gây thiệt hại không nhỏ cho bà con
nuôi tôm, gây khó khăn cho việc thu hổi vốn đầu tư tín dụng của ngân hàng.
Hiện nay ngư dân chỉ đánh bắt gần bờ là chính, việc đánh bắt xa bờ còn gặp nhiều khó khăn, trong khi đó cần phải có nguồn vốn lớn để đóng mới các tàu thuyền
cho khai thác xa bờ và trang bị các thiết bị hiện đại dùng cho đi biển như lưới vây, máy tâm ngư... Mặt khác, giá nhiên liệu tăng cao, giá hãi sản thô chưa qua chế biến rẻ, khó bù đấp chỉ phí, nên lĩnh vực khai thác xa bờ hiệu quả không cao. Vì vậy không hấp dẫn lắm cho các ngân hàng tham gia đầu tư vốn vào lĩnh vực này.
Thị trường tiêu thụ chưa ổn định, nhất là thị trường Mỹ và EU, các doanh
nghiệp Việt Nam chưa chú trọng đúng mức về việc đăng ký thương hiệu, mẫu mã,
do đó dễ bị tranh chấp về thương hiệu, chất lượng hàng hoá, nhất là khi thâm nhập vào các thị trường quốc tế. Mặt khác các tranh chấp khác như việc kiện bán phá giá và ấp đặt thuế chống phá giá đồng thời quy định khoản ký quỹ bất buộc của Hoa Kỳ
đã làm cho các ngân hàng thương mại lo ngại và chưa mạnh đạn khi cho vay đối với lĩnh vực này.
b/ Nguyên nhân dẫn đến tấn tại.
- Nguỗn vốn đầu tư còn hạn chế là do vốn huy động tại địa phương chưa nhiều, bởi vì Sóc Trăng là một tỉnh nghèo trong vùng đồng bằng Sông Cửu Long, 28% dân số là đồng bào đân tộc Khmer, có nguồn thu nhập thấp chủ yếu thu từ sản xuất nông nghiệp, cho nên việc tích luỹ để dành gởi ngân hàng sinh lời chưa nhiều.
- Hành lang pháp lý và cơ chế tín dụng chưa đồng bộ. Cơ chế tiền vay quy định mức cho vay của ngân hàng, ràng buộc khách hàng vay nợ phải có vốn tự có 20% tham gia vào dự án trung hạn, nhưng điều này là yếu tố cẩn trở các khách hàng hộ sản xuất và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành thủy hải sản muốn cải tạo hoặc mở rộng sẵn xuất khi thiếu vốn phải di vay ngân hàng.
58
- Tài sản thế chấp của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh đa số là bất động sản, đặc biệt trong khu vực nông thôn chỉ duy nhất là đất đai. Về giấy chứng nhận quyển sở hữu nhà ở thì chưa được cấp. Một khi rủi ro xảy ra việc xử lý đất đai gặp rất nhiều khó khăn và nhất là một số địa phương rất ngại việc nông dân bị mất trắng đất đai khi bị hóa giá tài sản thế chấp. Thủ tục vay vốn còn nhiều phức tạp, rườm rà, việc công chứng thế chấp tài sản thế chấp và đăng ký giao dịch bảo đảm nhiều nơi đã gây không ít phiển hà cho người vay. Đây là một trở ngại vừa cho khách hàng khi muốn tiếp cận nguồn vốn tín dụng vừa khó cho ngân hàng khi muốn mở rộng đầu tư tín dụng.
- Điện tích nuôi trồng thủy sẵn tiếp tục tăng, nhưng bắt đầu tăng chậm hơn tốc
độ tăng của sản lượng, do điện tích và khu vực nuôi qui hoạch không cơ bản, việc tự phát tràn lan trong nuôi tôm đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Chưa tạo được những vùng sản xuất giống tập trung và chất lượng cao, sạch bệnh, việc kiểm soát con giống còn lỏng lẻo là mối hiểm họa dịch bệnh trong việc nuôi trồng.
Mặt khác mâu thuẫn giữa khả năng khai thác và khả năng có hạn của nguồn lợi hải sản ven bờ với nhu cầu kinh tế của cộng đồng ngư dân, làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Việc đánh bắt xa bờ còn ít hiệu quả do gía cả thị trường nhất là giá nhiên liệu xăng đầu tăng cao. Tình trạng đầu tư xây dựng cơ sở chế biến thiếu qui hoạch, qui
mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, chưa gắn với yêu cầu thị trường dẫn đến một số doanh nghiệp chế biến thủy hải sản đạt hiệu quả chưa cao. Cho nên các ngân hàng thương mại chưa quan tâm đúng mức và chưa dành nguồn vốn thỏa đáng để phát triển ngành thủy hải sản trên địa bàn.
Chương 2 của luận văn đã phân tích được thực trạng hoại động của tín dụng ngân hàng, khái quát tình hình phát triển kinh tế của địa phương cũng như nêu lên được tiêm năng về đất đai, lao động, nguồn tài nguyên thiên nhiên, hội đủ điều kiện
để phát triển kinh tế của tình, phân tích những tốn tại và nguyên nhân, những vấn đề đặt ra cần giải quyết của hoạt động tín dụng ngân hàng ,, của ngành thủy hải sẵn làm cơ sở đề xuất một số giải pháp để phát huy vai irò tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển ngành nuôi tôm công nghiệp, chế biến, tiêu thụ thuỷ hải sẵn tat tinh Séc
Trăng hiện nay.
60